Nêu quan niệm và cơ cấu nghĩa của từ?
kiến thức chung
1. Các quan niệm về nghĩa của từ: hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm về vấn đề này, chưa có sự thống nhất:
1.1 Nghĩa của từ là sự vật hay hiện tượng do từ biểu thị.
1.2 Đồng nhất nghĩa với khái niệm logic hay biểu tượng tâm lý có liên hệ với từ ấy Quy nghĩa của từ về mối quan hệ giữa từ và đối tượng.
1.3 Nghĩa của từ là quan hệ giữa từ và khái niệm, biểu tượng.
1.4 “Nghĩa là quan hệ giữa cái biểu hiện (significant) và cái được biểu hiện (signifie), trong đó cái biểu hiện không được bản thân tổ hợp ngữ âm cụ thể mà là hình ảnh tâm lí của nó và cái được biểu hiện là tư tưởng.” (F.De Saussure)
2. Cơ cấu nghĩa của từ:
- Từ có thể có nhiều nghĩa và nằm trong cơ cấu tổ chức nhất định.
+ Nếu là từ đa nghĩa thì các nghĩa đó đều có quan hệ với nhau, được sắp xếp theo những cơ cấu tổ chức nhất định.
+ Trong từng nghĩa của từ gồm những thành tố nhỏ hơn, có thể phân tích ra được nghĩa tố và được sắp xếp theo một tổ chức nào đó.
→ Như vậy, xét về cơ cấu nghĩa của từ là xác định xem từ đó bao nhiêu nghĩa, mỗi nghĩa có bao nhiêu thành tố nhỏ hơn và tất cả chúng được sắp xếp trong quan hệ với nhau như thế nào.
- Mỗi nghĩa thường gồm một số nghĩa được tổ chức lại.
+ Nghĩa tố là một dấu hiệu logic ứng với một thuộc tính chung của sự vật, hiện tượng được đưa vào nghĩa biểu niệm.
+ Nghĩa tố là “yếu tố ngữ nghĩa chung của các từ thuộc cùng một nhóm từ hoặc riêng cho nghĩa của một từ đối lập với nghĩa của những từ khác trong cùng một nhóm”
- Từ đa nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại.
- Các nghĩa của từ đa nghĩa xây dựng và tổ chức theo những cách thức, trật tự nhất định: + Nghĩa gốc – nghĩa phái sinh: tiêu chí nguồn gốc. Nghĩa gốc là nghĩa đầu tiên hoặc có trước, trên cơ sở đó người ta xây dựng nên nghĩa khác. Nghĩa gốc thường là nghĩa không giải thích được lí do và có thể được nhận ra một cách độc lập không thông qua nghĩa khác. Nghĩa phái sinh được hình thành dựa trên nghĩa gốc, vì thế chúng thường là nghĩa có lí do và được nhận ra qua nghĩa gốc của từ.
+ Nghĩa gốc – nghĩa hạn chế: Dựa vào mối quan hệ giữa từ với đối tượng, khả năng bộc lộ nghĩa trong những hoàn cảnh khác nhau mà từ xuất hiện. Nghĩa tự do là nghĩa được bộc lộ trong mọi hoàn cảnh, không lệ thuộc vào một hoàn cảnh bắt buộc nào. Nghĩa hạn chế chỉ được bộc lộ trong một hoặc một vài hoàn cảnh bắt buộc.
+ Nghĩa trực tiếp – nghĩa chuyển tiếp: Dựa vào mối quan hệ định danh giữa từ và đối tượng. Nghĩa trực tiếp là nghĩa trực tiếp phản ánh đối tượng, làm cho từ gọi tên sự vật một cách trực tiếp (nghĩa đen). Nghĩa chuyển tiếp (nghĩa bóng) là nghĩa gián tiếp phản ánh đối tượng, làm cho từ gọi tên sự vật một cách gián tiếp (thường là thông qua hình tượng hoặc nét đặc thù của nó).
+ Nghĩa thường trực – nghĩa không thường trực: nghĩa đang xét nằm trong cơ cấu chung ổn định của nghĩa từ hay chưa. Một nghĩa được coi là thường trực nếu nó đã đi vào cơ cấu chung ổn định của nghĩa từ và được nhận thức như nhau trong các hoàn cảnh khác nhau. Nghĩa không thường trực là nghĩa bất chợt sinh ra trong hoàn cảnh nào đó trong quá trình sử dụng, chưa đi vào cơ cấu chung ổn định vững chắc của nghĩa từ.
Nội dung liên quan
Trần Minh Vương