Ngành tiếng anh thương mại có thể làm những công việc nào khi ra trường Những công ty nào, vị trí nào cần người học tiếng anh thương mại?
hướng nghiệp
Nắm trong tay một ngoại ngữ và kiến thức chuyên ngành kinh tế thương mại, cơ hội việc làm của các cử nhân ngành Tiếng Anh thương mại sau khi ra trường là rất phong phú, đa ngành nghề.
Một số công việc tiêu biểu có thể kể đến như :
Các vị trí quan hệ quốc tế, đối ngoại tại các doanh nghiệp: Các vị trí quan hệ quốc tế, đối ngoại này thường làm việc chung hoặc liên kết với phòng PR- Quan hệ công chúng để giải quyết các vấn đề xung quanh việc hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp.
Các vị trí BTV chuyên môn tại các cơ quan truyền thông: Vị trí biên tập viên, phóng viên, nhà báo, chuyên viên chuyên mục kinh tế trong các cơ quan truyền thông luôn tìm kiếm những ứng viên có khả năng làm việc linh hoạt, đa ngành như các cử nhân Tiếng Anh thương mại. Với vốn kiến thức và ngoại ngữ của mình, sinh viên tiếng Anh thương mại có thể cập nhập nhanh chóng thông tin kinh tế thế giới và cả trong nước. Bên cạnh đó, các kỹ năng ngành truyền thông sẽ được bổ trợ thêm qua quá trình làm việc với đội ngũ, học tập và nâng cao chuyên môn.
Các vị trí nghiệp vụ tại các tổ chức kinh tế-xã hội của Việt Nam và quốc tế: Các vị trí này có thiên hướng nghiên cứu nhiều hơn, nếu theo đuổi sự nghiệp tại đây, cần xác định khả năng làm việc nghiên cứu chuyên sâu của bản thân. Bên cạnh các cuộc nghiên cứu chuyên sâu, những dự án nghiên cứu thị trường và tình hình kinh tế xã hội cũng được thực hiện rất nhiều. Trong những mô hình dự án như vậy, vốn tiếng Anh và sự năng động của ngành thương mại sẽ giúp các bạn có nhiều lợi thế hơn.
Các vị trí tại các bộ phận chức năng của các doanh nghiệp đa quốc gia, liên doanh nước ngoài hoặc doanh nghiệp vốn nước ngoài (kinh doanh, hải quan, xuất-nhập khẩu dịch vụ khách hàng, marketing, retail sales): Với mô hình doanh nghiệp đa quốc gia, liên doanh nước ngoài hoặc vốn đầu tư nước ngoài, các lợi thế của sinh viên ngành học này sẽ được phát huy một cách tự do với nhiều cơ hội thăng tiến. Khi làm việc trong môi trường này, sinh viên ngành Tiếng Anh thương mại có thể cân nhắc ưu tiên ứng tuyển các vị trí hoạt động mạnh tại môi trường ngoài, năng động và giao tiếp nhiều, vì đây chính là thế mạnh của các bạn. Hơn nữa, các bạn cũng tránh được sự cạnh tranh mạnh mẽ từ sinh viên khối ngành kinh tế.
Ngoài ra có thể giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành ngôn ngữ Anh hoặc kinh tế thương mại
Đinh Khiêm
Nắm trong tay một ngoại ngữ và kiến thức chuyên ngành kinh tế thương mại, cơ hội việc làm của các cử nhân ngành Tiếng Anh thương mại sau khi ra trường là rất phong phú, đa ngành nghề.
Một số công việc tiêu biểu có thể kể đến như :
Các vị trí quan hệ quốc tế, đối ngoại tại các doanh nghiệp: Các vị trí quan hệ quốc tế, đối ngoại này thường làm việc chung hoặc liên kết với phòng PR- Quan hệ công chúng để giải quyết các vấn đề xung quanh việc hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp.
Các vị trí BTV chuyên môn tại các cơ quan truyền thông: Vị trí biên tập viên, phóng viên, nhà báo, chuyên viên chuyên mục kinh tế trong các cơ quan truyền thông luôn tìm kiếm những ứng viên có khả năng làm việc linh hoạt, đa ngành như các cử nhân Tiếng Anh thương mại. Với vốn kiến thức và ngoại ngữ của mình, sinh viên tiếng Anh thương mại có thể cập nhập nhanh chóng thông tin kinh tế thế giới và cả trong nước. Bên cạnh đó, các kỹ năng ngành truyền thông sẽ được bổ trợ thêm qua quá trình làm việc với đội ngũ, học tập và nâng cao chuyên môn.
Các vị trí nghiệp vụ tại các tổ chức kinh tế-xã hội của Việt Nam và quốc tế: Các vị trí này có thiên hướng nghiên cứu nhiều hơn, nếu theo đuổi sự nghiệp tại đây, cần xác định khả năng làm việc nghiên cứu chuyên sâu của bản thân. Bên cạnh các cuộc nghiên cứu chuyên sâu, những dự án nghiên cứu thị trường và tình hình kinh tế xã hội cũng được thực hiện rất nhiều. Trong những mô hình dự án như vậy, vốn tiếng Anh và sự năng động của ngành thương mại sẽ giúp các bạn có nhiều lợi thế hơn.
Các vị trí tại các bộ phận chức năng của các doanh nghiệp đa quốc gia, liên doanh nước ngoài hoặc doanh nghiệp vốn nước ngoài (kinh doanh, hải quan, xuất-nhập khẩu dịch vụ khách hàng, marketing, retail sales): Với mô hình doanh nghiệp đa quốc gia, liên doanh nước ngoài hoặc vốn đầu tư nước ngoài, các lợi thế của sinh viên ngành học này sẽ được phát huy một cách tự do với nhiều cơ hội thăng tiến. Khi làm việc trong môi trường này, sinh viên ngành Tiếng Anh thương mại có thể cân nhắc ưu tiên ứng tuyển các vị trí hoạt động mạnh tại môi trường ngoài, năng động và giao tiếp nhiều, vì đây chính là thế mạnh của các bạn. Hơn nữa, các bạn cũng tránh được sự cạnh tranh mạnh mẽ từ sinh viên khối ngành kinh tế.
Ngoài ra có thể giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành ngôn ngữ Anh hoặc kinh tế thương mại