Nếu lửa cần oxi để cháy thì Mặt Trời lấy oxi từ đâu?

  1. Khoa học

Theo mình biết thì làm gì có oxi trong không gian nhỉ? Vậy tại sao mặt trời có thể cháy?

Từ khóa: 

mặt trời

,

khoa học

,

khoa học

Điều thú vị là có những vật thể có khả năng phát sáng mà không cần tới oxi. Bóng đèn sợi đốt là 1 ví dụ điển hình cho việc này. Nó không cần tới oxi để có thể phát sáng. Tất nhiên là đèn sợi tóc có chứa 1 loại khí khác (điển hình là khí trơ). Nhưng thực tế nó không dùng loại khí này làm nhiên liệu, mà thay vào đó nó sử dụng điện. Khi có dòng điện chạy qua, sợi đốt sẽ nóng lên và phát sáng. Và khi sợi đốt nóng lên, nó cũng làm nóng các khí trơ bên trong bóng đèn.

Mặt Trời có phần giống với bóng đèn. Từ nghiên cứu về quang phổ vào những năm 1800, chúng ta đã biết được Mặt Trời có thành phần chủ yếu là khí hiđrô và hêli.

Ngày nay, chúng ta đã biết được rằng các khí này được làm nóng không phải bằng cách đốt trực tiếp các thành phần hóa học của chúng, mà bằng 1 hiện tượng đặc biệt, trái ngược với những gì xảy ra trong các nhà máy điện hạt nhân. Trong các nhà máy điện hạt nhân, uranium sẽ được tách ra, từ đó giải phóng năng lượng. Đây được gọi là phản ứng phân hạch. Trái ngược với phản ứng phân hạch là phản ứng nhiệt hạch. Trên Mặt Trời, các nguyên tử hiđrô sẽ kết hợp với nhau tạo thành hêli hoặc các nguyên tố khác nặng hơn. Ngay cả những hạt nhẹ như hiđrô cũng có thể giải phóng năng lượng cực lớn.

Năng lượng được giải phóng ra sẽ làm tăng tốc các hạt trong lõi Mặt Trời. Các hạt siêu nóng này sẽ chuyển động hỗn loạn và từ từ tiến lên bề mặt của Mặt Trời. Ở đó, nhiệt độ của khí hiđrô-hêli là 5.500 độ C (gần 10.000 độ F). Loại khí này sẽ phát sáng khi nóng lên, cuối cùng là giải phóng năng lượng vào vũ trụ (trong đó có Trái Đất thân yêu chúng ta).

Khi tổng hợp hiđrô thành hêli bên trong lõi, Mặt Trời sẽ liên tục mất đi 1 phần nhỏ khối lượng để có thể tiếp tục tỏa sáng. Bằng cách quan sát những ngôi sao tương tự, chúng ta biết rằng Mặt Trời vẫn còn đủ nhiên liệu để tỏa sáng thêm hàng tỷ năm nữa.

Trả lời

Điều thú vị là có những vật thể có khả năng phát sáng mà không cần tới oxi. Bóng đèn sợi đốt là 1 ví dụ điển hình cho việc này. Nó không cần tới oxi để có thể phát sáng. Tất nhiên là đèn sợi tóc có chứa 1 loại khí khác (điển hình là khí trơ). Nhưng thực tế nó không dùng loại khí này làm nhiên liệu, mà thay vào đó nó sử dụng điện. Khi có dòng điện chạy qua, sợi đốt sẽ nóng lên và phát sáng. Và khi sợi đốt nóng lên, nó cũng làm nóng các khí trơ bên trong bóng đèn.

Mặt Trời có phần giống với bóng đèn. Từ nghiên cứu về quang phổ vào những năm 1800, chúng ta đã biết được Mặt Trời có thành phần chủ yếu là khí hiđrô và hêli.

Ngày nay, chúng ta đã biết được rằng các khí này được làm nóng không phải bằng cách đốt trực tiếp các thành phần hóa học của chúng, mà bằng 1 hiện tượng đặc biệt, trái ngược với những gì xảy ra trong các nhà máy điện hạt nhân. Trong các nhà máy điện hạt nhân, uranium sẽ được tách ra, từ đó giải phóng năng lượng. Đây được gọi là phản ứng phân hạch. Trái ngược với phản ứng phân hạch là phản ứng nhiệt hạch. Trên Mặt Trời, các nguyên tử hiđrô sẽ kết hợp với nhau tạo thành hêli hoặc các nguyên tố khác nặng hơn. Ngay cả những hạt nhẹ như hiđrô cũng có thể giải phóng năng lượng cực lớn.

Năng lượng được giải phóng ra sẽ làm tăng tốc các hạt trong lõi Mặt Trời. Các hạt siêu nóng này sẽ chuyển động hỗn loạn và từ từ tiến lên bề mặt của Mặt Trời. Ở đó, nhiệt độ của khí hiđrô-hêli là 5.500 độ C (gần 10.000 độ F). Loại khí này sẽ phát sáng khi nóng lên, cuối cùng là giải phóng năng lượng vào vũ trụ (trong đó có Trái Đất thân yêu chúng ta).

Khi tổng hợp hiđrô thành hêli bên trong lõi, Mặt Trời sẽ liên tục mất đi 1 phần nhỏ khối lượng để có thể tiếp tục tỏa sáng. Bằng cách quan sát những ngôi sao tương tự, chúng ta biết rằng Mặt Trời vẫn còn đủ nhiên liệu để tỏa sáng thêm hàng tỷ năm nữa.

Mặt trời không cháy, nó chỉ là hoạt động của nuclear fusion (phản ứng tổng hợp hạt nhân), nơi mà nguyên tử hydrogen hợp lại thành helium. Những gì bạn thấy là năng lượng toả ra từ quá trình đó

Phản ứng nhiệt hạch , mặt trời nó nổ như bom nhiệt hạch vậy , 1 lần nổ có công suất và sự phá hủy rất lớn , năng lượng phát ra rất mạnh nên nó mới cháy liên tục ấy