Nếu Nhà nước không bắt các đại gia bất động sản như ông Dũng (Tân Hoàng Minh) thì nền kinh tế của đất nước sẽ đi về đâu?

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

  2. Đầu tư & Tài chính

  3. Xã hội

  4. Luật pháp

Từ khóa: 

tân hoàng minh

,

đỗ anh dũng

,

trái phiếu

,

bất động sản

,

kinh doanh và khởi nghiệp

,

đầu tư & tài chính

,

xã hội

,

luật pháp

Mình nhìn ở góc độ vĩ mô thì thấy việc này rất bình thường, nó chỉ là hành động điều tiết lại dòng tiền trong nền kinh tế và việc phân bổ lại tài sản trong tháp xã hội.

Khi dịch bệnh covid và khủng hoảng kinh tế xảy ra, dòng tiền trong xã hội bị rút ra khỏi sản xuất kinh doanh. Các cá nhân, doanh nghiệp đều có tâm lý "tích sản", tăng dự trữ tiền. Đây là lúc nền kinh tế rất yếu và phân biệt giàu nghèo lộ rõ, gia tăng. Hãy tưởng tưởng 1 doanh nghiệp khi khó khăn, giám đốc xa thải hết nhân viên, giải tán công ty. Giám đốc tuy không kiếm thêm được tiền nữa nhưng đã có một tài sản tích lũy đáng kể đủ để sống được vài chục năm. Người nhân viên bị xa thải thì chỉ đủ tiền duy trì cuộc sống 2-3 tháng.

https://cdn.noron.vn/2022/04/08/74332250318204985-1649428942.png
Kinh tế ốm yếu cần được bơm tiền

Khi dịch bệnh tạm qua, nhà nước sẽ có các chính sách bơm tiền vào nền kinh tế để khôi phục lại sản xuất. Có 2 xu hướng xảy ra khi bơm tiền:

  • Chủ doanh nghiệp được nhà nước cho vay ưu đãi để mở lại doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho xã hội. Đây là hướng nhà nước mong muốn.
  • Chủ doanh nghiệp lợi dụng vốn ngân hàng để tiếp tục đầu tư tài sản, mà cụ thể ở đây là BDS. Việc này chỉ làm tăng lạm phát, tăng thêm cách biệt giầu nghèo, và không tạo ra giá trị xã hội nào cả. Đây là hướng nhà nước không mong muốn.

Dù muốn hay không, khi bơm tiền cả 2 xu hướng này đều sẽ xảy ra. Chính phủ cũng hiểu khi tăng cung tiền thì lạm phát sẽ xảy ra. Nhà nước muốn xu hướng thứ nhất. Nhưng giới tài chính, tài phiệt, ngân hàng lại muốn xu hướng thứ 2. Do đó nhà nước cần phải điều tiết để nắn lại.

Nếu nhà nước không điều tiết thì sao?

  • Nguồn tiền bơm vào nền kinh tế sẽ phân bổ nhiều vào bds, hay một số tài sản khác của các cá nhân, doanh nghiệp.
  • Giá cả tài sản tăng, có nghĩa là lạm phát sẽ tăng.
  • Việc bơm tiền sẽ kém hiệu quả, nền kinh tế hồi phục chậm, và sẽ phải tiếp tục bơm thêm tiền để khôi phục kinh tế.
  • Giới tài phiệt sẽ giầu thêm rất nhiều. Tiền mất giá, nên người nghèo dù giữ được tiền sẽ tự nghèo đi. Chưa kể họ còn nghèo đi vì công việc ít, kinh tế không khôi phục.
Trả lời

Mình nhìn ở góc độ vĩ mô thì thấy việc này rất bình thường, nó chỉ là hành động điều tiết lại dòng tiền trong nền kinh tế và việc phân bổ lại tài sản trong tháp xã hội.

Khi dịch bệnh covid và khủng hoảng kinh tế xảy ra, dòng tiền trong xã hội bị rút ra khỏi sản xuất kinh doanh. Các cá nhân, doanh nghiệp đều có tâm lý "tích sản", tăng dự trữ tiền. Đây là lúc nền kinh tế rất yếu và phân biệt giàu nghèo lộ rõ, gia tăng. Hãy tưởng tưởng 1 doanh nghiệp khi khó khăn, giám đốc xa thải hết nhân viên, giải tán công ty. Giám đốc tuy không kiếm thêm được tiền nữa nhưng đã có một tài sản tích lũy đáng kể đủ để sống được vài chục năm. Người nhân viên bị xa thải thì chỉ đủ tiền duy trì cuộc sống 2-3 tháng.

https://cdn.noron.vn/2022/04/08/74332250318204985-1649428942.png
Kinh tế ốm yếu cần được bơm tiền

Khi dịch bệnh tạm qua, nhà nước sẽ có các chính sách bơm tiền vào nền kinh tế để khôi phục lại sản xuất. Có 2 xu hướng xảy ra khi bơm tiền:

  • Chủ doanh nghiệp được nhà nước cho vay ưu đãi để mở lại doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho xã hội. Đây là hướng nhà nước mong muốn.
  • Chủ doanh nghiệp lợi dụng vốn ngân hàng để tiếp tục đầu tư tài sản, mà cụ thể ở đây là BDS. Việc này chỉ làm tăng lạm phát, tăng thêm cách biệt giầu nghèo, và không tạo ra giá trị xã hội nào cả. Đây là hướng nhà nước không mong muốn.

Dù muốn hay không, khi bơm tiền cả 2 xu hướng này đều sẽ xảy ra. Chính phủ cũng hiểu khi tăng cung tiền thì lạm phát sẽ xảy ra. Nhà nước muốn xu hướng thứ nhất. Nhưng giới tài chính, tài phiệt, ngân hàng lại muốn xu hướng thứ 2. Do đó nhà nước cần phải điều tiết để nắn lại.

Nếu nhà nước không điều tiết thì sao?

  • Nguồn tiền bơm vào nền kinh tế sẽ phân bổ nhiều vào bds, hay một số tài sản khác của các cá nhân, doanh nghiệp.
  • Giá cả tài sản tăng, có nghĩa là lạm phát sẽ tăng.
  • Việc bơm tiền sẽ kém hiệu quả, nền kinh tế hồi phục chậm, và sẽ phải tiếp tục bơm thêm tiền để khôi phục kinh tế.
  • Giới tài phiệt sẽ giầu thêm rất nhiều. Tiền mất giá, nên người nghèo dù giữ được tiền sẽ tự nghèo đi. Chưa kể họ còn nghèo đi vì công việc ít, kinh tế không khôi phục.

Tôi không ngạc nhiên khi các tỷ phú hay đại gia ở Việt Nam bị bắt, mà thậm chí còn thấy sự việc xảy ra hơi chậm trễ, khi mà họ đã quá mức giàu có. Có lẽ do ở mỗi thời kỳ thì có những đặc tính, diễn biến khác nhau, và ở mỗi vụ thì có tính chất khác nhau.

Không phải là tôi mong cho họ bị bắt. Mà bởi những kinh nghiệm đã nhìn thấy tương tự ở các nước XHCN. Và ở Việt Nam thì ấn tượng để ghi nhớ là từ vụ ông Bùi Xuân Hải, hay gọi là Hải Đồ Cổ (Sugovina) đã từng bị bắt, bị ngồi tù từ những năm cuối thập niên 1980. Lỗi bị bắt ngồi tù thì rất “truyền thống”: Tội trốn thuế.

Ông Hải Đồ Cổ vốn là giáo viên dạy môn sinh vật ở trường Trần Phú, Hải Phòng. Ông có niềm đam mê về ngành nghề gốm sứ. Sự nghiệp phát triển của ông đã đưa đến cho ông ước vọng muốn nâng thương hiệu gốm sứ Việt Nam phát triển lên tầm quốc tế. Ông đã cố gắng miệt mài, dồn tất cả tâm, trí, lực, và tiền bạc cho gốm sứ. Xí nghiệp gốm sứ tư nhân của ông đã từng tạo ra việc làm cho hàng trăm công nhân, thương hiệu Sugovina đã được đem đi triển lãm ở nhiều nước. Và ông có niềm trăn trở về việc mạ vàng lên đồ sứ… Nhưng rồi sự nghiệp đã dẫn dắt ông đến việc phải ngồi tù 2, 3 lần trong vài năm vì tội “trốn thuế”. Bởi khi đó ông đã quá giàu với hàng nghìn cây vàng.

Nói về việc ông Hải bị đi tù, bố tôi nói rằng: “Cái bọn khốn nạn, chúng nó như thù ghét ông ấy, bắt tội ông ấy đi tù mấy lần liền. Ông Hải là người hiền lành chứ có tội gì? Cái thời ấy chúng nó như là ghét người có của”.

Quay nhìn trở lại lịch sử từ những nhà đại tư sản Bạch Thái Bưởi, Sơn Hà, Vạn Vân, Trịnh Văn Bô, Đỗ Đình Thiện,… cho đến sự mất tiệt đi những cái tên ấy thì hiểu rằng làm đại tỷ phú trong xã hội nhắm đến việc tiêu diệt tầng lớp tư sản, cào bằng xã hội, thì việc tồn tại của các đại gia chỉ là trong khoảng thời điểm nhất định. Sự tồn tại của họ chỉ là trong khoảng thời gian khi lợi ích mà họ còn đem lại, bằng sự cộng sinh hoặc chia chác, còn có tác dụng.

Ảnh là hình con hổ bằng sứ được mạ vàng, do ông Hải Đồ Cổ tặng bố tôi. Hôm đó, cách nay cũng đã hơn chục năm, ông Hải có một gian hàng ở triển lãm Giảng Võ, gặp bố tôi đi hội chợ, ông Hải hỏi bố tôi tuổi gì? Khi biết bố tôi tuổi Mậu Dần, ông Hải lấy con hổ mạ vàng trong bộ 12 con giáp để tặng.

https://cdn.noron.vn/2022/04/09/40891116812368137-1649498826.jpgFrom: Nguyễn Mạnh Hiệp

Câu hỏi này thì các bạn ở dưới đã trả lời rất kĩ rồi. Mình chỉ cung cấp thêm thông tin cho những ai không biết hay chưa rõ về Tân Hoàng Minh:

Ngày 4/4, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã ra quyết định hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu với giá trị trên 10.000 tỷ đồng của 3 công ty thuộc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh).

Nhóm doanh nghiệp này bao gồm: Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt; Công ty CP Cung điện Mùa Đông và Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil. Đây đều là các công ty chưa đại chúng, đã thực hiện 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ với tổng trị giá 10.030 tỷ đồng trong thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022. Lý do hủy là vì có hành vi công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin trong hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Chuyện cười ngày xưa: "Nhà nọ có ba ông cháu. Một hôm, ông sai cháu ra chợ mua một đồng mắm và một đồng tương. Thằng bé mang hai cái bát ra chợ mua, nhưng đi một lúc, sực nhớ ra, quay lại hỏi ông: Ông ơi, đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương?

- Ông bảo: Đồng nào cũng được!

- Thằng bé lại chạy đi, một hồi lâu, lại mang hai cái bát không về, hỏi: Ban nãy cháu quên chưa hỏi ông bát nào đựng mắm, bát nào đựng tương?"

Chuyện cười ngày nay: Ông nhà nước hỏi ông doanh nghiệp: vốn ông huy động đồng nào xây nhà máy? Đồng nào xây văn phòng? Đồng nào xây hệ thống? Đồng nào mua nguyên liệu? Đồng nào trả lương cho người lao động?...

Đến 1 lúc không tải được nữa thì nó sẽ nổ khi đó thì hàng triệu người sẽ bị bần cùng hóa. Bắt ông Dũng, ông Quyết và đang đánh động một số ông đại gia bất động sản là dấu hiệu rõ ràng Nhà nước sẽ làm triệt để, để đưa thị trường bất động sản về đúng giá trị của nó.

Giờ một cán bộ công chức đi làm cả đời cũng khó mà có tiền mua đất xây nhà nếu như không tham ô hay tham nhũng ông nhỉ:vv

Tiền không bơm vào thì không được mà bơm vào cũng chẳng xong!