Nếu mình muốn trồng 1 cái cây, thì cần chuẩn bị những thứ cụ thể nào, và phải tiến hành các bước/công đoạn cụ thể nào?
Vụ cháy rừng amazon dễ sợ quá các bác ạ :((( mình chợt nghĩ có lẽ mỗi người cũng nên tham gia nhiệt tình hơn các chiến dịch trồng thêm cây xanh, mà bắt đầu có lẽ là từ ý thức trồng cây của mỗi cá nhân. Ở đây có những ai đã và đang thường xuyên tham gia những chiến dịch vì môi trường như vậy không nhỉ, các bạn có thể cho mình biết những thứ cụ thể cần phải chuẩn bị, và những bước để trồng thành công 1 cái cây không? Cảm ơn các bác ạ :(((
trồng cây
,trồng cây gây rừng
,cháy rừng amazon
,cháy rừng
,sức khoẻ
Muốn trồng 1 cái cây thì theo kinh nghiệm và quan sát của mình (mình ko trực tiếp trồng nhưng các công trình mình quản lý thi công thì có trồng cây xanh):
* Trước hết nên chọn mùa sinh trưởng của cây để trồng, thường là đầu mùa mưa hoặc sau mùa mưa bão, Bác Hồ nói Tết trồng cây là có lý do.
* Chuẩn bị:
- Đầu tiên bạn cần 1 cái cây (tất nhiên). Cây giống, mình trồng cho công trình thì theo thiết kế còn đối với việc bạn trồng rừng thì nên chọn các loại cây giống phù hợp với đất, khí hậu, thủy văn, có lợi ích kinh tế, đảm bảo phát triển, sinh trưởng nhanh để phù hợp mục đích. Cũng cần chọn cây khỏe, tươi tốt, ko cỗi, ko sâu bệnh, bầu đất còn nguyên.
- Thứ 2 là dụng cụ, (con người hơn con tinh tinh ở chỗ biết dùng công cụ mà 😆😆). Cuốc, xẻng để đào hố trồng. Dao hoặc kéo để cắt bầu (nếu vỏ bầu đất ko tự tiêu), và tỉa bớt cành lá nếu cần. Dây nhợ, cọc chống để chằng, chống cây tránh ngã đổ. Thùng tưới, để tưới nước. Bao tay tránh chai tay, quần áo dài chống côn trùng, mũ nón chống nắng, nước uống tránh mất nước,...
- Phân bón lót, nên dùng phân hữu cơ, phân vi sinh để bón lót. Phân hóa học khi hòa tan thường sinh nhiệt dễ gây "cháy" rễ.
- Đất trồng, nhất là đất đồi núi thường ít dinh dưỡng, mà đất trong bầu thì ko có nhiều nên cần đổ thêm vào hố trống đất trồng cây để cung cấp dinh dưỡng ban đầu, đảm bảo sinh trưởng lúc mới trồng của cây, tăng khả năng sống sót.
- Nước, miễn bàn, ở đâu có nước ở đó có sự sống.
- Quan trọng nhất, sức người, đầy đủ hết rồi mà ko bắt tay vào thì cây ko trồng xuống đc, hiển nhiên, bạn cũng cần có sức khỏe đủ để vận chuyển cây, dụng cụ đến vị trí trồng, đủ sức để đào hố, lấp hố,...
* Trồng cây:
- Chọn vị trí phù hợp tùy vào loại cây và mục đích, vd: cây lớn cần nhiều nắng thì ko thể trồng dưới gốc cây to,... Trồng ở nơi chắc chắn chứ ko trồng ở các rìa hố, mép vực dễ sạt lở khi trời mưa, (có thể nguy hiểm khi tiến hành trồng).
- Đào hố, tùy thuộc kích thước bầu
- Bón lót
- Cắt vỏ bầu đất và hạ cây xuống hố. Giai đoạn này cần cẩn thận, tránh vỡ bầu, vỡ bầu sẽ gây đứt rễ, ảnh hưởng đến sinh trưởng, thậm chí chết cây. Nếu vỏ bầu tự phân hủy thì để cả cây cả bầu xuống, dễ hơn nhưng cũng ko nên khinh xuất.
- Lấp đất
- Ém nhẹ đất quanh gốc, nhẹ thôi đừng mạnh quá, cây nhỏ thì dùng tay, cây lớn có thể dùng chân nhưng đừng quá mạnh.
- Chống cọc, cột dây chèn chống cho cây đứng vững, thường chỉ áp dụng những cây lớn.
- Tưới nước đẫm gốc.
- Đến đây là xong bước trồng cây.
* Bảo dưỡng:
Tưới nước đều đặn ít nhất 1 tháng nếu ở khu vực khô cằn có thể lâu hơn. Đến khi cây sinh trưởng mạnh, ra cành, lá non thì coi như cây sống.
Nguyễn Quang Vinh
Muốn trồng 1 cái cây thì theo kinh nghiệm và quan sát của mình (mình ko trực tiếp trồng nhưng các công trình mình quản lý thi công thì có trồng cây xanh):
* Trước hết nên chọn mùa sinh trưởng của cây để trồng, thường là đầu mùa mưa hoặc sau mùa mưa bão, Bác Hồ nói Tết trồng cây là có lý do.
* Chuẩn bị:
- Đầu tiên bạn cần 1 cái cây (tất nhiên). Cây giống, mình trồng cho công trình thì theo thiết kế còn đối với việc bạn trồng rừng thì nên chọn các loại cây giống phù hợp với đất, khí hậu, thủy văn, có lợi ích kinh tế, đảm bảo phát triển, sinh trưởng nhanh để phù hợp mục đích. Cũng cần chọn cây khỏe, tươi tốt, ko cỗi, ko sâu bệnh, bầu đất còn nguyên.
- Thứ 2 là dụng cụ, (con người hơn con tinh tinh ở chỗ biết dùng công cụ mà 😆😆). Cuốc, xẻng để đào hố trồng. Dao hoặc kéo để cắt bầu (nếu vỏ bầu đất ko tự tiêu), và tỉa bớt cành lá nếu cần. Dây nhợ, cọc chống để chằng, chống cây tránh ngã đổ. Thùng tưới, để tưới nước. Bao tay tránh chai tay, quần áo dài chống côn trùng, mũ nón chống nắng, nước uống tránh mất nước,...
- Phân bón lót, nên dùng phân hữu cơ, phân vi sinh để bón lót. Phân hóa học khi hòa tan thường sinh nhiệt dễ gây "cháy" rễ.
- Đất trồng, nhất là đất đồi núi thường ít dinh dưỡng, mà đất trong bầu thì ko có nhiều nên cần đổ thêm vào hố trống đất trồng cây để cung cấp dinh dưỡng ban đầu, đảm bảo sinh trưởng lúc mới trồng của cây, tăng khả năng sống sót.
- Nước, miễn bàn, ở đâu có nước ở đó có sự sống.
- Quan trọng nhất, sức người, đầy đủ hết rồi mà ko bắt tay vào thì cây ko trồng xuống đc, hiển nhiên, bạn cũng cần có sức khỏe đủ để vận chuyển cây, dụng cụ đến vị trí trồng, đủ sức để đào hố, lấp hố,...
* Trồng cây:
- Chọn vị trí phù hợp tùy vào loại cây và mục đích, vd: cây lớn cần nhiều nắng thì ko thể trồng dưới gốc cây to,... Trồng ở nơi chắc chắn chứ ko trồng ở các rìa hố, mép vực dễ sạt lở khi trời mưa, (có thể nguy hiểm khi tiến hành trồng).
- Đào hố, tùy thuộc kích thước bầu
- Bón lót
- Cắt vỏ bầu đất và hạ cây xuống hố. Giai đoạn này cần cẩn thận, tránh vỡ bầu, vỡ bầu sẽ gây đứt rễ, ảnh hưởng đến sinh trưởng, thậm chí chết cây. Nếu vỏ bầu tự phân hủy thì để cả cây cả bầu xuống, dễ hơn nhưng cũng ko nên khinh xuất.
- Lấp đất
- Ém nhẹ đất quanh gốc, nhẹ thôi đừng mạnh quá, cây nhỏ thì dùng tay, cây lớn có thể dùng chân nhưng đừng quá mạnh.
- Chống cọc, cột dây chèn chống cho cây đứng vững, thường chỉ áp dụng những cây lớn.
- Tưới nước đẫm gốc.
- Đến đây là xong bước trồng cây.
* Bảo dưỡng:
Tưới nước đều đặn ít nhất 1 tháng nếu ở khu vực khô cằn có thể lâu hơn. Đến khi cây sinh trưởng mạnh, ra cành, lá non thì coi như cây sống.