Nếu như ai cũng lựa chọn ''sống xanh'' có phải nền kinh tế sẽ bị thiệt hại?

  1. Tư duy

Nếu một người chỉ đi đi bộ, xe đạp thì sẽ không mua ô tô, như vậy sẽ gây ra một chuỗi thiệt hại:

  • Không mượn tiền để mua
  • Không sử dụng bảo hiểm
  • Không mua nhiên liệu
  • Không trả tiền cho việc bảo dưỡng và sửa chữa xe
  • Không sử dụng bãi đậu xe

Nếu là con người khỏe mạnh:

  • Không mua thuốc
  • Không đến bệnh viện gặp bác sĩ

Rồi mấy bạn tiêu dùng xanh sống tối giản sử dụng đồ tái chế, mua đồ thì đã ít lại còn tận dụng tái chế đi tái chế lại thì sản xuất hàng ra rồi bán cho ai rồi?

=> Tựu chung lại, lựa chọn sống xanh đồng nghĩa không thêm gì vào GDP của đất nước. Tiền họ không dùng vào việc gì, vậy thì nền kinh tế làm sao có thể chuyển động?

Rốt cuộc sống xanh như vậy có gây ra thiệt hại cho nền kinh tế không? Và có nên ủng hộ mạnh mẽ lối sống này?

Từ khóa: 

tư duy

Cái này nó ko đơn thuần như bạn mô tả. Có tốt cũng có xấu.

Đầu tiên, với phương tiện giao thông, sống xanh gì đấy theo bạn nói là đi xe đạp, đi bộ nhỉ. Vấn đề của việc đi xe đạp hay đi bộ là chỉ khả thi với quãng đường ngắn, và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Ngoài ra xe đạp hoàn toàn ko thể đáp ứng được các nhu cầu vận chuyển đồ đạc, hàng hóa; hay chở bà bầu, trẻ em, người bệnh... Thế nên dù chọn "sống xanh" đi chăng nữa người ta vẫn cứ phải mua oto nếu có nhu cầu thôi. Tất nhiên, lượng oto tiêu thụ chắc chắn vẫn sẽ giảm xuống so với bình thường, ngành sản xuất oto + phụ kiện đi kèm sẽ bị ảnh hưởng, nhưng nó cũng mang lại nhiều lợi ích kiểu như giảm lượng phương tiện lưu thông -> giảm áp lực giao thông, bớt tắc đường, phương tiện lưu thông nhanh hơn -> logistic hiệu quả hơn, giảm phí bảo trì bảo dưỡng sửa chữa hạ tầng; bớt khói bụi ô nhiễm... Về mặt này cá nhân mềnh đánh giá là có lợi nhiều hơn hại.

Về y tế, cái này thì ko đúng đâu. Một con người khỏe mạnh ko bệnh tật sẽ làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội hơn người ốm, thời gian mà người ta nằm viện hoàn toàn có thể sử dụng để du lịch, ăn uống, tiêu dùng. Đấy là còn chưa nói đến chi phí (mà nó là tiền thuế) chính phủ phải bỏ ra để duy trì một hệ thống y tế công đủ lớn để phục vụ cho người bệnh. Thế nên, nếu xét đến lợi ích, thì người dân khỏe mạnh >>> người dân nhiều bệnh.

Về tái chế, tái chế được cái gì đấy luôn luôn là chuyện tốt, giảm rác thải, giảm ô nhiễm -> giảm chi phí cần thiết để xử lý các vấn đề trên. Hàng sản xuất hay hàng tái chế thì nó cũng là hàng cả thôi mà bạn. Lợi nhuận từ cty sản xuất nó sang cty tái chế thôi.

Cái gây ảnh hưởng lớn nhất lên nền kinh tế của cái phong trào "sống xanh" này ko phải là những thứ bạn liệt kê mà là việc suy giảm nhu cầu tiêu dùng - mà người ta hay gọi là sống "tối giản". Thay vì ăn uống, tiêu pha vào du lịch, mua sắm tiện nghi, tận hưởng cuộc sống ở mức cao nhất mà người ta có thể, thì họ tự buộc mình vào 1 cái khuôn khổ, chỉ dùng những thứ ở mức "cần thiết". Việc này làm giảm sức mua của thị trường, gây hạn chế sản xuất vì cầu thấp, khó thu hút vốn đầu tư -> ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Ngoài ra, việc nhu cầu giảm còn dẫn tới động lực làm việc, phấn đấu kiếm tiền giảm -> năng suất lao động giảm nữa.

Trả lời

Cái này nó ko đơn thuần như bạn mô tả. Có tốt cũng có xấu.

Đầu tiên, với phương tiện giao thông, sống xanh gì đấy theo bạn nói là đi xe đạp, đi bộ nhỉ. Vấn đề của việc đi xe đạp hay đi bộ là chỉ khả thi với quãng đường ngắn, và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Ngoài ra xe đạp hoàn toàn ko thể đáp ứng được các nhu cầu vận chuyển đồ đạc, hàng hóa; hay chở bà bầu, trẻ em, người bệnh... Thế nên dù chọn "sống xanh" đi chăng nữa người ta vẫn cứ phải mua oto nếu có nhu cầu thôi. Tất nhiên, lượng oto tiêu thụ chắc chắn vẫn sẽ giảm xuống so với bình thường, ngành sản xuất oto + phụ kiện đi kèm sẽ bị ảnh hưởng, nhưng nó cũng mang lại nhiều lợi ích kiểu như giảm lượng phương tiện lưu thông -> giảm áp lực giao thông, bớt tắc đường, phương tiện lưu thông nhanh hơn -> logistic hiệu quả hơn, giảm phí bảo trì bảo dưỡng sửa chữa hạ tầng; bớt khói bụi ô nhiễm... Về mặt này cá nhân mềnh đánh giá là có lợi nhiều hơn hại.

Về y tế, cái này thì ko đúng đâu. Một con người khỏe mạnh ko bệnh tật sẽ làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội hơn người ốm, thời gian mà người ta nằm viện hoàn toàn có thể sử dụng để du lịch, ăn uống, tiêu dùng. Đấy là còn chưa nói đến chi phí (mà nó là tiền thuế) chính phủ phải bỏ ra để duy trì một hệ thống y tế công đủ lớn để phục vụ cho người bệnh. Thế nên, nếu xét đến lợi ích, thì người dân khỏe mạnh >>> người dân nhiều bệnh.

Về tái chế, tái chế được cái gì đấy luôn luôn là chuyện tốt, giảm rác thải, giảm ô nhiễm -> giảm chi phí cần thiết để xử lý các vấn đề trên. Hàng sản xuất hay hàng tái chế thì nó cũng là hàng cả thôi mà bạn. Lợi nhuận từ cty sản xuất nó sang cty tái chế thôi.

Cái gây ảnh hưởng lớn nhất lên nền kinh tế của cái phong trào "sống xanh" này ko phải là những thứ bạn liệt kê mà là việc suy giảm nhu cầu tiêu dùng - mà người ta hay gọi là sống "tối giản". Thay vì ăn uống, tiêu pha vào du lịch, mua sắm tiện nghi, tận hưởng cuộc sống ở mức cao nhất mà người ta có thể, thì họ tự buộc mình vào 1 cái khuôn khổ, chỉ dùng những thứ ở mức "cần thiết". Việc này làm giảm sức mua của thị trường, gây hạn chế sản xuất vì cầu thấp, khó thu hút vốn đầu tư -> ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Ngoài ra, việc nhu cầu giảm còn dẫn tới động lực làm việc, phấn đấu kiếm tiền giảm -> năng suất lao động giảm nữa.

Mục đích của lối sống xanh cơ bản là giảm thiểu ô nhiễm thôi ak.hi