Nếu vua Minh Mạng và Thiệu Trị, Tự Đức tiến hành cải cách giống Minh Trị Duy Tân của Nhật Bản thì Việt Nam mình có đủ sức thắng thực dân Pháp xâm lược không?
Mình đặt giả sử vào năm 1835 sau khi lãnh thổ Việt Nam đã rộng lớn cực đại (các bạn có thể tim trên Google xem nó rộng lớn như thế nào).
Lúc ấy vua Minh Mạng quyết định tạm dừng chinh phục phía tây và tiến hành cải cách từ kinh tế phong kiến sang kinh tế tư bản như can thiệp mạnh mẽ vào các địa chủ phong kiến là xóa bỏ giấy bán thân làm nô tỳ, xóa nợ vĩnh viễn nông dân làm không công trả nợ cho địa chủ.
Tiếp theo các hộ nông dân được triều đình cho vay tiền để mua đất đai của địa chủ, nhà ở để canh tác và trả dần trong 50 năm. Mục đích là giảm bớt khởi nghĩa phong trào nông dân và tạo ra các lao động tự do.
Đây là kiểu cải cách nông nô của Nga Hoàng vào năm 1861
Sau đó tiến hành cải cách Minh Trị Duy Tân giống Nhật Bản như cho người qua nước ngoài học hỏi khoa học kỹ thuật và quân sự, thuê vài chuyên gia quân sự như Mỹ, Anh và Pháp qua huấn luyện quân đội Việt Nam (thời Nguyễn) từ đội quân phong kiến sang đội quân chuyên nghiệp chuẩn của Châu Âu.
Sau khi vua Minh Mạng qua đời thì vua Thiệu Trị và vua Tự Đức tiếp tục công cuộc Duy Tân (kiểu Nga Hoàng + Nhật Hoàng kết hợp).
Như vậy mình có câu hỏi nếu giả sử Việt Nam cải cách thành công từ thời Minh Mạng cho đến Tự Đức thì Việt Nam có đủ sức chống lại thực dân Pháp vào năm 1858 không? (1858-1835=23. Vậy 23 năm có kịp cho việc phát triển quân đội và khoa học kỹ thuật quân sự như súng trường, đại bác không?)
lịch sử
,hỏi xoáy đáp hay
Vấn đề cốt lõi của việc Minh Mạng phát động chiến tranh thôn tính tứ phương bên cạnh tham vọng hùng cường, mở rộng đất đai, còn là để điều hướng dư luận trong nước ra bên ngoài nữa, thêm cái hy vọng mong manh là cột cái tinh thần đang chia năm sẻ bảy của Đại Nam vào 1 sự thống nhất về việc Chinh Nam. Thêm nữa bản chất nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân hay nổi loạn của giặc cỏ bên cạnh mâu thuẫn của nông dân địa chủ còn là mâu thuẫn ý thức hệ của các lực lượng hoài niệm nhà Lê với triều đình Nguyễn, đội này tồn tại ngay cả đến năm 1930. Chính vì thế phong trào cải cách nông nô của Nga về cơ bản k áp đụng được ở Việt Nam bởi:
Thứ nhất: Khác với Việt Nam, Nga là 1 quốc gia rộng lớn, dù lỏng lẻo với nhiều công quốc, tỉnh nhưng về cơ bản các vùng đất cốt lõi vẫn coi Nga Hoàng là người cầm quyền, dù là tự nguyện hay bắt buộc và đế quốc Nga đủ sức và chính sách để duy trì điều này cho đến sự kiện cmt10 Nga. Điều tương tự với Nhật Bản, dù chia năm sẻ bảy với các dymio và chế độ Mạc Phủ nhưng trong huyết quản người dân Nhật Bản lúc đó Nhật hoàng là hiện thân của thần, là lời hiệu triệu tối cao nên tất cả quy phục. Trái với đó, Vua Nguyễn chỉ là thiên tử trong mắt của vùng Thuận Quảng, Nam Bộ và các tiểu quốc phương Nam, còn với Bắc Bộ vẫn là 1 thứ gì đó như kẻ tiếm ngôi, chả qua họ k cs đủ lực để bật thôi
Thứ 2: Để tiến hành các cuộc cải cách duy tân, ở Nga và Nhật đều có căn cơ vững vàng từ hàng trăm năm về cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật và quan trọng nhất là nhân sự tây học vô cùng đông đảo sẵn sàng sánh vai với vua và triều đình tiến hành cuộc cách mạng. Nhìn lại nước ta, liệu các cơ sở này có hay ko? Cứ cho rằng các Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức có tầm nhìn và cái tài của Musuhito, Pyotr cộng thêm vài ba ông Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản mà tiến hành duy tân thì dễ đâu lại có cái kết như Quang Tự Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi trong biến pháp Mậu Tuất.
Rukahn
Vấn đề cốt lõi của việc Minh Mạng phát động chiến tranh thôn tính tứ phương bên cạnh tham vọng hùng cường, mở rộng đất đai, còn là để điều hướng dư luận trong nước ra bên ngoài nữa, thêm cái hy vọng mong manh là cột cái tinh thần đang chia năm sẻ bảy của Đại Nam vào 1 sự thống nhất về việc Chinh Nam. Thêm nữa bản chất nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân hay nổi loạn của giặc cỏ bên cạnh mâu thuẫn của nông dân địa chủ còn là mâu thuẫn ý thức hệ của các lực lượng hoài niệm nhà Lê với triều đình Nguyễn, đội này tồn tại ngay cả đến năm 1930. Chính vì thế phong trào cải cách nông nô của Nga về cơ bản k áp đụng được ở Việt Nam bởi:
Thứ nhất: Khác với Việt Nam, Nga là 1 quốc gia rộng lớn, dù lỏng lẻo với nhiều công quốc, tỉnh nhưng về cơ bản các vùng đất cốt lõi vẫn coi Nga Hoàng là người cầm quyền, dù là tự nguyện hay bắt buộc và đế quốc Nga đủ sức và chính sách để duy trì điều này cho đến sự kiện cmt10 Nga. Điều tương tự với Nhật Bản, dù chia năm sẻ bảy với các dymio và chế độ Mạc Phủ nhưng trong huyết quản người dân Nhật Bản lúc đó Nhật hoàng là hiện thân của thần, là lời hiệu triệu tối cao nên tất cả quy phục. Trái với đó, Vua Nguyễn chỉ là thiên tử trong mắt của vùng Thuận Quảng, Nam Bộ và các tiểu quốc phương Nam, còn với Bắc Bộ vẫn là 1 thứ gì đó như kẻ tiếm ngôi, chả qua họ k cs đủ lực để bật thôi
Thứ 2: Để tiến hành các cuộc cải cách duy tân, ở Nga và Nhật đều có căn cơ vững vàng từ hàng trăm năm về cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật và quan trọng nhất là nhân sự tây học vô cùng đông đảo sẵn sàng sánh vai với vua và triều đình tiến hành cuộc cách mạng. Nhìn lại nước ta, liệu các cơ sở này có hay ko? Cứ cho rằng các Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức có tầm nhìn và cái tài của Musuhito, Pyotr cộng thêm vài ba ông Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản mà tiến hành duy tân thì dễ đâu lại có cái kết như Quang Tự Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi trong biến pháp Mậu Tuất.