Nếu tạo hóa muốn con người sống thuận theo tự nhiên, vậy tại sao lại ban cho con người lý trí?
Mình thắc mắc điều này bởi khi tham khảo sách vở phần nhiều có ý khuyên con người sống thuận tự nhiên. Thế nhưng con người lại khác con vật là có lý trí. Với bản năng, con vật thuận tự nhiên là tất yếu, nhưng với lý trí, không phải lúc nào con người cũng vui lòng thuận theo tự nhiên (thậm chí còn muốn cải tạo tự nhiên theo ý mình) và luôn đắm chìm trong lý thuyết, lo-gic.
Vì đâu tạo hóa muốn con người thuận theo tự nhiên mà lại vẫn ban cho con người lý trí nhỉ?
đạo
,lý trí
,tự nhiên
,triết học
,tâm sự cuộc sống
,tâm linh
,sách
💛 Sau một thời gian tìm hiểu có lẽ xin được trả lời bạn câu này.. cùng góp ý để đưa ra những caia nhìn tích cực sâu sắc.
Tại sao hầu hết sách vở rồi cả những hiền triết
Lỗi lạc cho đến những bậc tu hành như đức Phật, chúa.... vv.. đều hướng chúng ta sống hòa vào thiên nhiên , sống thuận theo tự nhiên. Điều đó chứng tỏ phải có một lý do nào đó. Chúng ta lại đặt ra câu hỏi vậy sao lại cho chúng ta lý trí? Vậy chúng ta co từng hỏi chính mình thế nào là lý trí? Chúng ta thực sự có lý trí hay chưa?
Vậy hãy cứ bình tâm giải đáp từng câu hỏi chắc chắn chúng ta sẽ thấy được đáp án.
Đầ tiên phải hỏi tự nhiên là gi? Tự nhiên liệu có phải là những thứ vốn có đã được sắp đặt của tạo hóa ? Tự nhiên có phải là những thứ có sinh ắt có diệt? Tự nhiên liệu có phải những thứ nằm trong vũ trụ này nhưng nằm ngoài tầm kiểm soát cua ta, chúng vốn có, chúng tự đến rồi tự đi chẳng quan tâm chúng ta yêu mến hay gét bỏ ....vv. Có lẽ chúng ta đều phần nào đã hiểu ra tự nhiên là gì. Giống như câu mèo già hóa cáo cây già hóa tinh. Phàm là thứ đi ngược tự nhiên thì sẽ biến chất. Nằm ngoài thiên đạo không chịu chi phối của tự nhiên thì sẽ không còn bình thường nữa. Một là sẽ tốt hai là sẽ cực nguy hiểm. Giống như ngăn sông làm thủy điện là đi ngược tự nhiên. San rừng lấp biển là đi ngược tự nhiên. Và vô vàn những điều khác nữa. Mỗi một hành động dù nhỏ bé đến đâu một khi đi ngược lại tự nhiên luôn để lại một hệ quả. Tốt hay xấu đều phụ thuộc vào chính người chọn điều đó.
Sống gần gũi với thiên nhiên, sống hòa mình vào với thiên nhiên. Sống đúng vói tự nhien không hẳn là bỏ phố về quê. Sau đó trồng dăm ba sào ruộng nuôi dăm ba con bò . Sống hòa mình vào với tự nhiên phải chăng là sống hòa vào với sự vận hành của vũ trụ này..đón nhận tất cả những thứ quanh ta với đúng bản chât tự nhiên của nó.
Mùa đông thì mặc áo ấm, mùa hè thì mặc áo cộc, mưa thì che ô, nắng thì đội mũ, đói thì ăn, mệt thì ngủ. Buồn thì khóc, yêu thì bộc lộ, phiền muộn thì chia sẻ...vv ...từng hành động nhỏ bé chúng ta cứ thuận tình thuận ý tự nhiê và phù hợp với mình thì làm. Ví như đêm để ngủ mà làm việc là trái tự nhiên ắt sẽ sinh mệt mỏi. Đói mà không ăn lâu ngày ắt đau dạ dày. Phiền muộn không gỡ bỏ dần dần ắt sinh trầm cảm....vv.. Thế mới hiểu tự nhiên nó kì vĩ nó mênh mông đến mức nào. Nếu chúng ta cứ đi ngược lại tư nhiên một là chúng ta sẽ tốt lên hoặc là chúng ta sẽ tồi tệ hơn. Bởi vậy trong Phật giáo mới có chữ " Buông bỏ"... buông bỏ tất cả chính là đón nhận tất cả....
Giờ lại nói về lý trí. Vậy thử hỏi lý là như thế nào? Người ta hay nói những câu như lý lẽ, lý luận, triết lý... từ lý có nghĩa là bàn về những điều đúng ... nói về những điều đúng... và theo như phân tích ở trên những điều đúng gần như là những điều thuận theo tự nhiên. Con người già là phải chết....vạn vật trên đời này đều vậy có sinh ắt phải có diệt. Vậy lý có nghĩa là đúng. Còn trí nghĩa là sao? Trí là trí tuệ, trí nhớ, trí thức. Vậy phải chăng trí ở đây chính là những kiến thức được lưu giữ trong trí óc của chúng ta. Nhưng trí này là đúng đắn là tốt đẹp hay không còn tùy thuộc vào suy nghĩ hành động của mỗi người. Ví như người có trí tuệ nhưng suy nghĩ sai hành động sai thì trí tuệ đó coi như bỏ. Người tài giỏi nhưng trí nhớ mất đi thì những cái giỏi đó cũng coi như không dùng được. Người có trí nhưng không được học tập mài rũa thì cũng giống như người không có trí thức , trí đó cũng ngủ yên. Vậy đi một đường rất dài như thế tổng quan lại lý trí là gì... phải chăng đó là những kiến thức mà chúng ta thu nhận được qua môi trường sống đã được tinh lược chắt lọc những điều đúng nhất để cài vào bộ não của chúng ta. Nó nằm sâu trong đó và trở thành giá trị của ta. Có lẽ chính vì vậy mà khi đứng trước một lựa chọn. Đầu chúng ta luôn đưa ra những phân tích đúng sai được mất tốt xấu nên hay không nên làm một cái gì đó. Và tất cả những phân tích đó đều dựa trên những gì chúng ta cô đọng đúc kết lại từ rất lâu thậm chí là vạn kiếp được để sâu tận tiềm thức.
Vậy lí trí chẳng phải vốn đã thuận theo tự nhiên.
"Tâm an trí sáng tâm bình khí hòa " chính là vậy.
Chúng ta vốn có hiểu biết vô cùng hạn hẹp nhưng lại luôn cho rằng mình giỏi. Chúng ta tự phân định mình thuộc động vật bậc cao có lý trí có phần người chứ không phải phần con. Xin lỗi mọi người nếu mọi người tự ái. Nhưng chúng ta đã sai. Chúng ta ngủ thâu đêm suốt sáng đến dạy đi làm cũng phải dùng đồng hồ báo thức. Gà cứ đến canh là gáy không sai nửa khắc các bạn tin không?. Chúng ta phải nhờ máy móc phát hiện động đất, bão lũ. Nhưng động vật chúng không cần làm điều đó. Chúng ta cao ở chỗ nào?
Xã hội càng hiện đại. Phần cảm xúc chiếm hữu lấy chúng ta . Nó che đi hết phần lý trí của chúng ta. Chúng ta muốn được người đời tôn xùng ngưỡng mộ , chúng ta muốn làm chủ bầu trời, chúng ta muốn bất tử, chúng ta muốn làm chủ , chúng ta muốn tất cả. Đó đều là cảm xúc muốn của chúng ta chứ đâu phải lí trí. Rồi khi cái muốn nó lớn nó lấn áp lý trí của chúng ta nó ép ta phải suy nghĩ phải phục tùng cái muốn của mình bằng việc làm này hành động kia. Nhưng chúng ta lại cho rằng việc chúng ta làm được cái này cái kia là do lý trí là do trí thức. Không. Đó là ham muốn là tham vọng của chúng ta. Cái đó là cảm xúc trong ta.
Nói đến đây chắc mọi người đều hiểu. Trong âm phải có dương trong dương phải có âm. Âm dương cân xứng hài hòa. Cùng tồn tại cùng thúc đẩy phát triển. Một con người cũng vậy . Cảm xúc và lý trí cần được cân bằng. Cảm xúc lấn át lý trí hay lý trí lấn át cảm xúc thì đều là đi ngược với tự nhiên ắt sinh ra hệ quả.Có câu anh hùng khó qua ải mĩ nhân cũng là vậy. Kinh bang tế thế dẹp loạn bốn phương nhưng cũng vì cảm xúc trước mĩ nhân mà bao đời vua xưa nước mất nhà tan là vậy.
Tóm lại, có rất nhiều thứ cứ nghĩ là đúng lại là sai, cứ tưởng là sai lại là đúng. Thuận theo tự nhiên chính là suy nghĩ đúng đắn của những người có lý trí. Đó là góp ý của mình.. mong tất cả đều hoan hỉ khi tham khảo.
Nội dung liên quan
Eva Chia Sẻ
Blue Sapphire
Mình đồng ý với bạn Tiên Tích Tầm Long ở điểm lý trí chỉ là công cụ và con người cần phải học cách sử dụng công cụ đó đúng. Tạo hóa cho muôn loài các sân chơi cùng công cụ để chúng ta tự tìm con đường khám phá bản thân mình và trở về hợp nhất với tạo hóa.
Nói về công cụ thì loài người có thân thể với các cảm giác trên thân, cảm xúc trong tâm, lý trí hay còn gọi là suy nghĩ/tư tưởng mà trong đó lý trí lại là công cụ dễ xử lý nhất :P Thế nhưng điều ngạc nhiên là phần đông con người hàng ngày bị cuốn vào suy nghĩ, coi chúng không phải là công cụ mà như ông bà chủ để rồi bị cứng nhắc, hoang tưởng, máy móc hoặc stress chi phối. Chúng ta cũng không nên hiểu sống thuận tự nhiên là sống hoang dã vô trí vô tri như cỏ cây muông thú mà bỏ qua việc chinh phục những công cụ đã được tạo hóa ban cho. Đâu đó vẫn có con đường trung đạo, của con người tỉnh thức, không phụ thuộc vào bất cứ công cụ nào nhưng vẫn linh hoạt uyển chuyển thưởng thức trò chơi cuộc sống.
Ông Rùa
Tôi nghĩ câu này muốn hiểu được cần phải định nghĩa lại một số từ ngữ trong đó.
(1) Thuận tự nhiên: Thật ra cá nhân tôi có 3 cách hiểu chính đối với từ này.
- Ở một góc nhìn bề nổi, thuận tự nhiên tức là tồn tại và sinh trưởng với sự gần gũi, tôn trọng, và liên đới với các cá thể hữu cơ và vô cơ khác trong tự nhiên (không thuộc về con người), về mặt hành vi lẫn suy nghĩ. Một ví dụ cho cách hiểu này chẳng hạn như:
- Ở một góc nhìn sinh học, thuận tự nhiên tức là có thói quen sống, sinh hoạt có lợi cho tinh thần và sức khoẻ thông qua việc tương tác và tiêu thụ các thành phẩm đến từ thiên nhiên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc có kiến thức về cơ thể sống của con người cũng như các loài động-thực vật khác để biết được điều nào thực sự tốt và thực sự xấu. Một ví dụ cho các hiểu này là:
- Cách hiểu thứ ba có phần "nhân tạo" và "cực đoan" hơn vì nó là sản phẩm của tâm trí con người, hay cụ thể hơn quy chất luận (essentialism) - tức là việc cho rằng bản chất của tự nhiên bắt buộc là xyz, và nếu bạn không sống đúng với bản chất đó, bạn sẽ sống không thuận với tự nhiên. Một ví dụ tiêu biểu cho cách hiểu này là:
Và tôi cho rằng 3 cách hiểu này có thể giao thoa với nhau ở một số điểm, hoặc có thể có thêm những cách hiểu khác ngoài 3 cách này.
(2) Lý trí: Tôi chỉ muốn làm rõ lại ở đây "lý trí" tức là khả năng tư duy dựa trên logic và không dựa theo bản năng, cảm xúc, hay các phản ứng sinh lý. Ở đây có lẽ Nam, hoặc tác giả (vì tôi chưa đọc cuốn sách này) đã đặt vấn đề ở một phạm trù cụ thể - là lý trí, thông thường tôi nghĩ "ý thức - consciousness" thường được mang ra so sánh với bản năng tự nhiên hơn.
Quay trở lại. cá nhân tôi cho rằng động lực chính để sinh ra nhận định phía trên là do loài người ở thời điểm hiện tại là sinh vật duy nhất có các thực hành sinh tồn và phát triển khác rất nhiều với các loài động-thực vật khác đã và đang tồn tại trên Trái đất (hãy tạm cho là như thế). Chính vì sự khác biệt đó, không thể tránh khỏi việc tách sự tồn tại của ta ra khỏi với những gì còn lại thuộc về tự nhiên. Do đó, chúng ta luôn sống và phát triển mà không đặt bản thân ta vào mối quan hệ với phần còn lại đó của trái đất - hoặc là chúng ta muốn giống nó, hoặc là chúng ta muốn khác nó, hoặc là chúng ta muốn vượt lên trên cả nó, v.v.
Tuy nhiên, khi đặt chúng ta vào trong sự so sánh và phân chia khập khễnh này, ta có thể dễ dàng nhìn thấy những gì thuộc về tự nhiên nhiều màu sắc và diệu kì hơn, nó cũng tràn đầy sức sống và năng lượng hơn, còn loài người hoàn toàn ngược lại. Điều này chẳng phải quá hiển nhiên sao? Vì "những gì không phải là con người" đa dạng hơn, đã tồn tại, phát triển, và tiến hoá lâu hơn con người. Vì thế, chẳng có gì bất ngờ nếu cho rằng "Mọi lý thuyết đều màu xám, chỉ có cây đời là mãi xanh tươi".
Vấn đề ở đây là, thực tế chúng ta đang định nghĩa tự nhiên dựa theo một trong hai hoặc cả hai yếu tố là "Tự nhiên là những gì không thuộc về con người - khác với nhân tạo" và "Tự nhiên là những gì tốt cho sức khoẻ vật chất lẫn tinh thần của con người - và cả các động-thực vật khác". Nên nếu đặt mọi thứ trên góc nhìn của một đấng tạo hoá nào đó mà đặt ra câu hỏi "vì sao lại là lý trí?" thì là bất khả thi. Đơn giản là vì chúng ta đang sử dụng một tiền đề nhân tạo lên góc nhìn của tạo hoá. Chúng ta, do đó, chỉ có thể trả lời câu hỏi này ở phương diện là con người "Tại sao tôi lại có lý trí?", chứ không thể trên phương diện của tạo hoá "Tại sao tạo hoá lại cho tôi lý trí?".
Cá nhân tôi cho rằng giới hạn và mục đích của tạo hoá, nếu thật sự tồn tại, thì sẽ không chỉ nằm ở việc tạo ra và duy trì sự sống (một cách lành mạnh). Chúng ta cho là như thế đơn thuần vì nó vừa tốt cho chúng ta, và nó cũng đang nằm trong phạm vi mà ta được phép quan sát và tư duy về.
Nguyen Hoang
Zorba Abraxas
tui chẳng quan tâm đến tự nhiên hay lý trí hay dăm ba cái gì đó câu chữ gì gì đó rối rắm do con người chế ra ;v tui là tui và tối nay tui chuẩn bị chén lẩu với mấy ae trong xóm ăn mừng thoát nạn thất nghiệp với tui thế là hết sảy!! :v
Tiên Tích Tầm Long
Con vật có bản năng nhưng nó không nhận thức được cái tự nhiên trong nó và xung quanh nó nên muôn đời nó không tiến hóa được như con người.
Lý trí chỉ là công cụ thôi nên vấn đề không ở lý trí mà ở cách con người sử dụng lý trí.