Nếu một người mà mình muốn tin tưởng lại nói dối mình trong một vài vấn đề mình thực sự quan tâm tới họ thì nên làm thế nào?

  1. Tâm lý học

Từ khóa: 

tâm lý học

Nếu với tính cách của mình, mình sẽ bỏ qua nhưng không phải để tiếp tục mối quan hệ mà tìm cách tự mình chấm dứt mối quan hệ đó. Khi mình đã phát hiện ra họ nói dối, mình không muốn đào sâu vào chuyện đó nữa, mình chẳng cần biết vì sao họ nói dối, mình cũng không cần họ thừa nhận và giải thích lí do tại sao nói dối, thực ra việc hỏi đó là sự hy vọng sẽ nhận được một lí do hợp lý nào đó, gần như là cách để tự an ủi bản thân mình thôi, trong khi lí do mình phải chấp nhận đó là: mày không quan trọng với họ, câu trả lời của họ cũng chẳng thay đổi được sự thật đó đâu!

Trước mình cũng từng gặp trường hợp như vậy. Hai đứa bạn chơi cùng với mình hẹn nhau đi chơi nhưng không rủ mình mà hôm sau lại nói với mình là cả hai ở nhà không đi đâu cả khi mình hỏi. Sau đó bằng một cách nào đó mình biết họ đã nói dối, nhưng mình cũng chẳng nói năng gì, chỉ dần dần tách ra khỏi họ và không còn thân với họ nữa thôi. :)) Mình vẫn thấy bình thường, chẳng có gì căng thẳng, và sau đó vẫn tìm được những đứa bạn thật sự thân, thân đến bây giờ vẫn thân, và với hai người bạn cũ gặp mặt vẫn chào hỏi, vui vẻ, chỉ là không còn thân nữa. Cơ bản là "chúng ta không thuộc về nhau", có vậy thôi!

Trả lời

Nếu với tính cách của mình, mình sẽ bỏ qua nhưng không phải để tiếp tục mối quan hệ mà tìm cách tự mình chấm dứt mối quan hệ đó. Khi mình đã phát hiện ra họ nói dối, mình không muốn đào sâu vào chuyện đó nữa, mình chẳng cần biết vì sao họ nói dối, mình cũng không cần họ thừa nhận và giải thích lí do tại sao nói dối, thực ra việc hỏi đó là sự hy vọng sẽ nhận được một lí do hợp lý nào đó, gần như là cách để tự an ủi bản thân mình thôi, trong khi lí do mình phải chấp nhận đó là: mày không quan trọng với họ, câu trả lời của họ cũng chẳng thay đổi được sự thật đó đâu!

Trước mình cũng từng gặp trường hợp như vậy. Hai đứa bạn chơi cùng với mình hẹn nhau đi chơi nhưng không rủ mình mà hôm sau lại nói với mình là cả hai ở nhà không đi đâu cả khi mình hỏi. Sau đó bằng một cách nào đó mình biết họ đã nói dối, nhưng mình cũng chẳng nói năng gì, chỉ dần dần tách ra khỏi họ và không còn thân với họ nữa thôi. :)) Mình vẫn thấy bình thường, chẳng có gì căng thẳng, và sau đó vẫn tìm được những đứa bạn thật sự thân, thân đến bây giờ vẫn thân, và với hai người bạn cũ gặp mặt vẫn chào hỏi, vui vẻ, chỉ là không còn thân nữa. Cơ bản là "chúng ta không thuộc về nhau", có vậy thôi!

Thân chào bạn!

Thực ra trong cuộc sống, ngay cả đối với những người thân thiết nhất là gia đình của chúng ta, thỉnh thoảng vẫn sẽ có những lời nói dối xuất hiện. Giống như ba mẹ chúng ta vẫn hay làm vì không muốn chúng ta phải lo lắng cho họ. 

Đối với mối quan hệ bạn bè mà nói, dù bạn có thân với người đó tới mức nào đi nữa, họ cũng sẽ có những khoảng riêng cho người ấy, những lời nó dối sẽ có. Nếu bạn thực sự coi người ấy quan trọng với mình, hãy thông cảm và tha thứ cho họ, đừng dằn vặt bản thân mình, hãy tìm dịp để nói chuyện và đồng hành cùng họ như những người bạn thực sự nhé!

Tình bạn không dễ tìm kiếm, trong xã hội đầy dẫy sự lừa dối thì càng khó. Chúc bạn có tình bạn lâu bền hơn nhé.

Mình nghĩ lòng tốt, sự thông cảm nên được đặt đúng chỗ và có mức độ. Có thể bạn thật sự muốn quan tâm, lo lắng cho họ nhưng họ lại ko cần sự quan tâm đó lắm, đôi khi là họ thấy phiền nên nói dối cho qua chuyện.
Hãy đặt giới hạn giữa việc hỏi thăm và việc ép người khác phải đối xử như mình kì vọng, thì sẽ không bị thất vọng. Ví dụ ngòai lề: 
- Bạn mình bảo: m ở đâu, t đem đồ qua nhà cho.
- Mình đag rất mệt, mà mỗi lần nó qua là nó tám ít nhất nửa tiếng, nên tạm thời mình ko muốn gặp: T ko có nhà, m để đi, tối t ghé lấy. 
- Bạn: Đag ở đâu, chỗ nào, khi nào về,...
Mình lúc đó chỉ muốn đập cái đt 😂😂😂Và những thông tin này, nếu muốn mình sẽ tự nói, còn hỏi cho bằng được thế này thì chỉ có ba mẹ hỏi, mình mới nhẹ nhàng trl nổi. 
Khi chưa xác định được ranh giới họ đặt ra cho mình, bạn sẽ dễ lấn qua giới hạn an toàn của họ. Từ đó phát sinh ra lời nói dối, không tránh khỏi thất vọng. Ai cũng có phần nào lỗi, mỗi lần phát hiện thì ta sẽ rút ra được kinh nghiệm để cải thiện. Chỉ khi nào lời nói dối có hại trực tiếp đến mình (như lừa tiền chẳng hạn) thì mới cần kết thúc. 
Mình nghĩ nói dối là để tránh phải giải thích dài dòng mệt mỏi,hoặc thấy người kia ko đủ quan trọng để mà phải xin lỗi,nên nếu người kia thấy bạn ko quan trọng,ko thể thể hiểu họ cũng như câu chuyện thì mới làm vậy,mình nghĩ cũng như bố mẹ làm với con cái,kiểu trẻ con thì ko hiểu đc chuyện của người lớn ý
Mình nghĩ con người tồn tại nói dối là vừa sai trái và rất là mệt mỏi vì chắc chắn trong cuộc sống phải dùng đến,như gặp ai đó mà nghĩ là hỏi lừa mình mà phải trả lời hoặc ở nhà mìn bán hàng cho khách chẳng hạn
Disapointed