Nếu một con robot nuôi dạy một đứa trẻ từ lúc mới ra đời thì khi trưởng thành đứa trẻ sẽ giao tiếp với con robot đó như thế nào?

  1. Khoa học

Con robot vốn chỉ có thể phát ra những tiếng beep-boop, cuối cùng đứa trẻ ấy có hiểu được những âm thanh thanh này và sử dụng tiếng beep beep để giao tiếp không?

https://cdn.noron.vn/2023/01/13/b3-fe217webrob750rv20191009173148-1673582200_1024.jpg
Từ khóa: 

khoa học

https://cdn.noron.vn/2023/01/16/702143976431043094316545645266037034188800n-1673802130.jpg
Hình ảnh một chú khỉ Rêzut với vẻ ngoài buồn bã cùng đôi mắt đen mở rộng đang ôm một cái khung phủ vải bông terry dày và dài gấp đôi cơ thể, gắn một cái đầu bằng nhựa với mắt đỏ nhấp nháy, cùng mũi, miệng và tai bằng nhựa đen. Ở nền phía sau là một khung dây với kích cỡ tương tự với cái đầu có mũi dài bằng nhựa trắng, tựa như con chó trong phim hoạt hình, cùng hai cái "răng cửa" cùn. Một bình sữa với đầu núm gắn ngay bên dưới "cằm" của khung dây.
Đây là một trong những bức ảnh đau lòng nhất về khoa học hành vi động vật, và thí nghiệm này đã được tiến hành để biết được LÝ DO VÌ SAO bức ảnh lại đau lòng đến thế.
Đây là một trong những thí nghiệm Harry Harlow thực hiện trên loài khỉ Rêzut vào những năm 1950, khi ông ấy là một nhà tâm lý học và trưởng phòng thí nghiệm linh trưởng tại đại học Wisconsin-Madison.
Khi ấy, có một niềm tin hiện hữu rằng việc tiếp xúc da thịt và ôm ấp trẻ em không tốt cho chúng, khiến chúng "hư hỏng", và lý do mà trẻ em yêu bố mẹ chúng chỉ vì họ là người cho chúng ăn. Rằng một đứa trẻ nuôi dưỡng bởi một rô-bốt, theo giả định của những người này, sẽ trở nên bình thường, "không hư hỏng". Những trại mồ côi luôn trần trụi, khô khan, nơi những y tá sẽ đưa cho lũ trẻ bình sữa và không bao giờ chạm vào chúng. Nếu những đứa trẻ khóc quá nhiều và không lên cân, thì ờ, là trẻ mồ côi tệ như thế đấy, nhưng ít nhất chúng không bị hư hỏng.
Harry Harlow quyết định kiểm nghiệm điều này bằng việc tiếp cận một quần thể sinh sản của khỉ Rêzut, bắt những con khỉ sơ sinh khỏi mẹ mình và cho chúng hai lựa chọn về "người mẹ" thay thế bằng dây - một bên chỉ có khung dây với bình sữa, và một bên không có bình sữa, nhưng được phủ bằng vải terry. Bạn có thể thấy hình ảnh bình sẽ ở phía nền sau bức ảnh
Những chú khỉ con dành gần như toàn bộ thời gian đu bám trên mảnh vài terry, và chỉ đến gần "người mẹ" cho ăn khi cần no bụng. Khi kích thích gây sợ hãi, một chú gấu bông dây cót đánh trống, được đưa đến gần, những chú khi sẽ chạy về phía "người mẹ" bọc vải và đu vào nó một cách đầy sợ hãi trước khi lấy lại đủ bình tĩnh để đối diện với con gấu đồ chơi.
Những thí nghiệm của Harlow chứng minh rằng, việc tiếp xúc da thịt cần thiết với con non của loài linh trưởng. Ông ấy cũng đã thử nuôi những chú khỉ con mà hoàn toàn không có sự hiện diện của người mẹ. Chúng bị xáo trộn một cách sâu sắc về mặt cảm xúc. Chúng sợ hãi mọi thứ. Một vài con chết ngay sau khi rời khỏi môi trường nuôi nhốt, vì chúng quá lo lắng và từ chối việc ăn uống.
Và ngày nay, ngay cả những thí nghiệm về việc mang đến cho lũ khi con "người mẹ" bọc vải, mặc dù vẫn tốt hơn việc không có "người mẹ" nào, vẫn bị xem là hành vi ngược đãi động vật bởi bất kỳ nguồn đánh giá uy tín nào, cũng như bởi bất cứ người nào có sự cảm thông.
Những chú khỉ này được sinh ra để được hội nhập với những con khỉ khác, cả sơ sinh lẫn trưởng thành, để có được bạn bè, đối thủ, bằng hữu cũng như kẻ thủ. Để được đôi bàn tay của người mẹ vuốt ve, cái lưỡi liếp láp và những ngón tay chải trên bộ lông. Để đánh đu qua những thân cây. Để được dạy tiếng hú của loài khỉ, chải chuốt nhau và có được nhiều kiểu động lực xã hội khác, để học được rằng vị của mỗi loại trái cây ra sao, thứ gì được gọi là "diều hâu" và thứ gì được gọi là "báo".
Thay vào đấy, tất cả những gì chúng có trong thí nghiệm là một cái khăn chết tiệt phủ trên một khung dây gắn một gương mặt ngu ngốc bằng nhựa, và phải đu bám vào thứ ấy một cách tuyệt vọng, yêu thứ ấy theo bản năng mà không được hồi đáp, thậm chí không được trao một cơ hội để tưởng tượng ra một cuộc đời khác hơn.
Và chúng chưa từng gia nhập vào đời sống xã hội trong bầy đàn, vì chúng chưa từng có cơ hội để học hỏi từ thuở ấu thơ. Chúng sẽ mãi mãi chỉ là những con khỉ hư hỏng.
Một đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi rô-bốt có thể sẽ cố giao tiếp với nó, như những chú khỉ con của Harlow cố tìm kiếm sự thoải mái từ một tấm vải terry khi đối diện con gấu đồ chơi đánh trống, nhưng điều đáng sợ nhất trong cuộc đời chúng là bản thân chúng không được phép biết về sự thật kinh khủng ấy.
Một đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi rô-bốt sẽ là một ca khủng khiếp về lạm dụng trẻ em, và tạo nên một cá nhân với tâm trạng cực kỳ lo lắng, cảm xúc xáo trộn.
Harry Harlow, thực hiện những thí nghiệm tàn ác này một cách hữu ý, đã dạy chúng ta điều đấy. Chúng ta đã thực hiện thử nghiệm này trên loài khỉ. Thật đáng sợ khi phải nghĩ đến việc thực hiện nó với con người.
Mọi người, vui lòng đừng hỏi những câu hỏi tồi tệ về việc một đứa trẻ bị tước đoạt bố mẹ sẽ ra sao với vấn đề ngôn ngữ được chứ? Nếu không phải vì tôi, thì cũng xin nghĩ đến chú khỉ con đáng thương này được không? Nếu bạn không hề có lòng trắc ẩn, thì ít nhất cũng nên biết hổ thẹn đôi chút.
Câu hỏi này rất hay nên mình đã có gắng đi tìm câu trả lời. Thật may tìm được 1 câu hỏi tương tự trên đây xin phép được lược dịch lại. 
Nguồn:
Trả lời
https://cdn.noron.vn/2023/01/16/702143976431043094316545645266037034188800n-1673802130.jpg
Hình ảnh một chú khỉ Rêzut với vẻ ngoài buồn bã cùng đôi mắt đen mở rộng đang ôm một cái khung phủ vải bông terry dày và dài gấp đôi cơ thể, gắn một cái đầu bằng nhựa với mắt đỏ nhấp nháy, cùng mũi, miệng và tai bằng nhựa đen. Ở nền phía sau là một khung dây với kích cỡ tương tự với cái đầu có mũi dài bằng nhựa trắng, tựa như con chó trong phim hoạt hình, cùng hai cái "răng cửa" cùn. Một bình sữa với đầu núm gắn ngay bên dưới "cằm" của khung dây.
Đây là một trong những bức ảnh đau lòng nhất về khoa học hành vi động vật, và thí nghiệm này đã được tiến hành để biết được LÝ DO VÌ SAO bức ảnh lại đau lòng đến thế.
Đây là một trong những thí nghiệm Harry Harlow thực hiện trên loài khỉ Rêzut vào những năm 1950, khi ông ấy là một nhà tâm lý học và trưởng phòng thí nghiệm linh trưởng tại đại học Wisconsin-Madison.
Khi ấy, có một niềm tin hiện hữu rằng việc tiếp xúc da thịt và ôm ấp trẻ em không tốt cho chúng, khiến chúng "hư hỏng", và lý do mà trẻ em yêu bố mẹ chúng chỉ vì họ là người cho chúng ăn. Rằng một đứa trẻ nuôi dưỡng bởi một rô-bốt, theo giả định của những người này, sẽ trở nên bình thường, "không hư hỏng". Những trại mồ côi luôn trần trụi, khô khan, nơi những y tá sẽ đưa cho lũ trẻ bình sữa và không bao giờ chạm vào chúng. Nếu những đứa trẻ khóc quá nhiều và không lên cân, thì ờ, là trẻ mồ côi tệ như thế đấy, nhưng ít nhất chúng không bị hư hỏng.
Harry Harlow quyết định kiểm nghiệm điều này bằng việc tiếp cận một quần thể sinh sản của khỉ Rêzut, bắt những con khỉ sơ sinh khỏi mẹ mình và cho chúng hai lựa chọn về "người mẹ" thay thế bằng dây - một bên chỉ có khung dây với bình sữa, và một bên không có bình sữa, nhưng được phủ bằng vải terry. Bạn có thể thấy hình ảnh bình sẽ ở phía nền sau bức ảnh
Những chú khỉ con dành gần như toàn bộ thời gian đu bám trên mảnh vài terry, và chỉ đến gần "người mẹ" cho ăn khi cần no bụng. Khi kích thích gây sợ hãi, một chú gấu bông dây cót đánh trống, được đưa đến gần, những chú khi sẽ chạy về phía "người mẹ" bọc vải và đu vào nó một cách đầy sợ hãi trước khi lấy lại đủ bình tĩnh để đối diện với con gấu đồ chơi.
Những thí nghiệm của Harlow chứng minh rằng, việc tiếp xúc da thịt cần thiết với con non của loài linh trưởng. Ông ấy cũng đã thử nuôi những chú khỉ con mà hoàn toàn không có sự hiện diện của người mẹ. Chúng bị xáo trộn một cách sâu sắc về mặt cảm xúc. Chúng sợ hãi mọi thứ. Một vài con chết ngay sau khi rời khỏi môi trường nuôi nhốt, vì chúng quá lo lắng và từ chối việc ăn uống.
Và ngày nay, ngay cả những thí nghiệm về việc mang đến cho lũ khi con "người mẹ" bọc vải, mặc dù vẫn tốt hơn việc không có "người mẹ" nào, vẫn bị xem là hành vi ngược đãi động vật bởi bất kỳ nguồn đánh giá uy tín nào, cũng như bởi bất cứ người nào có sự cảm thông.
Những chú khỉ này được sinh ra để được hội nhập với những con khỉ khác, cả sơ sinh lẫn trưởng thành, để có được bạn bè, đối thủ, bằng hữu cũng như kẻ thủ. Để được đôi bàn tay của người mẹ vuốt ve, cái lưỡi liếp láp và những ngón tay chải trên bộ lông. Để đánh đu qua những thân cây. Để được dạy tiếng hú của loài khỉ, chải chuốt nhau và có được nhiều kiểu động lực xã hội khác, để học được rằng vị của mỗi loại trái cây ra sao, thứ gì được gọi là "diều hâu" và thứ gì được gọi là "báo".
Thay vào đấy, tất cả những gì chúng có trong thí nghiệm là một cái khăn chết tiệt phủ trên một khung dây gắn một gương mặt ngu ngốc bằng nhựa, và phải đu bám vào thứ ấy một cách tuyệt vọng, yêu thứ ấy theo bản năng mà không được hồi đáp, thậm chí không được trao một cơ hội để tưởng tượng ra một cuộc đời khác hơn.
Và chúng chưa từng gia nhập vào đời sống xã hội trong bầy đàn, vì chúng chưa từng có cơ hội để học hỏi từ thuở ấu thơ. Chúng sẽ mãi mãi chỉ là những con khỉ hư hỏng.
Một đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi rô-bốt có thể sẽ cố giao tiếp với nó, như những chú khỉ con của Harlow cố tìm kiếm sự thoải mái từ một tấm vải terry khi đối diện con gấu đồ chơi đánh trống, nhưng điều đáng sợ nhất trong cuộc đời chúng là bản thân chúng không được phép biết về sự thật kinh khủng ấy.
Một đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi rô-bốt sẽ là một ca khủng khiếp về lạm dụng trẻ em, và tạo nên một cá nhân với tâm trạng cực kỳ lo lắng, cảm xúc xáo trộn.
Harry Harlow, thực hiện những thí nghiệm tàn ác này một cách hữu ý, đã dạy chúng ta điều đấy. Chúng ta đã thực hiện thử nghiệm này trên loài khỉ. Thật đáng sợ khi phải nghĩ đến việc thực hiện nó với con người.
Mọi người, vui lòng đừng hỏi những câu hỏi tồi tệ về việc một đứa trẻ bị tước đoạt bố mẹ sẽ ra sao với vấn đề ngôn ngữ được chứ? Nếu không phải vì tôi, thì cũng xin nghĩ đến chú khỉ con đáng thương này được không? Nếu bạn không hề có lòng trắc ẩn, thì ít nhất cũng nên biết hổ thẹn đôi chút.
Câu hỏi này rất hay nên mình đã có gắng đi tìm câu trả lời. Thật may tìm được 1 câu hỏi tương tự trên đây xin phép được lược dịch lại. 
Nguồn:

Về thực tế, cơ thể con người cũng chỉ là một cỗ máy sinh học, chỉ khác robot ở chỗ là nó siêu siêu phức tạp và nhiều chức năng.

Nên việc một con robot nuôi dạy một đứa trẻ, thì đứa trẻ ấy sẽ không phát triển toàn diện được, mà sẽ chỉ phát triển những hành vi đơn giản tương tự như con robot. Và đứa trẻ ấy cũng sẽ không thể sống đến khi trưởng thành, bởi vì ngoài nhu cầu ăn uống, ngủ nghỉ, thì nhu cầu giao tiếp, trao đổi cảm xúc tình cảm của con người cũng rất cao đó.

Nếu những tiếng đó tạo thành 1 ngôn ngữ và con robot ấy dạy cho đứa trẻ, thì đứa trẻ cũng phát âm như vậy thôi. Như ngôn ngữ Khoe ở châu Phi là những tiếng lách tách hay châu Âu gọi là tiếng click, nhưng ng ta vẫn hoàn toàn có thể hiểu và giao tiếp. Nên nếu tiếng beep của robot mà là 1 ngôn ngữ hoàn chỉnh, đứa trẻ sẽ giao tiếp đc vs robot.