Ngành IT Việt Nam đã phát triển như thế nào Có những dấu mốc quan trọng gì?

  1. Công nghệ thông tin

Em đang muốn tìm hiểu về lịch sử phát triển ngành IT tại Việt Nam. Mọi người miêu tả hay kể ngắn gọn giúp em với

Từ khóa: 

it

,

công nghệ thông tin

Để mà nói về ngành CNTT ở Việt Nam thì đang ngày càng phát triển, bởi nó đi song song cùng sự phát triển về công nghệ kĩ thuật trên toàn thế giới và trong bối cảnh công nghệ 4.0. Bạn có thể nhìn chung rằng nước mình đang từ xã hội công nghiệp dần trở thành xã hội kiến thức, điều này cho thấy đây là sự chuyển đổi vững chắc và phát triển của CNTT ngày nay.

Trong bối cảnh đó, mạng lưới viễn thông, Internet hay truyền thông đa phương tiện của Việt Nam hiện nay đã phát triển không thua kém gì với các nước đang phát triển trên thế giới. Từ một nước đang phát triển, còn ảnh hưởng nhiều từ hậu quả do chiến tranh, Việt Nam đã vươn lên với nhiều phát triển và thành tựu vượt trội. Một dấu mốc quan trọng có thể thấy, năm 1997, Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng Internet nhanh nhất trong khu vực và thế giới. Mình sẽ vắn tắt những dấu mốc quan trọng kể từ năm 2000-2021 dưới đây như:

1. GDP tăng trưởng mạnh

Tăng trưởng doanh thu bình quân toàn ngành công nghiệp CNTT trong giai đoạn 2001-2009 đạt 20-25%/năm. Cho tới cuối năm 2010, doanh thu lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số đã thu lại gần 2 tỷ USD, doanh thu của công nghiệp phần cứng thu được 5,6 tỷ USD, doanh thu dịch vụ viễn thông được 9,4 tỷ USD. Điều này đã làm cho doanh thu tổng ngành viễn thông và CNTT lên tới gần 17 tỷ USD, gấp 19 lần so với năm 2000. Doanh thu lĩnh vực CNTT trong năm 2019 là 120 tỉ USD, gấp 400 lần so với năm 2000, tương ứng mức tăng trưởng bình quân 37%/năm trong suốt 19 năm. Điều này đã góp phần trở thành một trong những nền kinh tế trọng điểm ở VN, sự đóng góp, phát triển to lớn so với các ngành khác.

2. Phát triển nhân lực

Sự phát triển nhanh chóng về CNTT luôn kéo theo sự phát triển về nhân lực, để đáp ứng được những điều kiện khó và kiến thức cao này chúng ta đang trau dồi,nuôi dưỡng những nhân sự lên đến khoảng 120.000 học viên, sinh viên/năm.

3. Công nghệ "Made in VietNam"

Chiếc điện thoại đầu tiên tên là Bphone được sản xuất,tự nghiên cứu và chế tạo, thiết kế bản mạch, viết phần mềm do Tập đoàn Công nghệ Bkak tạo nên. Tiếp đến là điện thoại Vsmart bởi Tập đoàn VinGroup cho ra mắt, được đầu tư bài bản và sản xuất theo mô hình của các hãng công nghệ lớn trên thế giới. Điều này đã đánh dấu mốc quan trọng cho ngành CNTT ở Việt Nam. Nhưng chưa hết, để mà nói về sự cách mạng, cái nhìn thay đổi toàn diện có lẽ là nói đến mẫu ô tô Vinfast đang thống lĩnh trên thị trường Việt, và đang trải dài qua rất nhiều các quốc gia Châu Âu, Việt Nam đang khẳng định vị thế của mình trên những sản phẩm thuần Việt hiện nay.

4. Dịch vụ 5G viễn thông

Trong lĩnh vực viễn thông, một sự kiện quan trọng vào ngày 17/1/2020, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) đã thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị 5G do chính Viettel nghiên cứu, sản xuất. Điều này đã làm cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia thử nghiệm thành công sớm nhất mạng 5G trên thế giới. Với mạng 5G Viettel, người dùng có thể trải nghiệm tốc độ mạng mạnh nhất lên tới 1.2 - 1.5 GBps cho phép xem video nội dung 4K hoặc 8K, tải file dữ liệu lớn, tải 1 bộ phim HD 90 phút chỉ trong 30 giây, chơi game đồ họa cấu hình cao hay du lịch ảo, mua sắm ảo và nhiều hơn nữa. Và cho tới hiện nay, mạng 5G của Viettel đang dần phủ sóng rộng rãi tới mọi tỉnh thành khắp Việt Nam.

=> Bạn có thể thấy nước mình đã và đang phát triển thế nào rồi chứ? Đây đang là cơ hội để tầng lớp học sinh, sinh viên có cái nhìn khác về một Việt Nam hiện đại mới, có thêm phần đóng góp vào ngành CNTT để đưa Việt Nam thành top những nước đứng đầu CNTT tại Châu Á.

Trả lời

Để mà nói về ngành CNTT ở Việt Nam thì đang ngày càng phát triển, bởi nó đi song song cùng sự phát triển về công nghệ kĩ thuật trên toàn thế giới và trong bối cảnh công nghệ 4.0. Bạn có thể nhìn chung rằng nước mình đang từ xã hội công nghiệp dần trở thành xã hội kiến thức, điều này cho thấy đây là sự chuyển đổi vững chắc và phát triển của CNTT ngày nay.

Trong bối cảnh đó, mạng lưới viễn thông, Internet hay truyền thông đa phương tiện của Việt Nam hiện nay đã phát triển không thua kém gì với các nước đang phát triển trên thế giới. Từ một nước đang phát triển, còn ảnh hưởng nhiều từ hậu quả do chiến tranh, Việt Nam đã vươn lên với nhiều phát triển và thành tựu vượt trội. Một dấu mốc quan trọng có thể thấy, năm 1997, Việt Nam trở thành quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng Internet nhanh nhất trong khu vực và thế giới. Mình sẽ vắn tắt những dấu mốc quan trọng kể từ năm 2000-2021 dưới đây như:

1. GDP tăng trưởng mạnh

Tăng trưởng doanh thu bình quân toàn ngành công nghiệp CNTT trong giai đoạn 2001-2009 đạt 20-25%/năm. Cho tới cuối năm 2010, doanh thu lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số đã thu lại gần 2 tỷ USD, doanh thu của công nghiệp phần cứng thu được 5,6 tỷ USD, doanh thu dịch vụ viễn thông được 9,4 tỷ USD. Điều này đã làm cho doanh thu tổng ngành viễn thông và CNTT lên tới gần 17 tỷ USD, gấp 19 lần so với năm 2000. Doanh thu lĩnh vực CNTT trong năm 2019 là 120 tỉ USD, gấp 400 lần so với năm 2000, tương ứng mức tăng trưởng bình quân 37%/năm trong suốt 19 năm. Điều này đã góp phần trở thành một trong những nền kinh tế trọng điểm ở VN, sự đóng góp, phát triển to lớn so với các ngành khác.

2. Phát triển nhân lực

Sự phát triển nhanh chóng về CNTT luôn kéo theo sự phát triển về nhân lực, để đáp ứng được những điều kiện khó và kiến thức cao này chúng ta đang trau dồi,nuôi dưỡng những nhân sự lên đến khoảng 120.000 học viên, sinh viên/năm.

3. Công nghệ "Made in VietNam"

Chiếc điện thoại đầu tiên tên là Bphone được sản xuất,tự nghiên cứu và chế tạo, thiết kế bản mạch, viết phần mềm do Tập đoàn Công nghệ Bkak tạo nên. Tiếp đến là điện thoại Vsmart bởi Tập đoàn VinGroup cho ra mắt, được đầu tư bài bản và sản xuất theo mô hình của các hãng công nghệ lớn trên thế giới. Điều này đã đánh dấu mốc quan trọng cho ngành CNTT ở Việt Nam. Nhưng chưa hết, để mà nói về sự cách mạng, cái nhìn thay đổi toàn diện có lẽ là nói đến mẫu ô tô Vinfast đang thống lĩnh trên thị trường Việt, và đang trải dài qua rất nhiều các quốc gia Châu Âu, Việt Nam đang khẳng định vị thế của mình trên những sản phẩm thuần Việt hiện nay.

4. Dịch vụ 5G viễn thông

Trong lĩnh vực viễn thông, một sự kiện quan trọng vào ngày 17/1/2020, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) đã thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị 5G do chính Viettel nghiên cứu, sản xuất. Điều này đã làm cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia thử nghiệm thành công sớm nhất mạng 5G trên thế giới. Với mạng 5G Viettel, người dùng có thể trải nghiệm tốc độ mạng mạnh nhất lên tới 1.2 - 1.5 GBps cho phép xem video nội dung 4K hoặc 8K, tải file dữ liệu lớn, tải 1 bộ phim HD 90 phút chỉ trong 30 giây, chơi game đồ họa cấu hình cao hay du lịch ảo, mua sắm ảo và nhiều hơn nữa. Và cho tới hiện nay, mạng 5G của Viettel đang dần phủ sóng rộng rãi tới mọi tỉnh thành khắp Việt Nam.

=> Bạn có thể thấy nước mình đã và đang phát triển thế nào rồi chứ? Đây đang là cơ hội để tầng lớp học sinh, sinh viên có cái nhìn khác về một Việt Nam hiện đại mới, có thêm phần đóng góp vào ngành CNTT để đưa Việt Nam thành top những nước đứng đầu CNTT tại Châu Á.