Nếu muốn nghiên cứu về chất lượng cuộc sống thì nên dùng mô hình nào?
nghiên cứu
,chất lượng cuộc sống
,mô hình nghiên cứu
,xã hội
Mô hình sink kế (Livelihood Model)
(Hình chụp màn hình từ Sở Du Lịch Ninh Bình)
Mô hình sinh kế là một chiến lược giảm đói, thoát nghèo được xây dựng và hình thành bởi nước Anh và là một thước đo hữu dụng nếu ta muốn nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của một cá nhân.
Dựa trên năm trụ cột cốt lõi gồm: Con người, Xã hội, Vật chất, Tài chính, và Môi trường (Tự nhiên - sẽ giải thích tên gọi sau). Đáp ứng được các nhu cầu này có thể giúp một người vượt khó, tăng trưởng, bảo đảm, ổn định thu nhập và lương thực của họ.
Mô hình này thường được áp dụng với giới nghèo và cận nghèo trên ba khu vực khác nhau gồm: hẻo lánh, nông thôn, và đô thị. Mô hình được thay đổi dựa trên tính chất của từng khu vực.
-------------------------------------------------------------------------------
Nguồn lực sinh kế:
Hệ thống mô hình sinh kế được xây dựng trên năm cụ trột: Con người, Xã hội, Vật chất, Tài chính, và Môi trường. Bây giờ hãy đi qua từng cái.
1) Vốn con người: Quan tâm đến chất lượng lao động của một cá nhân và những thứ có thể tác động đến chất lượng và khả năng lao động của mỗi người:
- Trình độ học vấn
- Đào tạo chính quy
- Kinh nghiệm làm việc
- Sức khoẻ
2) Vốn xã hội: Quan tâm đến các hệ thống quan hệ của một cá nhân như là gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cộng đồng, v.v. và cách nó giới hạn hoặc gia tăng độ bền vững của một cá nhân, đặc biệt là trong thời gian khó khăn.
- Cùng nhau làm việc trong khuôn khổ gia đình
- Hợp tác làm việc
- Chia sẻ của cải cho nhau (gia đình)
- Số lượng người lao động trong nhà/số người trong nhà
- Con cái
- Kết nối kinh doanh (chuỗi cung ứng)
3) Vốn vật chất: Quan tâm đến những đồ vật thuộc quyền sở hữu của cá nhân đó để có thể giúp nâng cao, kiếm tiền, ổn định, và "xây vững" cuộc sống của cá nhân đó.
- Nhà cửa: Thường trú, Tạm trú, Lưu trú (ít lắm, không quá cần thiết), Vô gia cư.
- Dụng cụ lao động, kinh doanh
- Phương tiện đi lại
- Chất lượng đồ sở hữu
4) Vốn tài chính: Quan tấm đến số tiền và thu nhập/lương bổng của một cá nhân và sự ổn định và đầy đủ của thu nhập của các nhân đó.
- Tiền chi tiêu nhu yếu phẩm
- Thu nhập hằng ngày/tháng/năm
- Bấp bênh trong thu nhập: theo mùa hay quanh năm
- Vay tiền/nợ nần
- Số tiền dư để có thể đầu tư hoặc dành dựm
5) Vốn môi trường: Quan tâm đến những thứ được cung cấp cho cá nhân qua thế lực bên ngoài, có thể giúp hoặc giới hạn kiếm tiền, giảm đói thoát nghèo.
Có hai từ có thể sử dụng cho thể loại này: vốn tự nhiên và vốn công cộng.
Nơi hẻo lánh với ít dính dáng tới nền văn minh hiện đại con người thường chỉ có vốn tự nhiên. Nơi đô thị sùm uất khi mà đâu cũng chỉ là người và xã hội thì dùng vốn công cộng. Còn nông thôn nơi xen kẻ giữa hai thứ sẽ dùng cả hai.
Vốn tự nhiên nói về những thứ trong thiên nhiên như:
- mùa màng
- nguồn nước
- đất đai
- dinh dưỡng
- đa dạng sinh học
- tài nguyên thiên nhiên
Vốn công cộng nói về những thứ liên quan tới nhà nước và dịch vụ của chính phủ như:
- Chương trình xã hội như là bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, nhân thọ,...
- giáo dục
- Y tế
- nước
- điện
- cơ sở hạ tầng
- an ninh
- luật pháp, chính sách (trợ cấp, hỗ trợ xây dựng,...)
-------------------------------------------------------------------------------
Hoàn cảnh gây tổn thương:
- Cú sốc/khủng hoảng: Những sự kiện lớn từ môi trường hoặc thị trường làm việc, thường có sức ảnh hưởng lớn tới một lượng người lớn. Như là dịch bệnh, động đất, hạn hán, mất mùa, khủng hoảng kinh tế.
- Xu hướng: Thường chỉ ảnh hưởng tới một ngành nghề nhất định. Sự suy giảm của một ngành nào đó vì sự thay đổi của thời thế, số lượng, quan niêm tiêu dùng, v.v.
- Thời vụ: Theo mùa, mùa này ế mùa kia lên thiên. Đặc biệt là các nghề trồng trọt, bán thực phẩm, du lịch, v.v. Hoặc là các mặt hàng nổi vào một mùa/lễ trong năm hơn quanh năm.
-------------------------------------------------------------------------------
Mặc dù nó là kế hoạch chiến lược đến giảm đói nghèo, nhưng có thể dựa trên căn bản trong đây để làm mô hình để nghiên cứu chất lượng cuộc sống.
SaPama
Mô hình sink kế (Livelihood Model)
(Hình chụp màn hình từ Sở Du Lịch Ninh Bình)
Mô hình sinh kế là một chiến lược giảm đói, thoát nghèo được xây dựng và hình thành bởi nước Anh và là một thước đo hữu dụng nếu ta muốn nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của một cá nhân.
Dựa trên năm trụ cột cốt lõi gồm: Con người, Xã hội, Vật chất, Tài chính, và Môi trường (Tự nhiên - sẽ giải thích tên gọi sau). Đáp ứng được các nhu cầu này có thể giúp một người vượt khó, tăng trưởng, bảo đảm, ổn định thu nhập và lương thực của họ.
Mô hình này thường được áp dụng với giới nghèo và cận nghèo trên ba khu vực khác nhau gồm: hẻo lánh, nông thôn, và đô thị. Mô hình được thay đổi dựa trên tính chất của từng khu vực.
-------------------------------------------------------------------------------
Nguồn lực sinh kế:
Hệ thống mô hình sinh kế được xây dựng trên năm cụ trột: Con người, Xã hội, Vật chất, Tài chính, và Môi trường. Bây giờ hãy đi qua từng cái.
1) Vốn con người: Quan tâm đến chất lượng lao động của một cá nhân và những thứ có thể tác động đến chất lượng và khả năng lao động của mỗi người:
- Trình độ học vấn
- Đào tạo chính quy
- Kinh nghiệm làm việc
- Sức khoẻ
2) Vốn xã hội: Quan tâm đến các hệ thống quan hệ của một cá nhân như là gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cộng đồng, v.v. và cách nó giới hạn hoặc gia tăng độ bền vững của một cá nhân, đặc biệt là trong thời gian khó khăn.
- Cùng nhau làm việc trong khuôn khổ gia đình
- Hợp tác làm việc
- Chia sẻ của cải cho nhau (gia đình)
- Số lượng người lao động trong nhà/số người trong nhà
- Con cái
- Kết nối kinh doanh (chuỗi cung ứng)
3) Vốn vật chất: Quan tâm đến những đồ vật thuộc quyền sở hữu của cá nhân đó để có thể giúp nâng cao, kiếm tiền, ổn định, và "xây vững" cuộc sống của cá nhân đó.
- Nhà cửa: Thường trú, Tạm trú, Lưu trú (ít lắm, không quá cần thiết), Vô gia cư.
- Dụng cụ lao động, kinh doanh
- Phương tiện đi lại
- Chất lượng đồ sở hữu
4) Vốn tài chính: Quan tấm đến số tiền và thu nhập/lương bổng của một cá nhân và sự ổn định và đầy đủ của thu nhập của các nhân đó.
- Tiền chi tiêu nhu yếu phẩm
- Thu nhập hằng ngày/tháng/năm
- Bấp bênh trong thu nhập: theo mùa hay quanh năm
- Vay tiền/nợ nần
- Số tiền dư để có thể đầu tư hoặc dành dựm
5) Vốn môi trường: Quan tâm đến những thứ được cung cấp cho cá nhân qua thế lực bên ngoài, có thể giúp hoặc giới hạn kiếm tiền, giảm đói thoát nghèo.
Có hai từ có thể sử dụng cho thể loại này: vốn tự nhiên và vốn công cộng.
Nơi hẻo lánh với ít dính dáng tới nền văn minh hiện đại con người thường chỉ có vốn tự nhiên. Nơi đô thị sùm uất khi mà đâu cũng chỉ là người và xã hội thì dùng vốn công cộng. Còn nông thôn nơi xen kẻ giữa hai thứ sẽ dùng cả hai.
Vốn tự nhiên nói về những thứ trong thiên nhiên như:
- mùa màng
- nguồn nước
- đất đai
- dinh dưỡng
- đa dạng sinh học
- tài nguyên thiên nhiên
Vốn công cộng nói về những thứ liên quan tới nhà nước và dịch vụ của chính phủ như:
- Chương trình xã hội như là bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, nhân thọ,...
- giáo dục
- Y tế
- nước
- điện
- cơ sở hạ tầng
- an ninh
- luật pháp, chính sách (trợ cấp, hỗ trợ xây dựng,...)
-------------------------------------------------------------------------------
Hoàn cảnh gây tổn thương:
- Cú sốc/khủng hoảng: Những sự kiện lớn từ môi trường hoặc thị trường làm việc, thường có sức ảnh hưởng lớn tới một lượng người lớn. Như là dịch bệnh, động đất, hạn hán, mất mùa, khủng hoảng kinh tế.
- Xu hướng: Thường chỉ ảnh hưởng tới một ngành nghề nhất định. Sự suy giảm của một ngành nào đó vì sự thay đổi của thời thế, số lượng, quan niêm tiêu dùng, v.v.
- Thời vụ: Theo mùa, mùa này ế mùa kia lên thiên. Đặc biệt là các nghề trồng trọt, bán thực phẩm, du lịch, v.v. Hoặc là các mặt hàng nổi vào một mùa/lễ trong năm hơn quanh năm.
-------------------------------------------------------------------------------
Mặc dù nó là kế hoạch chiến lược đến giảm đói nghèo, nhưng có thể dựa trên căn bản trong đây để làm mô hình để nghiên cứu chất lượng cuộc sống.