[Ngày này năm xưa] 18/12 là ngày mất của Xuân Diệu - Ông vua của những bài thơ tình lãng mạn

  1. Lịch sử

Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu sinh ngày 2-2-1916, quê gốc làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. còn có bút danh là Trảo Nha. Cha là ông Ngô Xuân Thọ, tú tài Hán học, làm thầy giáo tại Bình Định. Mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp. Xuân Diệu lớn lên ở Qui Nhơn, học cha chữ nho, chữ quốc ngữ và cả chữ Pháp.

18.12


1927 học trung học ở Quy Nhơn, lúc này Xuân Diệu làm thơ cổ thi và rất thích Tản Đà. Ra Hà Nội học, đỗ tú tài I năm 1936, tại trường Trung học bảo hộ (Trường Bưởi).

Vào Huế, học trường Khải Định, đỗ tú tài II 1937. Tại đây Xuân Diệu gập Huy Cận đang học dưới hai lớp, hai người kết bạn thâm giao, tới hết cuộc đời. Bắt đầu làm thơ và gửi cho báo Phong Hóa Ngày Nay.

Thế Lữ,người điều khiển tin Thơ và Tin Văn Vắn thời đó, đã giới thiệu Xuân Diệu như sau: “Một tâm sự nồng nàn mà kín đáo, một linh hồn rạng rỡ mà say mê, đằm thắm hiện ra ở trong những điệu thơ êm dịu mà ái ân… của tấm lòng yêu thấm thía nhưng rụt rè… gợi cho ta thấy những hình ảnh, những tư tưởng bát ngát và tươi đẹp không ngờ”. Trong khi đó, thanh niên Việt Nam ngẩn ngơ trước cái xôn xao nồng thắm của những câu thơ chưa bao giờ được nghe:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng phai nhạt

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

 Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !

(Vội Vàng)

Cũng như những cái tinh tế, thoảng nhẹ mà mong manh sâu kín của tâm hồn thi sĩ:

Hôm nay trời nhẹ lên cao

Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn…

 …Không gian như có giây tơ

Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu

Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều

Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn.

(Chiều)

Và tình yêu trong thơ Xuân Diệu, sao mà nồng ấm, tha thiết:

Tôi yêu từ khi chưa có tuổi…

để tới:

Thây kệ thiên đường với địa ngục

Không hề mặc cả, họ yêu nhau

(Tình Trai)

 

thumb_660_19-dieu273


Nhưng, có lạ không kìa, những người tình nhân đang gần mà lạc lõng:

Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá

Hai người, nhưng chẳng hết bơ vơ.

(Trăng)

1938-1940 thi sĩ được Tự Lực Văn Đoàn mời ra Hà Nội làm việc, và trở thành thành viên thứ bẩy của Văn Đoàn. Mùa đông 1938, cuốn Thơ Thơ ra mắt, xuất bản bởi Đời Nay, tựa của Thế Lữ và trình bầy bởi họa sĩ Lương Xuân Nhị, đã được tiếp đón rất nồng hậu, tuy nhiên vẫn còn nhiểu người dị ứng với lối diễn tả quá mới của Xuân Diệu, không thấy rằng khi ý tưởng dồn dập sôi nổi quá thì cấu trúc của câu thơ phải bị sô lệch đi …Lúc này Xuân Diệu dậy học tại trường tư thục nổi tiếng Thăng Long, và Huy Cận học trường Canh Nông.

Năm 1939, Xuân Diệu cho xuất bản Phấn Thông Vàng, trong bài Tựa thi sĩ viết: “…Ở đây chỉ có một ít đời và rất nhiều tâm hồn, hợp lại thành bao nhiêu nghĩ ngợi bâng khuâng, không cốt để giải trí ngưòi ta, mà trái lại để xui trí người thêm bận vẩn vơ, lưởng vưởng…. vì cảnh ngoài cảm xúc tới…họ chỉ chép những vang động của lòng mình…”

1940 Xuân Diệu có cử nhân Luật, thi vào làm tham tá thương chánh Nhà Đoan ở Mỹ Tho (Tiền Giang). Tới 1943 Huy Cận tốt nghiệp kỹ sư Canh Nông. Xuân Diệu từ chức về Hà Nội ở hẳn với Huy Cận.

Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh), "ông hoàng của thơ tình". Tác phẩm tiêu biểu của ông cho đến 1945: Thơ Thơ (1938), Gửi Hương Cho Gió (1945), truyện ngắn Phấn Thông Vàng (1939), Trường Ca (1945).

Huy Cận đã viết về thơ Xuân Diệu như sau: “Hai tập Thơ Thơ và Gửi Hương Cho Gió được giới văn học xem như là hai kiệt tác của ông ca ngợi tình yêu và qua các chủ đề của tình yêu là ca ngợi sự sống, niềm vui và đam mê sống. Và ca ngợi tình yêu thì làm sao mà không ca ngợi tuổi trẻ, mùa xuân, ca ngợi thiên nhiên là tổ ấm và cái nôi của tình yêu. Và Xuân Diệu cảm nhận sâu sắc đến đau đớn nỗi thời gian trôi chảy, sự mong manh của đời người cũng như lòng khát khao vĩnh cửu, tất cả đã được diễn tả bằng những câu thơ xúc động, có khi đậm đà triết lý nhân sinh”. (Huy Cận, tháng 4 năm 2000).

dieu285


Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.

Về đời tư, Xuân Diệu đã lập gia đình với nghệ sĩ Bạch Diệp, nhưng chỉ sáu tháng sau, hai người li dị. Ông mất ngày 2 tháng 2 năm 1985 tại Hà Nội.

#Ngày này năm xưa 

Từ khóa: 

lịch sử việt nam

,

ngày này năm xưa

,

khoa lịch sử hcmue

,

tinh hoa việt nam

,

lịch sử

Đây là bài viết của mình nhân sự kiện này

Trả lời

Đây là bài viết của mình nhân sự kiện này

Mỗi lần nhắc đến Xuân Diệu ngoại trừ những tập thơ tình đi cùng năm tháng, thì mối "tình trai" của ông với Huy Cận và Tô Hoài cũng làm mình rất ấn tượng. Trong cuốn "Cát bụi chân ai", Tô Hoài có viết : "Xuân Diệu và Huy Cận lên Nghĩa Đô, ở chơi cả buổi và ăn cơm. Dịu dàng, âu yếm, Xuân Diệu cầm cổ tay tôi, nắm chặt rồi vuốt lên vuốt xuống. Bốn mắt nhìn nhau đắm đuối. Xuân Diệu gắp thức ăn cho tôi. Cử chỉ thân thiết quá, hơi lạ với tôi, nhưng mà tôi cảm động....Thỉnh thoảng, Xuân Diệu lại lên nhà tôi. Vẫn nắm tay cả buổi, nhìn tha thiết. Xuân Diệu yêu tôi"


1_gngr