Nêu vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên của Trung Quốc.
kiến thức chung
. Vị trí địa lý.
Trung Quốc mở rộng từ đông sang tây khoảng 5.250km và từ bắc xuống nam khoảng 5.500km. Biên giới của nó dài 20.000km, và bờ biển dài 14.000km. Về phía bắc Trung Quốc giáp Mông Cổ; phía đông bắc giáp Nga và Bắc Hàn: phía đông giáp biển Hoàng Hải, biển Đông Trung Quốc; đông nam giáp biển nam Trung Quốc; phía nam giáp Việt Nam, Laos, Myanmar (Burma), India, Bhutan, and Nepal, tây Nam giáp Pakistan; tây giáp Afghanistan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan. Ngoài 14 nước có biên giới trực tiếp với nó nó còn đối diện với Nam Hàn và Nhật ngang qua biển Hoàng Hải và Philippines ở biển Nam Trung Quốc.
2. Đặc điêm tự nhiên.
a, Địa hình.
- Nhìn chung địa hình Trung Quốc cao ở phía tây và thấp ở phía đông, do đó hướng chảy của các sông chính thường về phía đông. Bề mặt địa hình có thể chia làm ba bậc. Bậc thứ nhất tiêu biểu là Cao nguyên Tây Tạng ( Plateau of Tibet), nằm ở Vùng tự trị Tây Tạng (Tibet Autonomous Region ) và Tỉnh Thanh Hải (Qinghai), có độ cao trung bình 4000m, là cao nguyên cao nhất trên thế giới. Phần phía tây của vùng này là Thanh Tạng (Qiangtang), có độ cao trung bình 5000m, và được mệnh danh là nóc nhà của thế giới.
- Trung Quốc thường xuyên chịu những trận động đất ở khắp phần lớn đất nước. Nguyên nhân chính của sự không ổn định về địa chất này là kết quả của sự chuyển dịch về phía bắc của mảng nền Ấn độ, đã va đập vào các dãy núi và cao nguyên tây nam Trung Quốc. Trong suốt lịch sử của mình Trung Quốc đã trải nghiệm những trận động đất lớn giết chết hàng triệu người. Chỉ riêng hai trận động đất vào thế kỷ 20 ở tỉnh Cam Túc (Gansu) , năm 1920 và ở thành phố Đường Sơn (Tangshan), phía đông tỉnh Hà Bắc ( Hebei) năm 1976 đã khiến cho 250.000 người chết ở mỗi nơi, và trận động đất ở phía đông tỉnh Thành Đô năm 2008 giết chết mười ngàn người và tàn phá một vùng động lớn.
b, khí hậu.
*
* Khối khí.
- Các vùng đất rộng lớn và địa hình đa dạng của Trung Quốc nằm ở châu Á, lục địa lớn nhất thế giới, trông ra Thái Bình Dương, đại dương lớn nhất thế giới, dọc theo một bờ biển rộng lớn. Khí hậu của đất nước vì thế, ảnh hưởng nặng nề bởi sự chuyển dịch theo mùa của các khối khí lớn giữa Thái Bình Dương và Trung Quốc đại lục. Các khối không khí địa cực, có nguồn gốc ở phía bắc ở Siberia, chi phối một phần lớn của khí hậu Trung Quốc trong suốt mùa đông; tương tự như vậy, các khối không khí nhiệt đới Thái Bình Dương gây sức ảnh hưởng của mình trong suốt mùa hè. Các điều kiện khí hậu chiếm ưu thế rõ rệt và đa dạng thịnh hành trong mùa hè và mùa đông là một kết quả trực tiếp của sự tương tác của hai khối không khí, mà hoàn toàn khác nhau về bản chất tự nhiên.
- Các khối không khí Siberia, mà khá ổn định, rất lạnh và khô thường đã đánh dấu lớp nghịch nhiệt. Sau khi vượt qua cao nguyên Mông Cổ, khối không khí lan tràn xuống phía nam và bắt đầu xâm chiếm bắc Trung Quốc, nơi mà nó trải qua một loạt các thay đổi nhanh chóng; nhiệt độ của nó tăng lên một chút, và sự ổn định của nó giảm. Trong ngày không khí có thể khá ấm áp, nhưng vào ban đêm hoặc ở những nơi râm mát rất khắc nghiệt. Nói chung, trong năm ban ngày phạm vi nhiệt độ là hơn 10° C; có khi đến 25oC . Do Bắc Trung Quốc chịu ảnh hưởng bởi khối không khí này hầu hết thời gian, nên trời thường khô, thời tiết trong trẻo và ánh sáng mặt trời phong phú trong suốt những tháng mùa đông.
* Nhiệt độ
- Nhiệt độ nói chung giảm từ nam đến bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là trên 20° C trong thung lũng sông Châu Giang (Pearl River valley) . Nó giảm xuống từ 15 đến 20° C, ở vùng trung và hạ lưu của sông Dương Tử (Yangtze River) , đến khoảng 10° C ở bắc Trung Quốc và một phần phía nam của Tân Cương (Xinjiang) , và 5° C ở khu vực phía nam của vùng Đông Bắc, vùng phía bắc Tân Cương, và các nơi gần Vạn lý Trường thành. Nó giảm xuống dưới 0° C; tức là, ở phía bắc Hắc Long Giang (Heilongjiang). Nhiệt độ giữa các vùng cực nam và bắc khoảng 48° C. Với vài ngoại lệ, tháng Giêng là tháng lạnh nhất và tháng Bảy là nóng nhất.
- Phía nam của dãy Tần Lĩnh ( Qin Mountains) và sông Hoài (Huai River), nhiệt độ tháng Giêng tăng dần đến 22 ° C trên bờ biển phía nam của đảo Hải Nam (Hainan Island). Tuyết hiếm khi rơi, và những dòng sông không đóng băng. Bắc của đường này, nhiệt độ xuống – 28 ° C ở phía bắc HắVào mùa hè nhiệt độ chênh lệch giữa Bắc và Nam Trung Quốc là khá nhỏ. Trong tháng Bảy, chênh lệch nhiệt độ giữa Quảng Châu ( Guangzhou ) và Bắc Kinh là chỉ khoảng 3 °C, và các đường đẳng nhiệt vào tháng Bảy gần như song song với bờ biển. Trong tháng Bảy, các đường đẳng nhiệt 28 ° C được ghi nhận ở một khu vực rộng lớn. Những nơi nóng nhất ở Trung Quốc được tìm thấy dọc theo các thung lũng trung và hạ lưu sông Dương Tử. Nhiệt độ trung bình tháng bảy của Nam Xương ( Nanchang ) và Trường Sa (Changsha ) cũng là ở trên 29 °C, và trong nhiều năm nó vượt quá 30 °C.
- Ở bắc Trung Quốc mùa thu thường lạnh hơn mùa xuân. Nhiệt độ trung bình tháng Mười ở Bắc Kinh là khoảng 13 ° C, và tháng Tư là khoảng 14 ° C. Ở nam Trung Quốc thì ngược lại. Nhiệt độ trung bình tháng Mười ở Quảng Châu là 24 ° C, nhưng vào tháng Tư chỉ khoảng 21 ° C .
- Ở trung lưu và hạ lưu của sông Hoàng Hà (Huang He ) là nơi mà nền văn minh nông nghiệp của Trung Quốc được phát triển đầu tiên. Có nhịp điệu theo mùa cũng biểu hiện khá rõ, và thời gian của mỗi mùa có khoảng cách đều nhau.
Tuy nhiên, ở những khu vực khác nhau của Trung Quốc, thời gian cũng như sự khởi đầu và kết thúc ngày của mỗi mùa khác nhau giữa các vùng khác nhau. Mùa hè là không tồn tại ở phía bắc Hắc Long Giang, trong khi không có mùa đông ở miền nam Quảng Đông. Tại Côn Minh (Kunming), Vân Nam ( Yunnan ) ở miền núi, khí hậu ôn hòa quanh năm, với giai đoạn hè và đông rất ngắn.
Nhìn chung, phía nam của dãy núi Tần Lĩnh sông Hoài nhiệt độ trung bình ngày ít khi dưới 0o C, vì vậy nông nghiệp có thể tiến hành quanh năm. Trong thung lũng sông Dương Tử hàng năm thường trồng hai vụ mùa, nhưng phía bắc của Vạn lý Trường Thành chỉ có thể duy nhất một mùa.
* Lượng mưa
- Lượng mưa ở Trung Quốc thường diễn biến tùy theo nhiệt độ , giảm dần từ đông nam đến tây bắc. Tổng lượng hàng năm của khu vực dọc theo bờ biển phía đông nam chiếm tới hơn 2.000 mm. Thung lũng sông Dương Tử nhận được khoảng 1.000 đến 1.150 mm/n. Xa hơn về phía bắc, trong thung lũng sông Hoài, lượng mưa hàng năm giảm khoảng 880 mm. Vùng hạ lưu của Hoàng Hà, chỉ 500-650 mm/ năm. Đông Bắc thường nhận được lượng mưa nhiều hơn Đồng bằng Hoa Bắc, lên tới 900mm/n hoặc hơn ở núi Trường Bạch (Changbai Mountains).
- Gió mùa đông nam mất nhiều độ ẩm khi nó đến phía bắc của Cao nguyên Hoàng Thổ, nơi lượng mưa hàng năm giảm xuống còn từ 300 và 500 mm. Tây Bắc của một đường nối liền Đại Hưng An ( Da Hinggan), Yin, Lang, Kỳ Liên, và dãy Altun , lượng mưa hàng năm ít hơn 250 mm. Bởi vì những khu vực này xa biển, núi cao ngăn chặn gió mùa từ phía nam tiếp cận chúng, và chỉ có đồng cỏ được tìm thấy ở đó. Ở tây Nội Mông ( (Inner Mongolia), Hành lang Cam Túc, và Bồn địa Tarim, lượng mưa hàng năm giảm xuống 100 mm hoặc ít hơn. Đây là khu vực của sa mạc thật sự, nơi mà đôi khi không có một giọt hơi ẩm nhận được trong nhiều năm.
- Bồn địa Junggar và thung lũng sông Ili của miền bắc Tân Cương là nơi chịu ảnh hưởng của gió tây, và lượng mưa nơi đó rất lớn. Lượng mưa trên cao nguyên Tây Tạng giảm dần từ đông nam đến tây bắc. Mưa hàng năm trên 900mm ở các thung lũng phía đông nam của cao nguyên, và rìa phía đông nhận được 450mm/n. Tuy nhiên, trong vùng quanh Bồn địa Sài Đạt Mộc (Qaidam Basin) ở phía bắc, tổng số hàng năm chỉ 100 – 250mm.
- Ở các vùng ven biển đông nam, quanh Phúc Châu ( Fuzhou ) và Sán Đầu ( Shantou) lượng mưa tối đa hàng ngày thậm chí có thể đạt tới 300 mm. Sự tích tụ đó có liên quan trực tiếp đến các cơn bão nhiệt đới thường xuyên đập vào vùng duyên hải, thường là trong khoảng thời gian từ tháng Năm đến tháng Mười Một; Tháng Bảy, tháng Tám và tháng Chín là ba tháng thường có bão nhất .
c, Sông ngòi.
-Trung Quốc có hơn 50.000 sông có lưu vực rộng hơn 100km2. Hàng năm sông đem ra biển khoảng 95% lượng nước ( hơn 80% vào Thái Bình Dương, 12% vào Ấn Độ Dương, và ít hơn 1 % vào Bắc Băng Dương) và 5 phần trăm biến mất trong đất liền.
-Ba con sông chính của Trung Quốc, tất cả đều chảy thường từ tây sang đông, ra biển ở phía đông, là Hoàng Hà (Huang He), sông Dương Tử (Yangtze ), và Tây Giang ( Xi). Sông Hoàng Hà bắt nguồn từ Côn Luân chảy ra biển Bột Hải ( Vịnh Chihli), phía bắc của bán đảo Sơn Đông. Sông Dương Tử là sông dài nhất, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng chảy ngang qua giữa Trung Quốc, ra biển Đông Trung Quốc ở phía bắc Thượng hải. Sông Tây Giang nằm ở phía nam bắt nguồn từ Cao nguyên Vân Nam – Quý Châu và chảy vào biển Nam Trung Quốc qua châu thổ sông Châu Giang ( Pearl River) ở Quảng Đông.
-Sự phân bố dòng chảy bề mặt ở Trung Quốc là rất không đồng đều. Chỉ có một phần nhỏ lãnh thổ có đủ số lượng nước quanh năm. Phần lớn lãnh thổ có nhiều dòng chảy nhưng chỉ trong suốt lúc mưa mùa hè, là lúc nó nhận được lượng nước dồi dào. Từ đông nam đến tây bắc dòng chảy bề mặt giảm khi địa hình trở nên nhiều đồi núi hơn. Vùng rộng lớn ở phía tây bắc thiếu nước quanh năm. Bắc Trung Quốc (phía bắc của dãy Tần Lĩnh- sông Hoài) với địa hình bằng phẳng và có lịch sử nông nghiệp lâu đời, chứa hầu như 2/3 diện tích đất canh tác của Trung Quốc; nghịch lý là, do mưa ít và thất thường, dòng chảy trung bình hàng năm ở miền bắc chỉ chiếm khoảng một phần sáu so với toàn lãng thổ.
d, Thực Vật và động vật
* Thực vật
- Địa hình và khí hậu đa dạng của Trung quốc đã tạo nên một loạt các loại thực vật tự nhiên. Tổng số loài thực vật có hạt của đất nước là khoảng 30.000, đại diện cho khoảng 2.700 chi; hơn 200 các chi là loài đặc hữu của Trung Quốc. Có khoảng 2.500 loài cây rừng, trong đó có khoảng 95 phần trăm các loại cây lá rộng. Nhiều rong số những cây này có tầm quan trọng kinh tế, chẳng hạn như cây trẩu ( dầu trẩu chiết suất từ hạt của nó làm sơn và vécni mau khô) , cây long não, cây sơn (Rhus verniciflua), hoa hồi (trong đó sản lượng dầu được sử dụng như một chất phụ gia hương liệu), và cây thủy lạp bóng (Ligustrum lucidum).
- Góp phần vào sự đa dạng và sự hòa lộn với nhau của loài thực vật nhiệt đới và ôn đới ở Trung Quốc là những yếu tố như thiếu các rào cản địa hình không thể vượt qua, chẳng hạn như sự trải rộng của sa mạc, giữa các vùng nhiệt đới, ôn đới, và dưới núi cao; các hệ thống gió mà luân phiên vào mùa đông và mùa hè; và xuất hiện thường xuyên của các trận bão. Nếu, ví dụ, các thảm thực vật của tỉnh Hắc Long Giang ở phía bắc và các tỉnh Quảng Đông ở miền nam được so sánh, ta thấy khó có thể tìm thấy một loài thực vật phổ biến nhất, ngoại lệ duy nhất chỉ có cỏ dại. Trong rừng taiga (rừng phương bắc) khu vực của khu vực biên giới phía bắc của Trung Quốc hay ở vùng núi cao, mặt khác, có rất nhiều loài thực vật cũng được tìm thấy trong các vùng đất trong vòng Bắc cực, trong khi ở các vùng nhiệt đới của Trung Quốc có những loài cũng phát triển phía nam của đường xích đạo.Tuy nhiên, từ quan điểm sinh thái, các khu rừng nhiệt đới của nam Trung Quốc nói chung không khác nhau lớn với Indonesia và các nước Đông Nam Á khác, và thực vật sa mạc và thảo nguyên của vùng tây bắc Trung Quốc cũng giống như các loài tìm thấy ở Mông Cổ hay Kazakhstan. Hơn nữa, rừng taiga Trung Quốc ở khu vực biên giới giáp với Nga về cơ bản giống như của Siberia.
- Ở Trung Quốc ta có thể bắt gặp tất cả các loại thực vật tự nhiên bản địa Bắc bán cầu, ngoại trừ các loài của vùng lãnh nguyên Bắc cực. Có cây đước của rừng ngập mặn dọc theo bờ biển nam Trung Quốc; rừng nhiệt đới trên đảo Hải Nam và nam Vân Nam; và sa mạc, thảo nguyên, đồng cỏ, và savan, cũng như các khu vực mà cây lá kim và rừng thường xanh nhiệt đới và ôn đới và cây lá rộng chiếm ưu thế.
- Trung Quốc có thể được chia – khoảng dọc theo một đường chéo từ phía tây nam đến đông bắc-thành hai khu vực thực vật mạnh khác nhau: phía tây bắc khô và đông nam ẩm. Các khu vực nhiệt đới, tiếp giáp phía đông nam ẩm, về phương diện địa lý có liên quan nhiều hơn đến Đông Nam Á. Ở phía Tây Bắc, nơi mà có điều kiện địa lý giống như sa mạc chiếm ưu thế, là khu vực rộng lớn của thảm thực vật chịu hạn thưa thớt; bên trong các vùng này, trong khu vực đất thấp, trũng, là những mảng cây chịu mặn, đặc biệt là ở các vùng Junngar, Bồn địa Sài Đạt Mộc (Qaidam-or Tsaidam, từ tiếng Mông Cổ: Цайдам, “dầm muối” hay “thung lũng rộng” ), và Gobi. Rìa phía nam của Gobi là một vành đai rộng đồng cỏ rộng lớn.
* Đời sống động vật
-Sự phong phú của các loại thực vật và sự đa dạng của địa hình đã tạo điều kiện cho một sự đa dạng tuyệt vời của đời sống động vật phát triển và cho phép động vật tồn tại nơi đó mà ở nơi khác đã tuyệt chủng.
-Nổi bật trong số những loài tồn tại là cá tầm thìa của sông Dương Tử, cá sấu châu Mỹ ở miền đông và trung Trung Quốc, và kỳ nhông khổng lồ (liên quan đến kỳ nhông khổng lồ Nhật Bản và kỳ nhông to ở Mỹ- tên la tinh là cryptobranchus alleganiensis) ở miền tây Trung Quốc
-Sự đa dạng của đời sống động vật có lẽ tuyệt vời ở trong các dãy núi và thung lũng Tây Tạng và Tứ Xuyên, là tỉnh nổi tiếng như là nhà của gấu trúc khổng lồ. Linh ngưu (một loại dê linh dương), nhiều loài chim trĩ, và nhiều loài chim hét cười được, được tìm thấy ở khắp các dãy núi Trung Quốc. Trung Quốc dường như là một trong những trung tâm chính của sự gieo rắc các loài cá chép và cá da trơn
Nội dung liên quan
Lệ Yến