Nêu lên 6 quan điểm về Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa (CNH, HĐH) của Đại hội Đảng toàn quốc lần VIII?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Trên cơ sở các quan điểm của Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương bảy khoá VII, Đại hội VIII đã bổ sung, phát triển thành 6 quan điểm lớn chỉ đạo quá trình CNH, HĐH: 1) Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước và chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. 2) CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. 3) Lấy phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển. Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hoá, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. 4) Khoa học và công nghệ là động lực của CNH, HĐH. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại; tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định. 5) Lấy hiệu quả kinh tế – xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ. Đầu tư chiều sâu, khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có. Trong phát triển mới, ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh; đồng thời xây dựng một số công trình quy mô lớn cần thiết và có hiệu quả. Tạo ra những mũi nhọn trong từng bước phát triển. Tập trung thích đáng nguồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm; đồng thời quan tâm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mọi vùng trong nước; có chính sách hỗ trợ những vùng khó khăn, tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển. 6) Kết hợp kinh tế với quốc phòng – an ninh. Những quan điểm tổng quát trên đây đã cho thấy: đây là là sự kết hợp giữa chiến lược CNH thay thế nhập khẩu và hướng về xuất khẩu, trong đó nhấn mạnh nguyên tắc lấy xuất khẩu làm hướng chính, thực hiện ngay ở giai đoạn đầu CNH đất nước, đồng thời kết hợp với sản xuất thay thế nhập khẩu ở những lĩnh vực trong nước sản xuất có hiệu quả. Việc chuyển sang chiến lược CNH mới, dựa trên nguyên tắc thị trường và định hướng xuất khẩu, có nghĩa là coi thị trường bên ngoài trở thành một động lực đặc biệt quan trọng cho sự phát triển. Sự lựa chọn chiến lược đó thể hiện rõ quan điểm mở cửa, thực hiện phát triển mạnh nền kinh tế hướng ngoại. Thực hiện chiến lược này đòi hỏi phải cơ cấu lại nền kinh tế nước ta trong mối quan hệ cạnh tranh trên thị trường thế giới. => Như vậy, so với đường lối CNH Xã hội chủ nghĩa trước đây thì quan niệm CNH, HĐH theo đường lối của Đại hội VIII đã có sự khác nhau căn bản về hình thức, nội dung, bước đi và giải pháp tiến hành, đánh dấu bước phát triển mới trong tư duy lý luận của Đảng về CNH đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Trả lời
Trên cơ sở các quan điểm của Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương bảy khoá VII, Đại hội VIII đã bổ sung, phát triển thành 6 quan điểm lớn chỉ đạo quá trình CNH, HĐH: 1) Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước và chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. 2) CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. 3) Lấy phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển. Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hoá, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường. 4) Khoa học và công nghệ là động lực của CNH, HĐH. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại; tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định. 5) Lấy hiệu quả kinh tế – xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ. Đầu tư chiều sâu, khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có. Trong phát triển mới, ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo nhiều việc làm, thu hồi vốn nhanh; đồng thời xây dựng một số công trình quy mô lớn cần thiết và có hiệu quả. Tạo ra những mũi nhọn trong từng bước phát triển. Tập trung thích đáng nguồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm; đồng thời quan tâm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mọi vùng trong nước; có chính sách hỗ trợ những vùng khó khăn, tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển. 6) Kết hợp kinh tế với quốc phòng – an ninh. Những quan điểm tổng quát trên đây đã cho thấy: đây là là sự kết hợp giữa chiến lược CNH thay thế nhập khẩu và hướng về xuất khẩu, trong đó nhấn mạnh nguyên tắc lấy xuất khẩu làm hướng chính, thực hiện ngay ở giai đoạn đầu CNH đất nước, đồng thời kết hợp với sản xuất thay thế nhập khẩu ở những lĩnh vực trong nước sản xuất có hiệu quả. Việc chuyển sang chiến lược CNH mới, dựa trên nguyên tắc thị trường và định hướng xuất khẩu, có nghĩa là coi thị trường bên ngoài trở thành một động lực đặc biệt quan trọng cho sự phát triển. Sự lựa chọn chiến lược đó thể hiện rõ quan điểm mở cửa, thực hiện phát triển mạnh nền kinh tế hướng ngoại. Thực hiện chiến lược này đòi hỏi phải cơ cấu lại nền kinh tế nước ta trong mối quan hệ cạnh tranh trên thị trường thế giới. => Như vậy, so với đường lối CNH Xã hội chủ nghĩa trước đây thì quan niệm CNH, HĐH theo đường lối của Đại hội VIII đã có sự khác nhau căn bản về hình thức, nội dung, bước đi và giải pháp tiến hành, đánh dấu bước phát triển mới trong tư duy lý luận của Đảng về CNH đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.