Nêu rõ khái niệm vị thế xã hội và vai trò xã hội Quan hệ của 2 khái niệm này là như thế nào?
xã hội
Vị thế xã hội
+ Vị thế xã hội là vị trí xã hội với những trách nhiệm và quyền lợi gắn kèm theo (địa vị xã hội). Nói cách khác, vị thế xã hội chính là một khái niệm tổng hợp nhằm chỉ vị trí xã hội cùng với những quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng.
+ Mỗi cá nhân có nhiều vị trí xã hội khác nhau do đó họ cũng có thể có nhiều vị thế xã hội khác nhau. Khi vị trí xã hội của họ thay đổi thì vị thế cũng thay đổi. Mặc dầu có nhiều vị thế xã hội nhưng các cá nhân luôn có một vị thế chủ đạo xác định rõ chân dung xã hội của họ.
+ Các loại vị thế xã hội:
* Vị thế gán cho (vị thế người phụ nữ)
* Vị thế đạt được (từ một học sinh nghèo trở thành một giám đốc)
* Vị thế vừa gán cho vừa đạt được (vị thế của một giáo sư)
* Vị thế chủ yếu – vị thế thứ yếu
Vai trò xã hội
– Định nghĩa: Vai trò xã hội là chức năng xã hội, là mô hình hành vi được xác lập một cách khách quan bởi vị thế xã hội của cá nhân trong hệ thống các quan hệ xã hội hoặc hệ thống các quan hệ giữa các cá nhân. Hay nói cách khác vị thế là chỗ đứng của vài trò.
– Đặc trưng của vai trò xã hội:
+ Vai trò là sự kết hợp của khuôn mẫu tác phong bên ngoài (hành động) và tác phong tinh thần ở bên trong (kiến thức, sự suy nghĩ). Nó không phải bao giờ cũng là những cơ chế tác phong độc đoán, cứng rắn, thụ động (như các vai trò trong một số nghi thức tôn giáo) mà có tính co giãn (có thể lựa chọn, lầm lẫn…), chủ yếu chịu sự tác động từ phía chủ thể, phong cách thực hiện vai trò, mức độ tích cực, mức độ nhận thức về vai trò đó.
+ Vai trò xã hội mô tả các tác phong đồng nhất được xã hội chấp nhận. Nó xuất hiện từ những mối quan hệ xã hội, những mối quan hệ qua lại của những người cùng hoạt động. Vai trò xã hội bao hàm các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tới một nhiệm vụ nào đó.
+ Vai trò được thực hiện trong sự phù hợp với các chuẩn mực xã hội nói chung, với sự mong đợi của người xung quanh, không phụ thuộc vào cá nhân – người thực hiện vai trò.
+ Các cá nhân chấp nhận vai trò (vai trò chủ động, vai trò lựa chọn) chủ yếu dựa vào mức độ phù hợp của chúng với nhu cầu và lợi ích cá nhân trong sự tồn tại phát triển của mình. Khi nó không còn phù hợp nữa sẽ bị loại bỏ.
+ Một cá nhân có thể đóng nhiều vai trò. Trong tình huống ấy thường xảy ra sự xung đột vai trò. Vì vậy cần có sự điều chỉnh để vai trò này hoà hợp với vai trò khác (cha – con, chủ – thợ, thầy – trò…).
+ Các loại vai trò: Vai trò chủ yếu – thứ yếu, chính – phụ. Vai trò then chốt (là khi nó được giành nhiều thời gian, nỗ lực và đại diện cho giá trị cao cả nhất của xã hội), vai trò không then chốt.
Mối quan hệ giữa vị thế xã hội và vai trò xã hội là mối quan hệ đồng thuận
+ Vị thế là cơ sở xác định vai trò của cá nhân. Nhiều vị thế sẽ dẫn đến nhiều vai trò, vị thế càng cao vai trò càng quan trọng. Vị thế như thế nào thì vai trò như thế ấy. Vị thế quyết định vai trò, hay vị thế là chỗ đứng của vai trò. Khi vị thế thay đổi thì vai trò cũng thay đổi theo.
+ Việc thực hiện tốt hay không tốt vai trò đều có ảnh hưởng đến vị thế xã hội của các cá nhân. Nếu thực hiện tốt vai trò thì sẽ củng cố và thăng tiến vị thế, nếu không thực hiện tốt vai trò sẽ làm suy giảm vì thế.
Câu 2: Tại sao nói thiết chế xã hội là nhân tố cần thiết để ổn định xã hội?
– Khái niệm thiết chế xã hội: Có nhiều cách định nghĩa về thiết chế xã hội. Ở đây xin nêu 2 cách định nghĩa:
+ Thiết chế xã hội là một hệ thống xã hội phức tạp của các chuẩn mực và các vai trò xã hội, gắn bó qua lại với nhau, được tạo ra và hoạt động để thoã mãn những nhu cầu và thực hiện các chức năng xã hội quan trọng.
+ Hay thiết chế xã hội là một tổ chức hoạt động xã hội và quan hệ xã hội nhất định đảm bảo tính bền vững và tính kế thừa cho các quan hệ đó.
* Tính hai mặt của thiết chế xã hội:
– Là một hệ thống xã hội có tổ chức.
– Cách thức, hình thái, quy tắc của tổ chức xã hội.
* Các chức năng của TCXH:
– Điều tiết các quan hệ xã hội trong những lĩnh vực khác nhau của hoạt động xã hội.
+ Tác động đến sự lựa chọn của các cá nhân. Nhờ TCXH mà nó xã hội hoá người hành động xã hội để chấp nhận và làm theo những người khác trong xã hội.
+ Tạo sự ổn định và kế thừa trong các quan hệ xã hội.
+ Điều chỉnh sự hoạt động của nhóm, cá nhân. Duy trì sự đoàn kết bên trong nhóm.
– Kiểm soát xã hội.
+ TCXH là hệ thống của những quy định xã hội hết sức chặt chẽ. Để thực hiện những quy định đó phải có những phương tiện cần thiết. Bản thân TCXH cũng là một phương tiện kiểm soát xã hội.
+ Có 2 hình thức kiểm soát xã hội:
– Kiểm soát có hình thức
– Kiểm soát phi hình thức
– Khi xã hội loài người hình thành với tư cách là một hệ thống có tổ chức thì thiết chế xã hội cũng ra đời như một nhu cầu tất yếu để ổn định và duy trì trật tự xã hội, không có xã hội nào là không có thiết chế xã hội.
Nội dung liên quan
Oanh Thiên