[Ngày này năm xưa]: Ngày 14 tháng 3 năm 1988: GẠC MA 1988 – CUỘC CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ CHỦ QUYỀN THIÊNG LIÊNG CỦA TỔ QUỐC – TRANG LỊCH SỬ BI TRÁNG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP LÃNG QUÊN.

  1. Lịch sử

Ngày này cách đây đúng 31 năm, 14 tháng 3 năm 1988, những kẻ cuồng tín mang tư tưởng bành trướng bá quyền trong giới cầm quyền Trung Quốc bất chấp đạo lý và luật pháp quốc tế ngang nhiên xua quân đánh chiếm đá Gạc Ma thuộc chủ quyền trên biển của Việt Nam. Cuộc chiến không cân sức giữa lực lượng hải quân hùng hậu được trang bị vũ khí hiện đại của Trung Quốc với các chiến sỹ công binh của Hải quân Việt Nam chỉ có dụng cụ xây dựng đảo và vũ khí bộ binh. 64 cán bộ chiến sỹ hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh. 

Trận chiến đấu bảo vệ Gạc Ma đã đi vào trang sử bi tráng, hào hùng của dân tộc với hình ảnh các chiến sỹ hải quân cầm chắc tay súng, siết chặt tay nhau tạo thành vòng tròn bảo vệ lá cờ đỏ sao vàng của Tổ Quốc Việt Nam trước pháo đạn của kẻ thù từ tàu chiến bắn vào. Vòng tròn bất tử đã trở thành biểu tượng cao đẹp của tinh thần yêu nước, tấm lòng kiên trung với Đảng với Tổ Quốc và nhân dân của các chiến sỹ Hải quân Việt Nam.

31 năm đã trôi qua, thời gian cùng cái nắng, cái gió và những con sóng của Biển Đông dần làm phai mờ những dấu tích của cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng trên biển của Tổ Quốc của các chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng. Song Đá Gạc Ma vẫn còn đó cùng sự hiện diện của quân xâm lược; những nhân chứng của lịch sử - những cán bộ, chiến sỹ đã từng thực hiện nhiệm vụ trong chiến dịch CQ88 và trực tiếp chiến đấu bảo vệ Gạc Ma vẫn còn đó; và đặc biệt tàu HQ 604 cùng 64 chiến sỹ hải quân, những người đã anh dũng hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ đảo vẫn còn đó trong lòng biển xanh sâu thẳm của Tổ quốc và vẫn còn đó, không hề bị lãng quên trong trái tim của mỗi con dân Việt Nam yêu nước.

Vẫn biết rằng chúng ta cần giữ vững ổn định về chính trị để dồn toàn lực xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn ming sánh vai với các cường quốc năm châu trên cơ sở Đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại

Vẫn biết rằng vì lợi ích quốc gia dân tộc là tối thượng, chúng ta cần gác lại quá khứ để hướng tới tương lai tươi sáng.

Song gác lại quá khứ không có nghĩa là được phép quên đi quá khứ. Chúng ta nhắc tới cuộc chiến đấu bảo vệ Gạc ma năm 1988 cũng như cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc của Tổ quốc năm 1979 không phải để nuôi dưỡng lòng hận thù dân tộc mà để mỗi người dân Việt Nam, để các thế hệ con cháu chúng ta sau này biết về lịch sử hào hùng của dân tộc; để ghi lòng, tạc dạ công ơn của các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh anh dũng vì độc lập tự do của Tổ quốc, vừa thấy rõ dã tâm đen tối của các thế lục thù địch vừa nêu cao cảnh giác, tạo dựng niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc.

Chúng tôi đã nhiều lần cùng đoàn cán bộ của Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam ra thực hiện nhiệm vụ tại Trường Sa. Cùng với các đoàn công tác khác của Quân chủng Hải quân, của các tỉnh, thành phố trong cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài ra thăm hỏi các chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên quần đảo trường Sa. Đã thành thông lệ, lần nào đi qua vùng biển Gạc Ma chúng tôi cũng dừng lại làm lễ tưởng niệm các liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu 14 tháng 3 năm 1988, Những nén hương thơm được thắp lên, những vòng hoa tươi cùng các chú chim bồ câu giấy bé nhỏ đước thả xuống mặt biển xanh để nhớ về trận chiến và tưởng nhớ về các anh – những chiến sỹ hải quân anh hùng sống đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm để bảo về đảo; hy sinh, nằm lại trong lòng biển sanh sâu thẳm cũng là để khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Càng thương mến, cảm phục sư hy sinh anh dũng của các chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam bao nhiêu, lại càng căm giận bấy nhiêu khi các thế lục thù địch và bọn người mang trong mình dòng máu việt nhung dã tâm lại của loài hoang thú lợi dụng cuộc chiến đấu ngày 14 tháng ba năm 1988 và sự hy sinh của các chiến sỹ hải quân để tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, bôi nhọ danh dự của các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quân đội; nuôi dưỡng lòng hận thù dân tộc; phá vỡ mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt – Trung. Từ việc làm tha hóa, biến chất người anh hùng một thời của Quân đội nhân dân Việt Nam – Lê Mã Lương với cái danh hão huyền “chủ biên cuốn sách dị tật Gác Ma vòng tròn bất tử; đến nhồi nhét vào tâm hồn non trẻ của con gái của liệt sỹ, trung úy Trần Văn Phương, đứa bé mà khi bố hy sinh vẫn còn nằm trong vòng tay mẹ những lời lẽ oán trách Đảng, Nhà nước, Quân đội không quan tâm đến thân nhân các gia đình liệt sỹ Gạc Ma. Càng đạt đến tột cùng của sự khốn nạn khi lợi dụng Lễ cầu siêu của phật giáo để đánh đồng sự hy sinh anh dũng của các chiến sỹ hải quân tại cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma với lũ ngụy bán nước chết trận tại Hoàng Sa và bọn người chết trôi, chết nổi trên biển trong các cuộc vượt biên chốn bỏ Tổ quốc.

Chợt nhớ đến luật nhân quả của nhà phật “Theo hạt giống đã gieo, cũng là hoa quả bạn gặt trong đó, người lành sẽ thu hoạch, người xấu sẽ gặt ác, hạt giống là hạt giống và người sẽ nếm quả của nó”. Nếu luật này mà ứng nghiệm thì lũ người lòng lang dạ thú có chết chắc cũng chẳng toàn thây.

54374714_2254789371506310_2071017738184163328_n


Lịch sử không phải là tiếng thở dài của dân tộc mà là điểm tựa, là nền tảng để dân tộc ta vươn tới những điều tốt đẹp hơn.

Một lần nữa xin được nhắc lại rằng: chúng ta nhớ về lịch sử, nhớ lại trận chiến đấu bảo vệ Đảo Gạc Ma ngày 14 tháng 3 năm 1988 không phải để nuôi dưỡng lòng hận thù dân tộc mà để hiểu rõ về bạn, thù, nêu cao cảnh giác, tạo dựng niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng quyết tâm, đồng sức, đồng lòng bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt nam muôn vàn yêu quý.

- Nguồn: Độc Lập Dân Tộc Gắn Liền Với CNXH

- Ảnh: Tượng đài Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (Tỉnh Khánh Hòa)

Linh CK

Từ khóa: 

lịch sử

,

ngày này năm xưa

,

khoa lịch sử hcmue

,

biển đảo việt nam

,

lịch sử

Lê Hoàng Vũ Linh
ơi khi nào bạn viết bài về Thảm sát Mỹ Lai nhé. Mình thấy trên Noron chưa ai viết.

Trả lời

Lê Hoàng Vũ Linh
ơi khi nào bạn viết bài về Thảm sát Mỹ Lai nhé. Mình thấy trên Noron chưa ai viết.