NFT: Sự đổi mới của nghệ thuật hay chỉ là mô hình phát triển “bong bóng”
Mới đây những tác phẩm nghệ thuật NFT có giá trị lên đến hàng chục triệu USD đang gây “sốt” trong cộng đồng các giới đầu tư và các giới nghệ thuật. Các tác phẩm NFT có thể xóa đi ranh giới giữa nghệ thuật và tài sản, đang dần chiếm ưu thế hơn nghệ thuật truyền thống, nhưng nhiều giới phê bình khuyến cáo người chơi đây chỉ là trào lưu “sớm nở chóng tàn” bởi các tác phẩm mua đi bán lại vì lợi nhuận “trên trời” này, nó được ví giống như “ bong bóng đầu cơ” có thể nổ bất kỳ lúc nào. Vậy NFT là gì mà khiến thế giới công nghệ dậy sóng đến như vậy? Sức nặng của NFT ảnh hưởng tới giới nghệ thuật như thế nào? Liệu giá trị “ảo” có đang mang lại giá trị “thật” như lời đồn?
Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn cơ bản, khái quát hơn về cơn sốt NFT đang lan rộng hiện nay.
1. NFT là gì?
NFT viết tắt của Non-fungible Token là token mã hóa đại diện cho một tài sản duy nhất. Những NFT này là bằng chứng có thể xác minh cho tính xác thực và quyền sở hữu trong mạng lưới blockchain. NFT không thể thay thế lẫn nhau để tạo ra sự khan hiếm trong thế giới kỹ thuật số. Các tính chất của NFT tương tự với đồng tiền Bitcoin như không thể bị phá hủy hay sao chép, có thể truy xuất nguồn gốc dựa vào công nghệ Blockchain, vì vậy nó được coi như chứng chỉ xác thực quyền sở hữu tác giả về một tác phẩm nào đó.
Về bản chất, NFT là một đoạn code thể hiện cho chứng chỉ quyền sở hữu kỹ thuật số, nó không phải là một tài sản vật lý, không thể cầm nắm được, mà nó được mã hóa và mua bán bằng tiền điện tử. Vậy nên khi bạn mua một bức tranh NFT tức là bạn đã mua quyền sở hữu của tác phẩm đó, không phải là vật phẩm bạn có thể cầm, nắm hay trưng bày ở nhà mình.
2. Ứng dụng của NFT trong Nghệ Thuật
NFT có thể được ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật như âm nhạc, tranh, ảnh hoặc trong các trò chơi điện tử như video game, nhân vật, vật phẩm,... với bất cứ tài sản nào có thể tồn tại được dưới dạng kĩ thuật số. Điều này cho phép những người nghệ sĩ, sáng tạo nội dung có thể kiếm nhiều lợi nhuận hơn mà không phải thông qua bên thứ ba, các tác phẩm của họ được đảm bảo và chứng nhận bởi chuỗi mã Blockchain.
Đối với người mua, đây là cơ hội để bạn sở hữu những sản phẩm nghệ thuật độc đáo, giới hạn dưới dạng kỹ thuật số. Bạn có thể khai thác, sử dụng nó theo mục đích của mình, hoặc bạn có thể bán với mức giá cao hơn nếu thấy nó đang có giá trị đi lên. Những nghệ sĩ nổi tiếng trên toàn cầu như Snoop Dog, John Cleese, Shawn Mendes,.. cũng bắt đầu tham gia vào thị trường NFT này.
The Merge được tạo bởi một nghệ sĩ ẩn danh tên Pak. Tác phẩm được bán ngày 6/12/2021 trên chợ Nifty Gateway.
Hay tác phẩm Hoa mai may mắn của nghệ sĩ người Việt “Xèo Chu” sinh năm 2007 đã thu về hơn 23.000 USD trên sàn giao dịch Binance NFT.
Công nghệ sử dụng Blockchain này đang mang lại cho các nghệ sĩ giải pháp để khẳng định quyền sở hữu và kiếm tiền từ những tác phẩm kĩ thuật số của mình.
Do tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều người trong giới thượng lưu, nghệ thuật không thể tham gia các buổi triển lãm và hội chợ, điều đó tạo cơ hội mở đường cho các nhà kinh doanh nghệ thuật bắt đầu kiếm lời qua hình thức trưng bày trực tiếp trên các sàn giao dịch như Binance hoặc Christie’s New York, điều này khiến giới nghệ thuật truyền thống dần trở nên ảm đạm hơn. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa nghệ thuật NFT và nghệ thuật truyền thống không chỉ nằm ở mô hình kinh doanh. Nhiều người trong giới nghệ thuật đã phê bình rằng NFT không xứng đáng được xem là tác phẩm nghệ thuật, tác giả và những người mua bán nó khó có thể coi là những người yêu nghệ thuật chân chính.
3. Sự mở đầu của nghệ thuật số hay chỉ là bong bóng công nghệ?
Thị trường NFT đang ngày càng mở rộng và phát triển, cho thấy sức mạnh của công nghệ và giá trị của đồng tiền ảo đang tăng trưởng một cách chóng mặt. Gần đây, ở hội nghị Connect, Công ty Meta (Facebook) đã có một đoạn video giới thiệu về Metaverse, có sự có mặt có NFT góp phần quan trọng trong vũ trụ ảo này.
Thế nhưng tương lai của NFT vẫn không thể nói trước được điều gì.
Tính hợp pháp của nó vốn vẫn chưa được chấp nhận ở hầu hết các quốc gia. Việc không có cơ quan quản lý cũng khiến nó khó kiểm soát và nhiều rủi ro hơn. Bên cạnh đó, bất kì ai trên Internet đều có thể tạo ra NFT từ bất cứ thứ gì, đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều token vô giá trị. Các tài sản NFT đang được định giá hoàn toàn chỉ dựa vào “niềm tin” chứ chưa có cơ chế nào phù hợp, cũng như không ai có thể đảm bảo rằng những đoạn mã token này sẽ tồn tại sau nhiều năm tới. Các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo về việc giá trị các NFT đang được “thổi” quá cao, và cơn sốt NFT hiện tại chỉ như bong bóng đang chờ nổ.
Tuy có nhiều ý kiến trái chiều về NFT nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng nó đã tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế số phát triển hơn và trở thành xu hướng toàn cầu hiện nay. Có thể trong tương lai sẽ có những người nghiên cứu sâu và biến nó trở thành những trang bị cần thiết để thích nghi và hòa nhập với sự đổi mới nhanh chóng của xã hội.
blockchain
,nft
,công nghệ thông tin
,blockchain
,chuyển đổi số
,xã hội
Mình đang thấy cái này nó tăng giá chả khác gì bđs ở VN vậy, như bạn nói nó có thể là một quả bom nổ chậm thì mình thấy rất chính xác, NFT về nghệ thuật có thể sập, nhưng các thuật toán, tiền điện tử sẽ vẫn tiếp tục phát triển - quan điểm cá nhân!
Duy Luận
Mình đang thấy cái này nó tăng giá chả khác gì bđs ở VN vậy, như bạn nói nó có thể là một quả bom nổ chậm thì mình thấy rất chính xác, NFT về nghệ thuật có thể sập, nhưng các thuật toán, tiền điện tử sẽ vẫn tiếp tục phát triển - quan điểm cá nhân!
Chấn Phong
Xã hội phát triển nhanh tới mức giờ mình chạy theo nó còn không kịp!
Người ẩn danh
Bai viet co cai nhin kha tong quat ve NFT, tang ban mot like.