Ngành Hán-Nôm khác gì với ngành Ngôn ngữ Trung Quốc?
kiến thức chung
Rất nhiều bạn nhầm lẫn hai ngành học này với nhau do chưa hiểu rõ khái niệm về Hán-Nôm và tiếng Trung (Trung văn/ Hán ngữ).
- Hán-Nôm là ngành học mà ở đó, học viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên môn liên quan đến hai loại văn tự được dùng phổ biến trong những giai đoạn trước đây là chữ Hán (phồn thể) và chữ Nôm (một loại văn tự do người Việt sáng tạo trên chất liệu chữ Hán để ghi tiếng Việt). Ngoài những kiến thức liên quan đến văn tự học, văn bản học Hán-Nôm, chương trình giảng dạy còn giúp học viên có những kiến thức cơ bản về tôn giáo (Nho-Phật-Đạo), các tri thức về văn hóa Hán học truyền thống đặc thù của Việt Nam, quá trình phát triển và biến đổi của văn tự Hán-Nôm, lịch sử ngữ âm học, vv... Ngôn ngữ bắt buộc mà ngành học yêu cầu là tiếng Trung (tiếng Phổ thông với hệ thống chữ Giản thể), nhờ vậy, khi theo đuổi ngành Hán-Nôm, các bạn có thể đọc hiểu cả văn bản Trung văn Giản thể và Trung văn Phồn thể.
- Sự khác nhau cơ bản của ngành Hán-Nôm so với ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là việc ngành Hán-Nôm tiếp cận Hán tự và Hán văn dưới góc độ Quốc học (học thuật của quốc gia bản địa), còn ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tiếp cận Hán tự và Hán văn dưới góc độ Ngoại ngữ (tiếng nước ngoài). Từ sự khác biệt này, nội dung giảng dạy trong các ngành sẽ có phân hóa khác nhau. Những kiến thức trong ngành Hán-Nôm được sử dụng để giải mã những văn bản cổ Hán văn được mã hóa bằng nhiều lý thuyết trên phương diện lịch sử, văn hoá, văn học.
Nội dung liên quan
Chi Kim