Ngành quan hệ công chúng ra trường sẽ làm gì?
kiến thức chung
Nghề Quan hệ công chúng là một trong những nghề được đánh giá là “hot” (nóng) nhất về nhu cầu tuyển dụng trong những năm gần đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Định hướng nghề nghiệp của cử nhân quan hệ công chúng
Nhóm 1: Chuyên viên quan hệ công chúng: Có đủ năng lực làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, các tổ chức kinh tế, quốc tế và các tổ chức xã hội, phi chính phủ…; có thể đảm nhận các công việc như phụ trách quan hệ báo chí, quan hệ cộng đồng, tổ chức sự kiện, tổ chức truyền thông nội bộ…; triển vọng phát triển trong tương lai có thể trở thành trưởng phòng, ban, giám đốc bộ phận, dự án và giám đốc doanh nghiệp.
Nhóm 2: Chuyên viên phân tích và tư vấn quan hệ công chúng: Có khả năng làm việc tại các công ty và tổ chức tư vấn quản trị truyền thông doanh nghiệp, các Bộ và Sở, Ban, Ngành liên quan; có thể đảm nhận các công việc: trợ lí phân tích và lập báo cáo về môi trường truyền thông đối nội và đối ngoại của đơn vị; trợ lí xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông trong kinh doanh, phát triển đội ngũ nhân sự, xây dựng và phát triển thương hiệu, uy tín… của doanh nghiệp; triển vọng trong tương lai có thể trở thành các chuyên gia phân tích, tư vấn, lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp và tổ chức.
Nhóm 3: Nghiên cứu viên và giảng viên quan hệ công chúng: Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc: tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến truyền thông, quan hệ công chúng, trợ lí giảng dạy, giảng viên dạy các môn học: nhập môn quan hệ công chúng, thực hành quan hệ công chúng, Chiến lược và chiến thuật quan hệ công chúng, Chiến dịch quan hệ công chúng…; triển vọng trong tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp, nhà quản lí trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về truyền thông và quan hệ công chúng.
Những nhiệm vụ chính của nhân viên PR
Lập kế hoạch: PR luôn gắn với các chiến dịch quảng bá được lên kế hoạch cẩn thận. Viết báo, biên tập văn bản đặc thù: Để làm tốt nghề PR, bạn chắc chắn cần phải có kĩ năng viết tốt để có thể thông thạo nhiều hình thức viết khác nhau như viết thông cáo báo chí, bài phân tích, bài diễn văn, báo cáo, bản tin nội bộ, các tài liệu truyền thông khác v.v..
Quan hệ với giới truyền thông: Nghề PR phải làm việc nhiều với nhà báo, để liên tục cung cấp thông tin về tổ chức của mình. Tổ chức sự kiện: Thực hiện các chiến dịch quảng bá, chiến dịch PR cho công ti của mình hoặc cho đối tác, khách hàng.
Người phát ngôn/Đại diện phát ngôn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Nghiên cứu, đánh giá: Tất cả các hoạt động trên chỉ thực hiện được khi được nghiên cứu kĩ và có đánh giá tổng kết kinh nghiệm. Xử lí các thông tin bất lợi, giải quyết các vấn đề thông tin ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp
Người được đào tạo PR có thể làm việc tại mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp… thuộc nhiều khối ngành khác nhau… Làm một phép tính đơn giản như sau: hiện nay số lượng doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam (số liệu năm 2012) là khoảng 375.000. Nếu mỗi doanh nghiệp này chỉ tuyển 1 nhân viên PR thì lượng cung trong lĩnh vực này luôn không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Việt Nam chúng ta hiện đang rất thiếu các nhân viên PR được đào tạo bài bản và làm việc chuyên nghiệp.
Sinh viên ngành PR sau khi ra trường có thể xin việc tại: Các cơ quan, tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức xã hội; Các tổ chức chính phủ; Các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước; Các viện nghiên cứu, các trường CĐ, ĐH.
Nội dung liên quan
Phục Lâm Tiên