Nếu phải lựa chọn, bạn chọn tích cực độc hại hay lạc quan bi tráng?
2 thuật ngữ này có thể khá xa lạ với 1 số người, hiểu 1 cách nôm na rằng:
- Theo định nghĩa của các nhà tâm lý học, tích cực độc hại là "niềm tin rằng bất kể hoàn cảnh có khắc nghiệt, khó khăn thế nào, người ta vẫn nên giữ cho được một tinh thần tích cực", và chỉ nên giữ lại những điều tích cực, dùng suy nghĩ tích cực để loại bỏ hoàn toàn những cảm xúc "khó chịu" khác; kiên quyết lạc quan, kể cả khi biết cái lạc quan ấy là giả tạo và bất khả thi.
- Frankl chính là cha đẻ của khái niệm "Lạc quan bi tráng" (Tragic Optimism", là một thứ không những đối lập với bi quan mà còn đối lập hẳn với "lạc quan độc hại".
Theo Frankl, có một thứ gọi là bộ ba bi kịch mà không ai thoát được, kiểu gì trong đời cũng phải gặp ít nhất một lần. Bộ ba ấy gồm:
1. Đau khổ không tránh khỏi.
2. Lỗi lầm không tẩy nổi.
3. Cái chết.
Lạc quan bi tráng là thứ lạc quanvẫn có được khi đã nhìn thẳng vào bộ ba bi kịch kia, nhưng biết rằng con người nếu cố hết sức, sẽ có khả năng:
1.Vượt đau khổ để từ đó đạt một thành tựu.
2.Từ lỗi lầm rút ra cơ hội để thay đổi bản thân tốt hơn.
3. Từ cái chết và sự ngắn ngủi của cuộc đời rút ra được động lực để sống có trách nhiệm.
Nếu đặt trong hoàn cảnh khó khăn nhất định. Bạn chọn bản thân mình sẽ đi thep hướng "tích cực độc hại" hay "lạc quan bi tráng"
tích cực độc hại
,lạc quan bi tráng
,phong cách sống
Mình chọn lạc quan bi tráng vì khi đó mình nhìn thẳng và dám đối diện với thực tế. Song cũng chẳng vì đó mà suy sụp, nhìn vào nó với tâm thế của kẻ lạc quan và đứng dậy hành động chứ không bị động ngồi yên chờ phép màu với những triết lí sến súa, hão huyền (tích cực độc hại)
Susi Trần
Mình chọn lạc quan bi tráng vì khi đó mình nhìn thẳng và dám đối diện với thực tế. Song cũng chẳng vì đó mà suy sụp, nhìn vào nó với tâm thế của kẻ lạc quan và đứng dậy hành động chứ không bị động ngồi yên chờ phép màu với những triết lí sến súa, hão huyền (tích cực độc hại)
Nhìn Cái Gì?