NGÀNH KINH DOANH KHÁCH SẠN VIỆT NAM TRONG NĂM 2018

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Thu nhập trung bình tăng, thế hệ sinh năm 1980-1999 chuộng du lịch nghỉ dưỡng hứa hẹn thúc đẩy ngành kinh doanh khách sạn tăng trưởng Savills Hotels vừa công bố báo cáo nhanh về 4 nhân tố có thể tạo cú hích cho thị trường khách sạn Việt Nam trong trong năm 2018 1. Thu nhập trung bình tăng lên Tăng trưởng nhanh chóng của nhóm thu nhập trung bình, đặc biệt là tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam là tín hiệu tích cực cho ngành khách sạn. Điều này dẫn đến nhu cầu du lịch của đại đa số người dân ngày càng lớn. Tại Việt Nam, cơn lốc khách nội địa đã đổ bộ đến nhiều thành phố biển cũng như các điểm nóng du lịch trong nước và hứa hẹn không ngừng tăng cao trong chu kỳ tới. 2. Đô thị hóa thúc đẩy du lịch giá rẻ phát triển Quá trình đô thị hóa và xuất hiện của các siêu đô thị đang tạo động lực cho bất động sản nghỉ dưỡng tăng trưởng. Theo số liệu thống kê, hơn 55% dân số Việt Nam sống tại các thành thị trong vòng 10 năm tiếp theo. Mật độ dân số tăng lên dẫn đến nhu cầu đối với các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng với mức giá hợp lý (vừa túi tiền) cũng tăng theo. Người tiêu dùng ngày càng chấp nhận các sản phẩm lưu trú với diện tích nhỏ hơn nhưng được chú trọng thiết kế thông minh và tối ưu hóa không gian một cách hiệu quả. Đô thị hóa thúc đẩy du lịch giá rẻ phát triển 3. Thế hệ Millenial không ngại chi tiêu cho du lịch Millennial là thế hệ được sinh ra trong những năm 1980-1999, hiện chiếm gần 40% dân số Việt Nam. Thế hệ này là đối tượng quan trọng trong ngành bất động sản nghỉ dưỡng do họ có khả năng chi trả và thói quen chi tiêu cho du lịch. Thế hệ này cũng là những đối tượng đặc biệt quan tâm đến sức khỏe cũng như vấn đề về môi trường. Nguồn cầu to lớn này vừa mang đến cơ hội lẫn thử thách cho các chủ đầu tư dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Điểm khác biệt là thế hệ Millennial không quá quan tâm về số lượng nhà hàng ăn uống bên trong khách sạn vì họ có xu hướng ưa chuộng trải nghiệm các ẩm thực địa phương. 4. Đột phá trong công nghệ Công nghệ đang xâm nhập khá sâu rộng vào ngành kinh doanh khách sạn tại Việt Nam, có thể thấy các dịch vụ đặt phòng, đặt tour trực tuyến và công nghệ quản lý bằng phần mềm thông minh đang phát triển mạnh. Trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, công nghệ nhận dạng, thực tế ảo và robot hóa đã và đang giúp ngành kinh doanh khách sạn vận hành hiệu quả hơn. Các xu hướng gia tăng sự lệ thuộc vào ứng dụng các công nghệ có thể sẽ tiếp tục được thử nghiệm trong thời gian tới, tăng thêm cơ hội tiếp cận người tiêu dùng
Trả lời
Thu nhập trung bình tăng, thế hệ sinh năm 1980-1999 chuộng du lịch nghỉ dưỡng hứa hẹn thúc đẩy ngành kinh doanh khách sạn tăng trưởng Savills Hotels vừa công bố báo cáo nhanh về 4 nhân tố có thể tạo cú hích cho thị trường khách sạn Việt Nam trong trong năm 2018 1. Thu nhập trung bình tăng lên Tăng trưởng nhanh chóng của nhóm thu nhập trung bình, đặc biệt là tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam là tín hiệu tích cực cho ngành khách sạn. Điều này dẫn đến nhu cầu du lịch của đại đa số người dân ngày càng lớn. Tại Việt Nam, cơn lốc khách nội địa đã đổ bộ đến nhiều thành phố biển cũng như các điểm nóng du lịch trong nước và hứa hẹn không ngừng tăng cao trong chu kỳ tới. 2. Đô thị hóa thúc đẩy du lịch giá rẻ phát triển Quá trình đô thị hóa và xuất hiện của các siêu đô thị đang tạo động lực cho bất động sản nghỉ dưỡng tăng trưởng. Theo số liệu thống kê, hơn 55% dân số Việt Nam sống tại các thành thị trong vòng 10 năm tiếp theo. Mật độ dân số tăng lên dẫn đến nhu cầu đối với các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng với mức giá hợp lý (vừa túi tiền) cũng tăng theo. Người tiêu dùng ngày càng chấp nhận các sản phẩm lưu trú với diện tích nhỏ hơn nhưng được chú trọng thiết kế thông minh và tối ưu hóa không gian một cách hiệu quả. Đô thị hóa thúc đẩy du lịch giá rẻ phát triển 3. Thế hệ Millenial không ngại chi tiêu cho du lịch Millennial là thế hệ được sinh ra trong những năm 1980-1999, hiện chiếm gần 40% dân số Việt Nam. Thế hệ này là đối tượng quan trọng trong ngành bất động sản nghỉ dưỡng do họ có khả năng chi trả và thói quen chi tiêu cho du lịch. Thế hệ này cũng là những đối tượng đặc biệt quan tâm đến sức khỏe cũng như vấn đề về môi trường. Nguồn cầu to lớn này vừa mang đến cơ hội lẫn thử thách cho các chủ đầu tư dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Điểm khác biệt là thế hệ Millennial không quá quan tâm về số lượng nhà hàng ăn uống bên trong khách sạn vì họ có xu hướng ưa chuộng trải nghiệm các ẩm thực địa phương. 4. Đột phá trong công nghệ Công nghệ đang xâm nhập khá sâu rộng vào ngành kinh doanh khách sạn tại Việt Nam, có thể thấy các dịch vụ đặt phòng, đặt tour trực tuyến và công nghệ quản lý bằng phần mềm thông minh đang phát triển mạnh. Trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, công nghệ nhận dạng, thực tế ảo và robot hóa đã và đang giúp ngành kinh doanh khách sạn vận hành hiệu quả hơn. Các xu hướng gia tăng sự lệ thuộc vào ứng dụng các công nghệ có thể sẽ tiếp tục được thử nghiệm trong thời gian tới, tăng thêm cơ hội tiếp cận người tiêu dùng