Nếu xi măng không khô được dưới nước thì người ta xây cầu kiểu gì?

  1. Khoa học

  2. Kiến trúc

Nhiều lúc nhìn cây cầu mình cứ thắc mắc người ta xây kiểu gì để đó vững chắc dưới nước vậy. Ai có chuyên môn giải thích giùm được ko ạ 😁

Từ khóa: 

xi măng

,

khoa học

,

kiến trúc

1 số suy nghĩ sai về việc xi-măng "khô". Thực tế, đối với xi-măng thông dụng hiện nay (xi-măng Portland) nó ko khô. Khô chỉ là từ để chỉ bề mặt khối xi-măng ko còn nước. Còn bên trong khối xi-măng nước ko đi đâu cả, mà nó phản ứng với xi-măng, gọi là quá trình thủy hóa (vì vậy nếu ko dưỡng ẩm, bê-tông bị mất nước sẽ ko đủ nước để phản ứng, từ đó gây nứt, thậm chí ko đủ cường độ). Do đó, bê-tông ko nhất thiết phải để khô để có thể ninh kết. Nó hoàn toàn có thể đông cứng lại dù bị ngâm dưới nước. Chỉ là có thể chậm hơn bình thường do có quá nhiều nước.

Tuy vậy nhưng việc đổ bê-tông dưới nước có rất nhiều hạn chế. Chỉ khi không thể tát hết nước để đổ trực tiếp người ta mới dùng đến cách đổ bê-tông trực tiếp dưới nước, và cũng chỉ dùng ở các kết cấu phụ.

Cách thi công thì cũng có nhiều cách, nguyên lý chủ yếu là đổ bê-tông từ dưới đáy lên, vì bê-tông nặng hơn nước nên nó sẽ đẩy nước ra khỏi khuôn đổ. Phương pháp hay dùng nhất là đổ đá xuống trước, sau đó ép vữa xi-măng cát để vữa này đẩy nước ra và lấp đầy khoảng trống giữa các viên đá.

Ngoài ra, xây cầu giờ ko phải quá khó, móng cầu thường dùng móng cọc khoan nhồi. Nên móng rất sâu, bên trên chỉ cần đổ đài cọc kết nối các cọc với nhau rồi đổ trụ lên trên thôi. Nên ko nhất thiết phải đổ hoàn toàn bê-tông dưới nước để có thể thi công được 1 cây cầu.

Trả lời

1 số suy nghĩ sai về việc xi-măng "khô". Thực tế, đối với xi-măng thông dụng hiện nay (xi-măng Portland) nó ko khô. Khô chỉ là từ để chỉ bề mặt khối xi-măng ko còn nước. Còn bên trong khối xi-măng nước ko đi đâu cả, mà nó phản ứng với xi-măng, gọi là quá trình thủy hóa (vì vậy nếu ko dưỡng ẩm, bê-tông bị mất nước sẽ ko đủ nước để phản ứng, từ đó gây nứt, thậm chí ko đủ cường độ). Do đó, bê-tông ko nhất thiết phải để khô để có thể ninh kết. Nó hoàn toàn có thể đông cứng lại dù bị ngâm dưới nước. Chỉ là có thể chậm hơn bình thường do có quá nhiều nước.

Tuy vậy nhưng việc đổ bê-tông dưới nước có rất nhiều hạn chế. Chỉ khi không thể tát hết nước để đổ trực tiếp người ta mới dùng đến cách đổ bê-tông trực tiếp dưới nước, và cũng chỉ dùng ở các kết cấu phụ.

Cách thi công thì cũng có nhiều cách, nguyên lý chủ yếu là đổ bê-tông từ dưới đáy lên, vì bê-tông nặng hơn nước nên nó sẽ đẩy nước ra khỏi khuôn đổ. Phương pháp hay dùng nhất là đổ đá xuống trước, sau đó ép vữa xi-măng cát để vữa này đẩy nước ra và lấp đầy khoảng trống giữa các viên đá.

Ngoài ra, xây cầu giờ ko phải quá khó, móng cầu thường dùng móng cọc khoan nhồi. Nên móng rất sâu, bên trên chỉ cần đổ đài cọc kết nối các cọc với nhau rồi đổ trụ lên trên thôi. Nên ko nhất thiết phải đổ hoàn toàn bê-tông dưới nước để có thể thi công được 1 cây cầu.