Nếu ngày 07 tháng 12 năm 1941, Hải quân và không quân Đế Quốc Nhật Bản không đánh úp hạm đội Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thì lịch sử có thay đổi không Mỹ sẽ đánh úp Nhật?
lịch sử
Thực tế việc xảy ra Chiến tranh Thái Bình Dương (1941-1945) giữa Hải quân Đế quốc Nhật Bản và Hải quân Hoa Kỳ là một điều tất yếu ko thể tránh khỏi. Nó đã được báo trước khi Mỹ có những động thái cứng rắn đáp trả lại các hành động của Nhật ở Trung Hoa năm 1937 nhất là lệnh cấm vận dầu mỏ và thép với quốc gia này.. Điều đó chẳng khác gì 1 cú sốc với đảo quốc châu Á, không kém gì vấn nạn dầu Nga với châu Âu hiện tại vậy. Theo ước tính của triều đình Nhật, lượng dầu mỏ, khí đốt của Nhật trong kho chỉ đủ dùng không quá 1 năm nếu không có nguồn bổ sung từ các đơn hàng nhập khẩu mà đất nước Cờ Hoa đã chặn đứng. Thượng lượng là điều không thể vì lập trường 2 bên là không thể dung hòa và đối lập toàn diện. Một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Nhật là không thể né tránh. Và điều đó đã được chính thức sau sự kiện 7/12/1941, sau đó Mỹ tuyên bố Nhật Bản là kẻ đánh lén hèn hạ và chính thức tuyên chiến với Nhật.
Bạn đọc đặt câu hỏi là nếu sự kiện này không xảy ra thì lịch sử sẽ diễn biến như thế nào? Tôi cho là sẽ có 2 khả năng cho chuyện này:
Thứ nhất: phe Lục quân ở Nhật thắng thế. Trường hợp này dù ít xảy ra vì cho đến năm 1941, Nhật Bản cơ bản k thể mở rộng thêm các vùng đất chiến lược ở Trung Hoa còn ở ĐNA đã đến cực hạn cả về lãnh thổ và tham vọng của Đế quốc. Nếu Nhật Bản k nam tiến đánh Mỹ, thì để đảm bảo dầu mỏ, Nhật chỉ còn 2 con đường đó là tiến đánh Liên Xô ở viễn đông và khống chế Indonesia để kiểm soát lượng dầu mở ở đây. Việc khống chế Indo nằm trong tầm tay của hải quân chứ k phải lục quân và thực tế 2 lực lượng này ở Nhật đang kình nhau ra mặt. Thậm chí trong những năm 1942-1943, khi Nhật có nhiều trận đấu ác liệt với Mỹ ở các đảo, hải quân Nhật nhiều khi đứng chơi kệ lục quân khô máu với Mỹ dù rằng đáng ra việc họ phải làm là hỗ trợ đồng đội.
Chúng ta sẽ xét về khả năng tác chiến vùng viễn đông: đây là vùng đất lạnh giá ở gần Nhật Bản và Mãn Châu, với bàn đạp Mãn Châu, Nhật Bản có thể tổ chức các phương diện quân khổng lồ để tiến công nhanh chóng phong tỏa Viễn Đông, trong điều kiện hoàn hảo có thể sớm tiếp cận các Kho tài nguyên và khu công nghiệp của Liên Xô di tản về đây để bổ sung cho bản thân mình. Nhưng đó chỉ là trong điều kiện hoàn hảo mà thôi, dù rằng đại bộ phận quân Liên Xô ở đây đã được điều động lên phía Tây chống nhau với Đức, nhưng lực lượng ở lại chừng 10-20 sư đoàn hoàn toàn có thể dựa vào các sư đoàn kỵ binh sơn cước, thiết giáp, lợi thế sân nhà để phòng thủ trước quân Nhật. Về quân Nhật, cơ cấu lục quân và học thuyết chiến tranh lục quân đến năm 1941 cở bản vẫn theo tinh thần của thập niên 20, sự tồn tại bộ binh tùng thiết phối hợp cùng xe tăng tác chiến là hết sức hạn chế ( dù ko đến nỗi phế như quân Quốc dân Đảng), ngoài việc được trang bi thêm 1 số súng máy, pháo, xe tăng hạng nhẹ ( dưới cơ so vs xe tăng Liên Xô) thì mọi thứ cứ như ww1 áp vào nên thực sự sức mạnh tác chiến lục quân của Nhật còn kém xa so với quân Liên Xô. Điều đó đã được khẳng định trong trận giao hữu Khalkhyn Gol (1939) với sự thất bại rõ ràng của quân Nhật. Huống chi quân Nhật về cơ bản chưa có sự chuẩn bị về hậu cần, tiếp vận nhất là áo ấm cho thời tiết lạnh giá ở vùng Viễn đông. Nếu tiến công theo hướng này, cơ bản Nhật sẽ phát huy tối đa sở đoản của mình và phauri chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng. Một khi quân đội Liên Xô tổ chức phản công quy mô lớn, các vùng đất của Nhật ở Đông Á sẽ sớm bị uy hiếp và mối đe dọa càng tăng trong khi vấn đề năng lượng ko được giải quyết, Nhật Bản vẫn tê liệt như kế hoạch... Rồi lịch sử sẽ còn diễn biến phức tạp hơn thực tế không biết chừng. Đó là còn chưa kể đến việc tiến hành chiến tranh ở Viễn Đông không nằm trong kế hoạch thôn tính và chinh phục thế giới của Thủ Tướng Takana, điều đó dẫn đến nguy cơ các đơn vị Nhật Bản sẽ tác chiến và hỗ trợ thiếu đồng bộ, dẫn đến những mối nguy hiểm tiềm tàng cho Đế quốc.
Thứ 2: Phe Hải quân thắng thế nhưng tránh Mỹ: Trong trường hợp này, diễn biến tiến quân của Nhật cơ bản vẫn như chúng ta biết nhưng trận Trân Châu Càng sẽ có thể không diễn ra vào 7/12/1941. Theo đó Nhật vẫn tận dụng ưu thế của mình để chiếm hết các vùng dọc châu Á- Thái Bình Dương và điều động các hạm đội liên hợp kiểm soát và khống chế Indonesia để khai thác dầu ở đây. Có lẽ như vậy Hoa Kỳ sẽ k có cớ nhảy vào? Ko nhầm rồi, Hoa Kỳ vẫn sẽ nhảy vào với 1 cái cớ nào đó, đơn giản như cách Mỹ lấy cớ tàu ngầm Đức bắn chìm tàu khách của Mẽo như hồi ww1 ấy, quá đơn giản để tham chiến đâu cần phức tạp. Hoa Kỳ sẽ liên tục gửi hàng tiếp viện cho đồng minh ở châu Á, Nhật sẽ buộc phải chặn đánh và thế là có cớ rồi. Lúc này thảm họa với quân Nhật còn khủng khiếp hơn thực tế vì Hạm đội Thái Bình Dương- Chủ lực hàng đầu của hải quân Hoa Kỳ vẫn còn nguyên vẹn 100% sức manh và liên tục được bổ sung bằng khả năng sản xuất khủng khiếp của quốc gia này sẽ gây những sức ép vô cùng vô tận với Hải quân Đế quốc Nhật Bản.
Vốn dĩ Đại đô đốc phe Nhật tính dùng trận Trân Châu Cảng để đánh mẽo 1 đòn bất ngờ, rồi huy diệt căn cứ của ham đội thái bình dương và diệt luôn ổ tụ quân này của Mẽo, theo tính toán của ông, nếu ok thì Mẽo sẽ mất 1-2 năm để tái phục hồi và tham chiến. Chiến lược thì chuẩn nhưng cách thực hiện rất... nên mẽo mới phục hồi nhanh và cho Nhật ăn no hành. Giờ đây không có trận Trâu Châu Cảng, Mẽo hoàn toàn có thể nhập cuộc ngay lập tức mà không cần phải tái tạo lại căn cứ. Quá tiện.... Sợ là chiến sự giữa Mẽo và Nhật sẽ còn kết thúc sớm hơn cả thực tế ấy chứ.
Tuy nhiên nếu sự kiện 7/12/1941 không xảy ra thì phía Mỹ cũng không phải không có bất lợi, đó là chính phủ Mẽo đứng đầu là đảng dân chủ sẽ không thể nào tuyên truyền về sự cắn trộm của Nhật để khơi dậy chủ nghĩa ái quốc vs dân Mẽo để khiến cho 25m thanh niên mẽo tình nguyện tham chiến chỉ ngay trong ngày 8/12/1041 như thực tế nữa. Phe cộng hòa vẫn có thể giữ được tư thế và sự ủng hộ của mình với chính sách "Người Mỹ là trên hết, châu Mỹ là trước hết". Cục diện trận chiến có thể di theo đúng ww1 và các nước phe đồng minh sẽ phải đồ nhiều máu hơn để dành chiến thắng ở Châu Âu còn châu Á Nhật sẽ gần như bất khả chiến bại. Nếu Mỹ tham chiến, nó sẽ k còn là cuộc chiến vệ quốc của Mỹ nữa mà sẽ là 1 cuộc chiến giới hạn của chính phủ Mỹ, quân đội Mỹ với Đế quốc Nhật Bản và Nhân dân Nhật Bản tương tự như cuộc Chiến tranh Việt Nam, và khi đó có thể diên biến và các kỳ tích sẽ rất khác biệt nếu như sư kiện đó cũng hoàn toàn không biến hóa ra 1 sự kiện khác tương tự như vậy.
Rukahn
Thực tế việc xảy ra Chiến tranh Thái Bình Dương (1941-1945) giữa Hải quân Đế quốc Nhật Bản và Hải quân Hoa Kỳ là một điều tất yếu ko thể tránh khỏi. Nó đã được báo trước khi Mỹ có những động thái cứng rắn đáp trả lại các hành động của Nhật ở Trung Hoa năm 1937 nhất là lệnh cấm vận dầu mỏ và thép với quốc gia này.. Điều đó chẳng khác gì 1 cú sốc với đảo quốc châu Á, không kém gì vấn nạn dầu Nga với châu Âu hiện tại vậy. Theo ước tính của triều đình Nhật, lượng dầu mỏ, khí đốt của Nhật trong kho chỉ đủ dùng không quá 1 năm nếu không có nguồn bổ sung từ các đơn hàng nhập khẩu mà đất nước Cờ Hoa đã chặn đứng. Thượng lượng là điều không thể vì lập trường 2 bên là không thể dung hòa và đối lập toàn diện. Một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Nhật là không thể né tránh. Và điều đó đã được chính thức sau sự kiện 7/12/1941, sau đó Mỹ tuyên bố Nhật Bản là kẻ đánh lén hèn hạ và chính thức tuyên chiến với Nhật.
Bạn đọc đặt câu hỏi là nếu sự kiện này không xảy ra thì lịch sử sẽ diễn biến như thế nào? Tôi cho là sẽ có 2 khả năng cho chuyện này:
Thứ nhất: phe Lục quân ở Nhật thắng thế. Trường hợp này dù ít xảy ra vì cho đến năm 1941, Nhật Bản cơ bản k thể mở rộng thêm các vùng đất chiến lược ở Trung Hoa còn ở ĐNA đã đến cực hạn cả về lãnh thổ và tham vọng của Đế quốc. Nếu Nhật Bản k nam tiến đánh Mỹ, thì để đảm bảo dầu mỏ, Nhật chỉ còn 2 con đường đó là tiến đánh Liên Xô ở viễn đông và khống chế Indonesia để kiểm soát lượng dầu mở ở đây. Việc khống chế Indo nằm trong tầm tay của hải quân chứ k phải lục quân và thực tế 2 lực lượng này ở Nhật đang kình nhau ra mặt. Thậm chí trong những năm 1942-1943, khi Nhật có nhiều trận đấu ác liệt với Mỹ ở các đảo, hải quân Nhật nhiều khi đứng chơi kệ lục quân khô máu với Mỹ dù rằng đáng ra việc họ phải làm là hỗ trợ đồng đội.
Chúng ta sẽ xét về khả năng tác chiến vùng viễn đông: đây là vùng đất lạnh giá ở gần Nhật Bản và Mãn Châu, với bàn đạp Mãn Châu, Nhật Bản có thể tổ chức các phương diện quân khổng lồ để tiến công nhanh chóng phong tỏa Viễn Đông, trong điều kiện hoàn hảo có thể sớm tiếp cận các Kho tài nguyên và khu công nghiệp của Liên Xô di tản về đây để bổ sung cho bản thân mình. Nhưng đó chỉ là trong điều kiện hoàn hảo mà thôi, dù rằng đại bộ phận quân Liên Xô ở đây đã được điều động lên phía Tây chống nhau với Đức, nhưng lực lượng ở lại chừng 10-20 sư đoàn hoàn toàn có thể dựa vào các sư đoàn kỵ binh sơn cước, thiết giáp, lợi thế sân nhà để phòng thủ trước quân Nhật. Về quân Nhật, cơ cấu lục quân và học thuyết chiến tranh lục quân đến năm 1941 cở bản vẫn theo tinh thần của thập niên 20, sự tồn tại bộ binh tùng thiết phối hợp cùng xe tăng tác chiến là hết sức hạn chế ( dù ko đến nỗi phế như quân Quốc dân Đảng), ngoài việc được trang bi thêm 1 số súng máy, pháo, xe tăng hạng nhẹ ( dưới cơ so vs xe tăng Liên Xô) thì mọi thứ cứ như ww1 áp vào nên thực sự sức mạnh tác chiến lục quân của Nhật còn kém xa so với quân Liên Xô. Điều đó đã được khẳng định trong trận giao hữu Khalkhyn Gol (1939) với sự thất bại rõ ràng của quân Nhật. Huống chi quân Nhật về cơ bản chưa có sự chuẩn bị về hậu cần, tiếp vận nhất là áo ấm cho thời tiết lạnh giá ở vùng Viễn đông. Nếu tiến công theo hướng này, cơ bản Nhật sẽ phát huy tối đa sở đoản của mình và phauri chịu nhiều tổn thất nghiêm trọng. Một khi quân đội Liên Xô tổ chức phản công quy mô lớn, các vùng đất của Nhật ở Đông Á sẽ sớm bị uy hiếp và mối đe dọa càng tăng trong khi vấn đề năng lượng ko được giải quyết, Nhật Bản vẫn tê liệt như kế hoạch... Rồi lịch sử sẽ còn diễn biến phức tạp hơn thực tế không biết chừng. Đó là còn chưa kể đến việc tiến hành chiến tranh ở Viễn Đông không nằm trong kế hoạch thôn tính và chinh phục thế giới của Thủ Tướng Takana, điều đó dẫn đến nguy cơ các đơn vị Nhật Bản sẽ tác chiến và hỗ trợ thiếu đồng bộ, dẫn đến những mối nguy hiểm tiềm tàng cho Đế quốc.
Thứ 2: Phe Hải quân thắng thế nhưng tránh Mỹ: Trong trường hợp này, diễn biến tiến quân của Nhật cơ bản vẫn như chúng ta biết nhưng trận Trân Châu Càng sẽ có thể không diễn ra vào 7/12/1941. Theo đó Nhật vẫn tận dụng ưu thế của mình để chiếm hết các vùng dọc châu Á- Thái Bình Dương và điều động các hạm đội liên hợp kiểm soát và khống chế Indonesia để khai thác dầu ở đây. Có lẽ như vậy Hoa Kỳ sẽ k có cớ nhảy vào? Ko nhầm rồi, Hoa Kỳ vẫn sẽ nhảy vào với 1 cái cớ nào đó, đơn giản như cách Mỹ lấy cớ tàu ngầm Đức bắn chìm tàu khách của Mẽo như hồi ww1 ấy, quá đơn giản để tham chiến đâu cần phức tạp. Hoa Kỳ sẽ liên tục gửi hàng tiếp viện cho đồng minh ở châu Á, Nhật sẽ buộc phải chặn đánh và thế là có cớ rồi. Lúc này thảm họa với quân Nhật còn khủng khiếp hơn thực tế vì Hạm đội Thái Bình Dương- Chủ lực hàng đầu của hải quân Hoa Kỳ vẫn còn nguyên vẹn 100% sức manh và liên tục được bổ sung bằng khả năng sản xuất khủng khiếp của quốc gia này sẽ gây những sức ép vô cùng vô tận với Hải quân Đế quốc Nhật Bản.
Vốn dĩ Đại đô đốc phe Nhật tính dùng trận Trân Châu Cảng để đánh mẽo 1 đòn bất ngờ, rồi huy diệt căn cứ của ham đội thái bình dương và diệt luôn ổ tụ quân này của Mẽo, theo tính toán của ông, nếu ok thì Mẽo sẽ mất 1-2 năm để tái phục hồi và tham chiến. Chiến lược thì chuẩn nhưng cách thực hiện rất... nên mẽo mới phục hồi nhanh và cho Nhật ăn no hành. Giờ đây không có trận Trâu Châu Cảng, Mẽo hoàn toàn có thể nhập cuộc ngay lập tức mà không cần phải tái tạo lại căn cứ. Quá tiện.... Sợ là chiến sự giữa Mẽo và Nhật sẽ còn kết thúc sớm hơn cả thực tế ấy chứ.
Tuy nhiên nếu sự kiện 7/12/1941 không xảy ra thì phía Mỹ cũng không phải không có bất lợi, đó là chính phủ Mẽo đứng đầu là đảng dân chủ sẽ không thể nào tuyên truyền về sự cắn trộm của Nhật để khơi dậy chủ nghĩa ái quốc vs dân Mẽo để khiến cho 25m thanh niên mẽo tình nguyện tham chiến chỉ ngay trong ngày 8/12/1041 như thực tế nữa. Phe cộng hòa vẫn có thể giữ được tư thế và sự ủng hộ của mình với chính sách "Người Mỹ là trên hết, châu Mỹ là trước hết". Cục diện trận chiến có thể di theo đúng ww1 và các nước phe đồng minh sẽ phải đồ nhiều máu hơn để dành chiến thắng ở Châu Âu còn châu Á Nhật sẽ gần như bất khả chiến bại. Nếu Mỹ tham chiến, nó sẽ k còn là cuộc chiến vệ quốc của Mỹ nữa mà sẽ là 1 cuộc chiến giới hạn của chính phủ Mỹ, quân đội Mỹ với Đế quốc Nhật Bản và Nhân dân Nhật Bản tương tự như cuộc Chiến tranh Việt Nam, và khi đó có thể diên biến và các kỳ tích sẽ rất khác biệt nếu như sư kiện đó cũng hoàn toàn không biến hóa ra 1 sự kiện khác tương tự như vậy.