Nếu vua Quang Trung không băng hà
Lịch sử vốn không có chữ nếu, nhưng dẫu vậy những giả thiết vẫn có thể được đưa ra dựa trên cơ sở dẫn chứng lập luận phù hợp xác đáng. Vậy hãy cùng thảo luận; nếu ngày ấy vua Quang Trung không băng hà thì vận mệnh nước Việt sẽ chuyển biến theo hướng nào?
Những cải cách trên tất cả các mặt chính trị, xã hội, kinh tế, giáo dục, quân sự sẽ được áp dụng, thực hiện triệt để và điều này là chắc chắn; nhưng muốn những điều ấy thành công thì từ tư duy đánh giá đến phương thức phải thay đổi rất nhiều. Việc dùng chữ Nôm thay chữ Hán trong văn tự chữ viết nếu không xem xét kỹ càng mà áp dụng cấp kỳ sẽ đụng chạm không nhỏ đến tầng lớp sĩ phu Bắc Hà cùng nền văn hoá Hán học Nho giáo lâu đời; cương quá tất gãy, với tính chất quân đội của Tây Sơn thì hẳn tình trạng quan lại cựu triều không ra hợp tác sẽ xảy ra. Hay cho dỡ các chùa quán mà chỉ xây một ngôi chùa lớn ở mỗi phủ huyện vô tình phá huỷ đi nghệ thuật kiến trúc Bắc Bộ rực rỡ, làm cho dân chúng khó lòng an cư vì tín ngưỡng đã bị động chạm.
Trên phương diện ngoại giao; tương quan Việt Thanh đời Quang Trung hoàn thiện và tiến xa hơn tất cả triều đại trước đó, các phái đoàn qua lại cùng những thư tín, hoạt động trao đổi thể hiện thái độ ưu ái, ân điển đặc biệt của Thiên triều đối với phương Nam. Từ những thắng lợi trên ngoại giao ấy, nhà Tây Sơn sẽ ngày càng có thêm nhiều cơ hội tiếp cận, xích lại hơn với Trung Hoa; khiến mối quan hệ của hai nước không còn trong phạm vi Thiên triều-Thuộc quốc mà trở thành một cận phiên gần gũi của Đại Hoàng Đế Đối với những tiểu quốc lân cận như Chân Lạp, Vạn Tượng, Xiêm La, Miến Điện...; Đại Việt cũng dần khẳng định và nâng cao vai trò của mình trong khu vực bằng cách khiến họ thần phục, công nhận. Việc giao du, thúc đẩy mua bán học hỏi kỹ thuật quân sự, kinh tế với các nước phương Tây có thể sẽ được đẩy mạnh trong hoàn cảnh châu Á và thế giới bấy giờ. Không chỉ triều Quang Trung mới như vậy; ta hẳn đều đã chứng kiến những dòng sử liệu về các phái đoàn người Anh đến diện kiến các vua Tây Sơn cũng như những lời ngỏ, những món quà mở đầu cho việc mở rộng quan hệ của vua Thái Đức, Cảnh Thịnh.
Vốn có thế mạnh về thuỷ quân nên có thể Đại Việt thời Quang Trung sẽ trở thành một đế quốc hàng hải lớn trong khu vực, nắm giữ vị trí quan trọng án ngữ trên con đường giao thương Á-Âu.
Đối với các thế lực như tàn dư nhà Lê🏳 mặt Bắc , Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc🏴 tại Quy Nhơn, quân Gia Định của chúa Nguyễn🚩ở miền Nam; Quang Trung tất có thể dẹp yên với lực lượng quân đội hùng mạnh cả thuỷ lẫn bộ của mình ; và Đại Việt rồi sẽ thu trọn về một mối. Có điều rằng Quang Trung lập Quang Toản làm Hoàng Thái tử-giữ Phú Xuân, để Nguyễn Quang Bàn làm Tuyên công lĩnh chức Đốc trấn Thanh Hóa, Quang Thùy được phong Khang công lãnh chức Tiết chế thủy bộ chư quân Bắc Thành; cho thấy ông đang có ý thực hiện chế độ phân phong kiến địa cho các con tự quản lý từng vùng, tạo tiền đề khiến Đại Việt bị chia cắt bởi ba người sẽ dần dần từng bước xây dựng thế lực riêng cho mình ở vùng đất được phong và nguy cơ binh lửa nổi lên để tranh đoạt rất có thể sẽ xảy ra; giang sơn vì thế thống nhất nhưng rồi lại phân liệt.
Đánh giá, nhìn nhận những khả năng, bước tiến sẽ được thúc đẩy nhưng cũng chỉ ra từng nhược điểm, mối nguy có thể tiếp diễn dưới triều đại của người anh hùng Quang Trung.
"Cơ nghiệp bỗng chốc theo dòng nước
Chỉ thấy nơi đây lời luận bàn
Được mất hơn thua âu bởi số
Trách trời sao chẳng chọn vào ta."
Vĩnh Bình
Những cải cách trên tất cả các mặt chính trị, xã hội, kinh tế, giáo dục, quân sự sẽ được áp dụng, thực hiện triệt để và điều này là chắc chắn; nhưng muốn những điều ấy thành công thì từ tư duy đánh giá đến phương thức phải thay đổi rất nhiều. Việc dùng chữ Nôm thay chữ Hán trong văn tự chữ viết nếu không xem xét kỹ càng mà áp dụng cấp kỳ sẽ đụng chạm không nhỏ đến tầng lớp sĩ phu Bắc Hà cùng nền văn hoá Hán học Nho giáo lâu đời; cương quá tất gãy, với tính chất quân đội của Tây Sơn thì hẳn tình trạng quan lại cựu triều không ra hợp tác sẽ xảy ra. Hay cho dỡ các chùa quán mà chỉ xây một ngôi chùa lớn ở mỗi phủ huyện vô tình phá huỷ đi nghệ thuật kiến trúc Bắc Bộ rực rỡ, làm cho dân chúng khó lòng an cư vì tín ngưỡng đã bị động chạm.
Trên phương diện ngoại giao; tương quan Việt Thanh đời Quang Trung hoàn thiện và tiến xa hơn tất cả triều đại trước đó, các phái đoàn qua lại cùng những thư tín, hoạt động trao đổi thể hiện thái độ ưu ái, ân điển đặc biệt của Thiên triều đối với phương Nam. Từ những thắng lợi trên ngoại giao ấy, nhà Tây Sơn sẽ ngày càng có thêm nhiều cơ hội tiếp cận, xích lại hơn với Trung Hoa; khiến mối quan hệ của hai nước không còn trong phạm vi Thiên triều-Thuộc quốc mà trở thành một cận phiên gần gũi của Đại Hoàng Đế Đối với những tiểu quốc lân cận như Chân Lạp, Vạn Tượng, Xiêm La, Miến Điện...; Đại Việt cũng dần khẳng định và nâng cao vai trò của mình trong khu vực bằng cách khiến họ thần phục, công nhận. Việc giao du, thúc đẩy mua bán học hỏi kỹ thuật quân sự, kinh tế với các nước phương Tây có thể sẽ được đẩy mạnh trong hoàn cảnh châu Á và thế giới bấy giờ. Không chỉ triều Quang Trung mới như vậy; ta hẳn đều đã chứng kiến những dòng sử liệu về các phái đoàn người Anh đến diện kiến các vua Tây Sơn cũng như những lời ngỏ, những món quà mở đầu cho việc mở rộng quan hệ của vua Thái Đức, Cảnh Thịnh.
Vốn có thế mạnh về thuỷ quân nên có thể Đại Việt thời Quang Trung sẽ trở thành một đế quốc hàng hải lớn trong khu vực, nắm giữ vị trí quan trọng án ngữ trên con đường giao thương Á-Âu.
Đối với các thế lực như tàn dư nhà Lê🏳 mặt Bắc , Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc🏴 tại Quy Nhơn, quân Gia Định của chúa Nguyễn🚩ở miền Nam; Quang Trung tất có thể dẹp yên với lực lượng quân đội hùng mạnh cả thuỷ lẫn bộ của mình ; và Đại Việt rồi sẽ thu trọn về một mối. Có điều rằng Quang Trung lập Quang Toản làm Hoàng Thái tử-giữ Phú Xuân, để Nguyễn Quang Bàn làm Tuyên công lĩnh chức Đốc trấn Thanh Hóa, Quang Thùy được phong Khang công lãnh chức Tiết chế thủy bộ chư quân Bắc Thành; cho thấy ông đang có ý thực hiện chế độ phân phong kiến địa cho các con tự quản lý từng vùng, tạo tiền đề khiến Đại Việt bị chia cắt bởi ba người sẽ dần dần từng bước xây dựng thế lực riêng cho mình ở vùng đất được phong và nguy cơ binh lửa nổi lên để tranh đoạt rất có thể sẽ xảy ra; giang sơn vì thế thống nhất nhưng rồi lại phân liệt.
Đánh giá, nhìn nhận những khả năng, bước tiến sẽ được thúc đẩy nhưng cũng chỉ ra từng nhược điểm, mối nguy có thể tiếp diễn dưới triều đại của người anh hùng Quang Trung.
"Cơ nghiệp bỗng chốc theo dòng nước
Chỉ thấy nơi đây lời luận bàn
Được mất hơn thua âu bởi số
Trách trời sao chẳng chọn vào ta."
Vĩnh Bình
tranh biện sử việt
,lịch sử
Có môt thứ quan trọng mà Quang Trung khó có thể có được dù sống lâu hơn 10 năm đó là "Lòng dân"
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Rukahn
Có môt thứ quan trọng mà Quang Trung khó có thể có được dù sống lâu hơn 10 năm đó là "Lòng dân"
Trung Nguyễn
Nếu vua Quang Trung không băng hà
noron.vn