Nêu một số biện pháp dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong môn toán ?
kiến thức chung
Biện pháp 1: Dạy học, củng cố cho HS nắm vững các kiến thức cơ bản
a. Cơ sở xây dựng biện pháp:
- Muốn giải được các vấn đề thì điều quan trọng đầu tiên đối với HS là cần phải nắm được lý thuyết. Do đó để góp phần giúp cho HS phát triển năng lực PH & GQVĐ người GV cần giúp cho HS nắm vững các kiến thức cơ bản. Biện pháp này được xây dựng dựa trên cơ sở việc nắm vững các kiến thức là yêu cầu cần phải có để giúp HS giải các bài toán.
b. Nội dung và thực hiện biện pháp :
- Trong khi dạy học từng tiết, từng bài GV cần phải có phần củng cố kiến thức trong tiết học, bài học đó để HS nắm chắc được nội dung kiến thức mà họ vừa được học. Đặc biệt GV cần hệ thống lại những kiến thức mà HS cần phải nắm được trong từng chương thông qua tiết ôn tập chương. Việc làm này là hết sức cần thiết đặc biệt là với việc dạy học theo phương pháp PH & GQVĐ. Vì khi nắm được các kiến thức cơ bản thì HS mới có thể phát hiện ra được vấn đề cần giải quyết và giải quyết chúng một cách chính xác và nhanh nhất.
Biện pháp 2: Giúp cho HS thấy được ứng dụng thực tiễn của môn học từ đó tạo hứng thú cho HS
a. Cơ sở xây dựng biện pháp thực tiễn đóng vai trò quyết định của quá trình nhận thức, là tiêu chuẩn chân lí của Toán học cũng như các khoa học khác. Tính thực tiễn của Toán học thể hiện qua ứng 48 dụng của Toán học vào trong thực tiễn đời sống. Thực tiễn còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành cho HS khả năng PH & GQVĐ vì nó là môi trường rất thuận lợi cho HS rèn luyện, phát triển kĩ năng, kĩ xảo và nắm vững kiến thức đã học.
b. Nội dung và thực hiện biện pháp: Vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn thực chất là sử dụng các kiến thức Toán học làm công cụ để giải quyết một tình huống thực tiễn. Những ứng dụng thực tế của toán học thường có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề như sau :
- Bước 1 : Toán học hóa tình huống thực tế;
- Bước 2 : Dùng công cụ toán học để giải quyết bài toán trong mô hình toán học;
- Bước 3 : Chuyển kết quả trong mô hình toán học sang lời giải của bài toán thực tế. Việc vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn nói chung đều thực hiện theo quy trình : Tình huống thực tiễn mô hình hóa toán học sử dụng phương pháp toán học để giải quyết điều chỉnh kết quả cho phù hợp với tình huống ban đầu.
Biện pháp 3: Đưa học sinh vào vấn đề để học sinh giải quyết thông qua phương pháp dạy học theo tình huống và giải quyết vấn đề.
a. Cơ sở xây dựng biện pháp: Để hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thì trước hết phải có vấn đề để cho học sinh phải suy nghĩ tìm hướng giải quyết, tình huống đó có thể là trong thực tế hay trong dạy học bài tập lý thuyết thuần túy. Đặc biệt khi nhúng học sinh vào các tình huống trong thực tế sẽ giúp học sinh trang bị thêm những kiến thức cần thiết trong cuộc sống, qua đó khiến học sinh thêm hứng thú và yêu thích với môn học.
b. Nội dung và thực hiện biện pháp:
- Xác định rõ mục tiêu học tập.
- Dành thời gian quan trọng cho việc thu thập, phân loại, phân tích những tình huống có thật liên quan đến bài giảng. Trường hợp cần thiết có thể hư cấu, nhưng cốt lõi của tình huống vẫn phải là có thật, như vậy việc tìm ra phương án xử lý mới mang tính hấp dẫn đối với người học.
- Đưa những tình huống vào bài tập, sử dụng những câu hỏi mang tính gợi mở cho học sinh.
- Đưa học sinh vào giải quyết các vấn đề, tình huống đó, học sinh có thể tiến hành thảo luận theo nhóm hoặc tìm kiếm thêm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Giáo viên cần hướng dẫn quá trình làm việc của HS dưới sự dẫn dắt của giáo viên sẽ thực hiện theo ba bước:
+ Tự đào xới tình huống, để phát hiện vấn đề.
+ Tự phân tích tình huống, để lý giải và chứng minh vấn đề.
+ Tự tổng hợp dữ liệu, để kết luận vấn đề.
- Tổng kết, đánh giá hoạt động của học sinh
Nội dung liên quan
Đặng Ngọc Trâm