Nếu việc xuất khẩu nông sản không còn là điểm mạnh của Việt Nam thì chúng ta có gì để so sánh với các cường quốc năm châu đây?
văn hóa
,xã hội
Xuất khẩu nông sản chưa bao giờ là điểm mạnh của Việt Nam nhé.
Điểm mạnh của Việt Nam là 70% dân số là nông dân và thu nhập thấp, do đó bất chấp công nghệ canh tác rất lạc hậu nhưng chi phí sản xuất lại siêu rẻ.
Do thu nhập của nông dân đang tăng lên và số lượng nông dân đang ít đi đáng kể, dẫn đến chi phí sản xuất tăng và nó trở thành hoàn cảnh khách quan nhìn như là xuất khẩu nông sản của Việt Nam không còn hấp dẫn.
Nguồn nhân lực giá rẻ đó đổ vào nhà máy sản xuất và lắp ráp điện thoại, nhà máy may, nhà máy sản xuất máy và một phần tiến hóa thành nhân lực cao cấp đang xuất khẩu nhiều tỷ đô la phần mềm, khoa học công nghệ cao.
Về bản chất, sự phát triển kinh tế Việt Nam đang diễn biến dù rất chậm nhưng có diễn biến, từ nền kinh tế có giá thành nhân công rẻ thành nền kinh tế có giá thành nhân công trung bình và cao.
Điều này được thực hiện nhờ 1/3 GDP được đổ ngang vào giáo dục, những chương trình cải cách liên tục vô tiền khoáng hậu trong suốt 30 năm qua. Tuy 1 nửa số đó lãng phí vì sự quản lý yếu kém, nhưng nếu nhặt hết đá trong thiên hạ thì kiểu gì chả nhặt được vài viên ngọc?
Long PT
Xuất khẩu nông sản chưa bao giờ là điểm mạnh của Việt Nam nhé.
Điểm mạnh của Việt Nam là 70% dân số là nông dân và thu nhập thấp, do đó bất chấp công nghệ canh tác rất lạc hậu nhưng chi phí sản xuất lại siêu rẻ.
Do thu nhập của nông dân đang tăng lên và số lượng nông dân đang ít đi đáng kể, dẫn đến chi phí sản xuất tăng và nó trở thành hoàn cảnh khách quan nhìn như là xuất khẩu nông sản của Việt Nam không còn hấp dẫn.
Nguồn nhân lực giá rẻ đó đổ vào nhà máy sản xuất và lắp ráp điện thoại, nhà máy may, nhà máy sản xuất máy và một phần tiến hóa thành nhân lực cao cấp đang xuất khẩu nhiều tỷ đô la phần mềm, khoa học công nghệ cao.
Về bản chất, sự phát triển kinh tế Việt Nam đang diễn biến dù rất chậm nhưng có diễn biến, từ nền kinh tế có giá thành nhân công rẻ thành nền kinh tế có giá thành nhân công trung bình và cao.
Điều này được thực hiện nhờ 1/3 GDP được đổ ngang vào giáo dục, những chương trình cải cách liên tục vô tiền khoáng hậu trong suốt 30 năm qua. Tuy 1 nửa số đó lãng phí vì sự quản lý yếu kém, nhưng nếu nhặt hết đá trong thiên hạ thì kiểu gì chả nhặt được vài viên ngọc?