[Ngày này năm xưa]: Ngày 12 tháng 4 năm 1954: Ngày sinh của nữ Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
Vô tình thay khi ngày khởi động chương trình "Học sử Online" với câu chuyện Ngày này năm xưa ghi nhận bằng ngày sinh gắn với người phụ nữ huyền thoại, tạo nên dấu ấn trong lịch sử dựng nước và giữ nước với lần đầu tiên có một người phụ nữ giữ vai trò Chủ tịch Quốc hội.
Ấn tượng về cô qua sự quyết đoán và mạnh dạn trong mọi tư duy và chuyển biến của thời đại. Xin phép trích bài viết Dấu ấn "Nữ kiệt xứ dừa" Nguyễn Thị Kim Ngân - Báo Giao thông năm 2016 đề hiều hơn về cô.
"Tại quê nhà Bến Tre, tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn được người dân gọi là “Nữ kiệt xứ dừa”.
Trước khi trở thành nữChủ tịch Quốc hộiđầu tiên,bà Nguyễn Thị Kim Ngân (SN 1954, quê Bến Tre, học vị thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Tài chính tín dụng, cử nhân chính trị) là Phó Chủ tịch Quốc hội. Bà Ngân đã được bầu vào Bộ Chính trị nhiệm kỳ thứ 2 liên tiếp tại Đại hội Đảng lần thứ XII vừa qua và được Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng thống nhất giới thiệu ứng cử vị trí người đứng đầu cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân từng nắm giữ các chức vụ: Phó Giám đốc Sở Tài chính Bến Tre, Giám đốc Sở Tài chính Bến Tre; Thứ trưởng Bộ Tài chính, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bà là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, X, XI, XII; đại biểu QH khóa XII, XIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII.
Ngày 23/7/2011, bà được Chủ tịch Quốc hội đề cử làm Phó Chủ tịch Quốc hội. Tháng 5/2013 tại Hội nghị TW 7 Khoá XI, bà được bầu bổ sung làm Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Cùng với bà Tòng Thị Phóng - Phó chủ tịch Quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngânlà thành viên nữ thứ 2 trong Bộ Chính trị khóa XI.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân được đánh giá cao ở sự sắc sảo, quyết đoán trong các phiên điều hành Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặc biệt là phiên thảo luận kinh tế - xã hội cuối năm.
Trong thời điểm đảm nhiệm cương vị Phó chủ tịch Quốc hội từ giữa năm 2011, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã có rất nhiều các hoạt động tích cực. Ngoài ra, bà Ngân cũng thường xuyên gặp gỡ, động viên các gương điển hình người tốt việc tốt.
Còn khi ở cương vị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, bà Ngân từng phối hợp với các cơ quan ban ngành lập cầu hàng không đưa toàn bộ lao động Việt Nam có nguy cơ mắc kẹt ở cuộc chiến Libya cuối tháng 2 đầu tháng 3/2011 về nước an toàn,một việc chưa bao giờ có ở Việt Nam. Và nữ Bộ trưởng đã có mặt tại sân bay Nội Bài ôm hôn, tặng hoa những người lao động ngày trở về!
Cũng trong thời gian này, câu chuyện về bà Nguyễn Thị Kim Ngân đi tìm ân nhân theo di nguyện của mẹ về người bác sĩ đã giúp đỡ mẹ bà mua các loại thuốc kháng sinh, sốt rét, bông băng y tế, thuốc đỏ sát trùng để bí mật chuyển ra căn cứ cho cách mạng phục vụ thương binh khiến nhiều người dân rơi nước mắt.
Phát biểu trong ngày hội ngộ với ân nhân trong chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” lúc đó, Bộ trưởng Kim Ngân rất xúc động cho biết: “Đất nước chịu nhiều đau thương qua chiến tranh, hầu như gia đình nào cũng có chia ly. Bất cứ cuộc chia ly nào cũng đều mất mát, không thể nào quên…”.
Trước đó, khi còn là Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã được người dân nơi đây đánh giá rất đặc biệt. Khi nói về bà, người Hải Dương nhớ ngay đến hình ảnh người phụ nữ giản dị, đội nón lá, dáng cao, nhanh nhẹn đi trên đường quê, đứng trước ruộng lúa bên vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hồ hởi chuyện trò với bà con về chuyện làm ăn. Người nông dân Hải Dương gọi bà là cô Ngân, chị Ngân, bà Ngân, và cả... em Ngân, tùy mức độ tình cảm và tuổi tác của họ đối với bà. Nhưng có một nét chung nhất, là đều toát lên vẻ gần gũi, thân yêu và quý mến.
Trong khi đó, ở quê nhà Bến Tre, bà Ngân vẫn được người dân gọi là “Nữ kiệt xứ dừa” và truyền tai nhau những câu chuyện rất cảm động về một nữ cán bộ cao cấp mang đậm phong cách và tâm hồn Nam Bộ và xứ dừa Bến Tre quê hương của bà."
lịch sử
,ngày này năm xưa
,khoa lịch sử hcmue
,tinh hoa việt nam
,lịch sử
Chương trình học sử Online được khởi động ở đâu vậy bạn ơi :D
Hường Hoàng
Chương trình học sử Online được khởi động ở đâu vậy bạn ơi :D