Nêu sự khủng hoảng và nguyên nhân sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu ?
kiến thức chung
Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu (nửa sau những năm 1970 đến 1991)
- Kinh tế: Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ. Những sai lầm và bế tắc trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô và hoạt động phá hoại của các thế lực phản động làm cho cuộc khủng hoảng của các nước Đông Âu ngày càng gay gắt.
- Chính trị:Các thế lực chống CNXH kích động nhân dân, biểu tình đòi cải cách kinh tế, chính trị, tổng tuyển cử tự do. Đảng và nhà nước Đông Âu phải chấp nhận.
- Kết quả các thế lực chống CNXH thắng thế lên nắm quyền,các nước Đông Âu lần lượt rời bỏ chủ nghĩa xã hội, tuyên bố là các nước cộng hòa, hệ thống XHCN sụp đổ. Đông Đức sát nhập vào Tây Đức (3-10-1990); SEV giải thể ngày 28-8-1991: Tổ chức Vácsava giải thể ngày 1-7-1991.
Nguyên nhân sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu:
Đã xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp với quy luật khách quan, đường lối chủ quan, duy ý chí, quan liêu bao cấp không theo quy luật của cơ chế thị trường làm sản xuất đình trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.
Thiếu dân chủ, thiếu công bằng, tham nhũng… làm nhân dân bất mãn.
Không bắt kịp bước phát triển của khoa học- kỹ thuật tiên tiến,dẫn đến tình trạng trì trệ, khủng hoảng kinh tế – xã hội. Phạm phải nhiều sai lầm trong cải tổ làm khủng hoảng thêm trầm trọng.
Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Ca Hoàng Duy