Nếu là sinh viên, bạn ưu tiên lựa chọn công việc lao động kiếm tiền ngay hay công việc chuyên môn có kinh nghiệm nhưng ít tiền hơn ?
Nếu không gặp các áp lực về mưu sinh, gia đình thì khi là sinh viên bạn ưu tiên lựa chọn công việc làm thêm ngoài giờ học như thế nào:
- Gia sư, Grab, bán hàng, phục vụ theo giờ để có thêm thu nhập
- Thực tập sinh, CTV tại các DN thường sẽ không có lương (hoặc lương rất thấp) nhưng được trải nghiệm công việc cụ thể, vấn đề và có thêm kinh nghiệm chuyên môn.
Đọc link bài báo bên dưới mình thật sự muốn nghe được góc nhìn từ các bạn sinh viên thực tế bây giờ như thế nào?
sinh viên làm thêm
,kinh nghiệm
,sinh viên
,quan điểm tranh luận
,kỹ năng mềm
Gần đây, em được nghe một câu "buôn có bạn, bán có phường". Em cảm thấy câu này rất ấn tượng và có thể áp dụng nhiều trường hợp. Em nghĩ đây cũng là văn hóa của người Việt: làm thì thích làm chung với bạn bè hơn là đi làm dù được "việc nhẹ lương cao" (theo bài viết nhưng sự thật em không dám chắc). Môi trường làm việc tác động nhiều đến lựa chọn của sinh viên.
Nếu thực trạng "sinh viên làm việc tay chân nhiều hơn làm việc đầu óc" là đúng, theo ý kiến cá nhân của em:
1. Phần đông bạn bè đã và đang làm công việc này. Người truyền người này, người này truyền người kia, số sinh viên tìm công việc này càng tăng. Cá nhân em tìm việc cũng do hỏi bạn bè giới thiệu. Một khảo sát của một công ty công nghệ giới thiệu việc làm cũng từng nói "đối thủ" lớn nhất của họ chính là "những cá nhân truyền miệng cho nhau".
2. Em đang tự hỏi đây có phải là kết quả của việc chi tiền "khủng" vào các chiến dịch marketing của công ty vận tải công nghệ hay không. Họ rất thành công trong việc xóa bỏ rào cản thủ tục đăng kí làm việc rườm rà cộng thêm sự xuất hiện đồng loạt ở khắp mọi nơi tạo độ phủ sóng cũng như sự tin tưởng (một cách có chủ đích). Là một đơn vị uy tín thì mới quảng cáo mọi nơi như vậy chứ. Thế là người ta đã tin tưởng, đăng kí làm đơn giản, ngại chi mà không làm.
Ngược lại, nếu đăng kí làm việc start-up, các bạn chắc chắn phải trải qua vòng đơn, vòng phỏng vấn, chờ thông báo kết quả. Phỏng vấn là nỗi ám ảnh của sinh viên. Để có thể tìm được một công việc, sinh viên phải đáp ứng nhiều điều kiện. Chưa kể, trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp, sinh viên tự đầu tư cho bản thân trang phục, trang điểm,... để phù hợp văn hóa làm việc. Đây có thể không là điều kiện bắt buộc nhưng sinh viên khi bước chân vào môi trường công sở sẽ tự nhận thức được.
Riêng đối với bài viết, em không tìm được một số liệu cụ thể cho chứng minh được chuyện sinh viên làm việc chân tay nhiều hơn làm việc đầu óc. Nếu có số liệu cụ thể nào trên diện rộng, em tin tưởng hơn quan điểm của bài viết. Cá nhân em, em không nghĩ đây là chuyện đáng lo lắng. "Đi rồi sẽ đến", các bạn ít nhất cũng thử trải nghiệm với nhiều vị trí công việc. Trong số những bình luận dưới đây, em còn thấy những định hướng rất rõ ràng của các bạn trong từng năm. Các bạn chọn những công việc đó có chủ đích chứ không vô dụng hay lãng phí chất xám như quan điểm của bài viết.
Khách quan mà nói, bài viết cũng gây sự chú ý lớn cả phía sinh viên lẫn phía doanh nghiệp hay các nhà hoạt động hướng đến đối tượng sinh viên. Mọi người cùng đặt câu hỏi và tìm giải pháp cho vấn đề góp phần tạo thay đổi tích cực cho cả hai phía.
Em cũng mong nhận đóng góp hay góc nhìn mới từ mọi người ^^
Trang Thục Văn
Gần đây, em được nghe một câu "buôn có bạn, bán có phường". Em cảm thấy câu này rất ấn tượng và có thể áp dụng nhiều trường hợp. Em nghĩ đây cũng là văn hóa của người Việt: làm thì thích làm chung với bạn bè hơn là đi làm dù được "việc nhẹ lương cao" (theo bài viết nhưng sự thật em không dám chắc). Môi trường làm việc tác động nhiều đến lựa chọn của sinh viên.
Nếu thực trạng "sinh viên làm việc tay chân nhiều hơn làm việc đầu óc" là đúng, theo ý kiến cá nhân của em:
1. Phần đông bạn bè đã và đang làm công việc này. Người truyền người này, người này truyền người kia, số sinh viên tìm công việc này càng tăng. Cá nhân em tìm việc cũng do hỏi bạn bè giới thiệu. Một khảo sát của một công ty công nghệ giới thiệu việc làm cũng từng nói "đối thủ" lớn nhất của họ chính là "những cá nhân truyền miệng cho nhau".
2. Em đang tự hỏi đây có phải là kết quả của việc chi tiền "khủng" vào các chiến dịch marketing của công ty vận tải công nghệ hay không. Họ rất thành công trong việc xóa bỏ rào cản thủ tục đăng kí làm việc rườm rà cộng thêm sự xuất hiện đồng loạt ở khắp mọi nơi tạo độ phủ sóng cũng như sự tin tưởng (một cách có chủ đích). Là một đơn vị uy tín thì mới quảng cáo mọi nơi như vậy chứ. Thế là người ta đã tin tưởng, đăng kí làm đơn giản, ngại chi mà không làm.
Ngược lại, nếu đăng kí làm việc start-up, các bạn chắc chắn phải trải qua vòng đơn, vòng phỏng vấn, chờ thông báo kết quả. Phỏng vấn là nỗi ám ảnh của sinh viên. Để có thể tìm được một công việc, sinh viên phải đáp ứng nhiều điều kiện. Chưa kể, trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp, sinh viên tự đầu tư cho bản thân trang phục, trang điểm,... để phù hợp văn hóa làm việc. Đây có thể không là điều kiện bắt buộc nhưng sinh viên khi bước chân vào môi trường công sở sẽ tự nhận thức được.
Riêng đối với bài viết, em không tìm được một số liệu cụ thể cho chứng minh được chuyện sinh viên làm việc chân tay nhiều hơn làm việc đầu óc. Nếu có số liệu cụ thể nào trên diện rộng, em tin tưởng hơn quan điểm của bài viết. Cá nhân em, em không nghĩ đây là chuyện đáng lo lắng. "Đi rồi sẽ đến", các bạn ít nhất cũng thử trải nghiệm với nhiều vị trí công việc. Trong số những bình luận dưới đây, em còn thấy những định hướng rất rõ ràng của các bạn trong từng năm. Các bạn chọn những công việc đó có chủ đích chứ không vô dụng hay lãng phí chất xám như quan điểm của bài viết.
Khách quan mà nói, bài viết cũng gây sự chú ý lớn cả phía sinh viên lẫn phía doanh nghiệp hay các nhà hoạt động hướng đến đối tượng sinh viên. Mọi người cùng đặt câu hỏi và tìm giải pháp cho vấn đề góp phần tạo thay đổi tích cực cho cả hai phía.
Em cũng mong nhận đóng góp hay góc nhìn mới từ mọi người ^^
Hùng Phạm
Em sẽ chia ra 2 giai đoạn.
Ghost Wolf
Theo e nếu ko gặp áp lực về mưu sinh, kiếm thêm tiền trang trải cho các nhu cầu cá nhân thì các bạn SV mấy năm đầu chủ yếu sẽ chẳng đi làm gì cả, đi tham gia vào các trò hội hè đàn đúm, tình nguyện, phá làng phá xóm chứ ko đi làm thêm đâu.
Đến năm thứ 4, 5 thì chắc là sẽ có 1 số bạn đi làm thêm ở doanh nghiệp để lấy kno làm việc.
Cúc Võ
Là sinh viên, thứ em cần là cơ hội để em được sớm áp dụng những kiến thức học ở trường ra thực tế. Vậy nên, với công việc gia sư mà mấy bạn xung quanh em làm với công việc lương khá thấp em đang nhận thì em vẫn cảm thấy đáng và vui với điều đó. Đơn giản thì em được làm công việc em thích, đúng chuyên ngành của mình và em đã không lãng phí thời gian của mình để chỉ học những kiến thức mà chưa chắc còn lại, còn nhớ đến tận khi ra trường. Với lại làm những công việc liên quan đến chuyên ngành thì em không chỉ được làm, mà còn được học, hơn nữa lại học không tốn học phí và có thêm nhiều kinh nghiệm, đỡ một phần lơ ngơ, bỡ ngỡ sau này.
Trần Thu Hương
Nguyễn Việt Anh
Mình cũng quan tâm vấn đề này :)
Người ẩn danh
Nếu không có trở ngại về tài chính, em sẽ chọn công việc cho mình kinh nghiệm liên quan đến ngành của mình ạ, dù ít lương hoặc không có cũng được ạ. Vì em muốn được tiếp xúc với môi trường sau này và tận dụng mọi thời gian để phát triển bản thân phù hợp với công việc mà em đã chọn ạ.
Thuý Hằng