Nêu những đặc điểm của Phật Giáo Việt Nam?
phật giáo việt nam
,tôn giáo
Những đặc điểm của Phật Giáo Việt Nam
Một là dung hợp các tín ngưỡng truyền thống. Phật giáo ở Việt Nam dung hợp với các tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ thần, thờ mẫu, Phật giáo vẫn sống chung và hòa đồng với các tín ngưỡng ấy, tuy nhiên, Phật giáo vẫn giữ vai trò chủ đạo. Điều này được thể hiện rất rõ trong cách bày trí tượng thờ trong chùa, đặc biệt là miền Bắc.
Hai là Phật giáo là thành tố trong tam giáo đồng nguyên: Phật giáo dung hợp cùng tinh thần Nho giáo và Đạo giáo. Các vị tăng sĩ Phật giáo thông hiểu Nho giáo, uyên thâm Lão giáo, và vận dụng tam giáo nhuần nhuyễn trong cuộc sống, tu hành của mình.
Ba là gắn bó với dân tộc: Phật giáo du nhập vào Việt Nam trở thành một tôn giáo gắn bó giữa đạo với đời, thể hiện tinh thần nhập thế. Phật giáo Việt Nam có truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc, đồng hành trong những giai đoạn thăng trầm của đất nước, góp phần đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Tiêu biểu là Lý Công Uẩn và Trần Nhân Tông.
Bốn là đoàn kết nội bộ: Phật giáo Việt Nam có tinh thần đoàn kết, gắn bó nội bộ. Tuy có nhiều tông phái Phật giáo cùng tồn tại và phát triển, nhưng tất cả đều sinh hoạt trong một tổ chức chung là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Năm 1981, trải qua một năm vận động thống nhất đã thành lập tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong Hiến chương của mình Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định “Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Giáo hội duy nhất đại diện cho tăng ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước”.
Ngoài ra, Phật giáo Việt Nam còn đoàn kết với các tầng lớp trong xã hội và đoàn kết với các tôn giáo bạn để chung tay xây dựng và phát triển đất nước. Đây là điều chưa có một tổ chức Phật giáo nước ngoài nào có thể làm được.
Năm là tính sơn môn pháp phái:Du nhập vào Việt Nam, Phật giáo hình thành và phát triển theo truyền thống của cư dân, phát triển như dòng họ thế tục. Việc quản lý, kỷ luật sư sãi đều do Sơn môn, Pháp phái giải quyết. Giáo hội chung chỉ chủ trương và định hướng những công tác Phật sự lớn và có tính tổng thể. Còn các hoạt động tôn giáo cụ thể như: tiếp độ tăng ni, truyền thụ giới luật, trì giảng kinh điển, các nghi thức tôn giáo… đều mang tính Sơn môn, Hệ phái, và do người đứng đầu Sơn môn, Hệ phái chỉ đạo thực hiện.
Sáu là là thành tố tạo nên tính đặc trưng văn hóa: Văn hoá, đạo đức Phật giáo như quan điểm “ở hiền gặp lành” “báo đáp tứ trọng ân” “người Phật tử hiếu hạnh” “hành thiện tránh ác”, “từ bi cứu khổ”, “tôn trọng con người”, “bình đẳng tâm, không phân biệt đẳng cấp, sang hèn”, “yêu chuộng hòa bình”… đã thấm đậm trong tâm tưởng mỗi con người Việt Nam qua các thế hệ. Nó đã góp phần tạo dựng nên nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Mà ở đó, người ta không còn phân biệt đâu là đạo đức xã hội, đâu là đạo đức tôn giáo.
Thị Chấn Châu
Những đặc điểm của Phật Giáo Việt Nam
Một là dung hợp các tín ngưỡng truyền thống. Phật giáo ở Việt Nam dung hợp với các tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ thần, thờ mẫu, Phật giáo vẫn sống chung và hòa đồng với các tín ngưỡng ấy, tuy nhiên, Phật giáo vẫn giữ vai trò chủ đạo. Điều này được thể hiện rất rõ trong cách bày trí tượng thờ trong chùa, đặc biệt là miền Bắc.
Hai là Phật giáo là thành tố trong tam giáo đồng nguyên: Phật giáo dung hợp cùng tinh thần Nho giáo và Đạo giáo. Các vị tăng sĩ Phật giáo thông hiểu Nho giáo, uyên thâm Lão giáo, và vận dụng tam giáo nhuần nhuyễn trong cuộc sống, tu hành của mình.
Ba là gắn bó với dân tộc: Phật giáo du nhập vào Việt Nam trở thành một tôn giáo gắn bó giữa đạo với đời, thể hiện tinh thần nhập thế. Phật giáo Việt Nam có truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc, đồng hành trong những giai đoạn thăng trầm của đất nước, góp phần đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Tiêu biểu là Lý Công Uẩn và Trần Nhân Tông.
Bốn là đoàn kết nội bộ: Phật giáo Việt Nam có tinh thần đoàn kết, gắn bó nội bộ. Tuy có nhiều tông phái Phật giáo cùng tồn tại và phát triển, nhưng tất cả đều sinh hoạt trong một tổ chức chung là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Năm 1981, trải qua một năm vận động thống nhất đã thành lập tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong Hiến chương của mình Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định “Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Giáo hội duy nhất đại diện cho tăng ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước”.
Ngoài ra, Phật giáo Việt Nam còn đoàn kết với các tầng lớp trong xã hội và đoàn kết với các tôn giáo bạn để chung tay xây dựng và phát triển đất nước. Đây là điều chưa có một tổ chức Phật giáo nước ngoài nào có thể làm được.
Năm là tính sơn môn pháp phái:Du nhập vào Việt Nam, Phật giáo hình thành và phát triển theo truyền thống của cư dân, phát triển như dòng họ thế tục. Việc quản lý, kỷ luật sư sãi đều do Sơn môn, Pháp phái giải quyết. Giáo hội chung chỉ chủ trương và định hướng những công tác Phật sự lớn và có tính tổng thể. Còn các hoạt động tôn giáo cụ thể như: tiếp độ tăng ni, truyền thụ giới luật, trì giảng kinh điển, các nghi thức tôn giáo… đều mang tính Sơn môn, Hệ phái, và do người đứng đầu Sơn môn, Hệ phái chỉ đạo thực hiện.
Sáu là là thành tố tạo nên tính đặc trưng văn hóa: Văn hoá, đạo đức Phật giáo như quan điểm “ở hiền gặp lành” “báo đáp tứ trọng ân” “người Phật tử hiếu hạnh” “hành thiện tránh ác”, “từ bi cứu khổ”, “tôn trọng con người”, “bình đẳng tâm, không phân biệt đẳng cấp, sang hèn”, “yêu chuộng hòa bình”… đã thấm đậm trong tâm tưởng mỗi con người Việt Nam qua các thế hệ. Nó đã góp phần tạo dựng nên nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Mà ở đó, người ta không còn phân biệt đâu là đạo đức xã hội, đâu là đạo đức tôn giáo.