Nếu không vì mục đích kinh doanh thì liệu võ thuật có thể phát triển và tổn tại được không?

  1. Thể thao

  2. Văn hóa

  3. Nghệ thuật

Từ khóa: 

võ thuật

,

thể thao

,

văn hóa

,

nghệ thuật

Nếu không nhờ vào việc quảng bá, tính công dụng của võ thuật, các võ sĩ - võ sư nổi tiếng không được vang danh vọng tộc, không được biết tới thì võ thuật cũng chỉ đống lửa nhom nhem đang chuẩn bị tắt thôi. Vậy để đốm lửa được cháy âm ỉ, thậm chí còn cho nó cháy to hơn nữa thì ta phải ủ thêm rơm và phải cho thường xuyên thì mới cháy được. Điều đó giống như việc võ thuật cần phải được truyền bá, được truyền lại cho các thế hệ sau, được dạy dỗ về cả nguồn gốc và tính nghệ thuật của nó. Nhưng có như thế thì dường như chưa đủ, có vài môn võ sinh ra chỉ để tu luyện tâm trí và rèn luyện sức khỏe, nhưng có môn võ thì không, nó cần phải được cọ xát và phát triển hơn nữa. Vì thế người ta sinh ra các giải đấu, không chỉ phục vụ cho mục đích kinh doanh mà cũng chính là thứ gìn giữ cho đam mê cháy đỏ ấy. 

Ví dụ: Bạn học Muay Thái, bạn rất có đam mê và luyện tập chăm chỉ hàng tháng, hàng năm. Nhưng cuối cùng công sức của bạn thì chỉ có tập đi tập lại với vài người trong phòng tập, thua suốt rồi đến thắng suốt cũng sẽ rất nản vì bạn cũng chỉ có vài người đam mê giống bạn để tập cùng. Nếu không có giải đấu, không có sự cọ xát thì sao có sự tiến bộ, sao có chiến lược, sao có tư duy, sao có sự rèn luyện thể chất điên cuồng. Vì vậy, mục đích kinh doanh sinh ra từ việc truyền bá môn võ và gìn giữ văn hóa võ thuật. Thực ra không phải cứ vì mục đích kinh doanh thì mới gìn giữ được môn võ. Có những môn võ ngoài kickboxing, boxing, muay Thai,...họ vẫn lựa chọn học trò hoặc thế hệ gia đình để nối tiếp truyền thống võ thuật, tất nhiên điều này là muốn gìn giữ nguồn gốc, không phải vì mục đích kinh doanh. 

Vì vậy, tùy từng môn võ thì mục đích kinh doanh mới có thể tác động vào việc phát triển và tồn tại của môn võ đó.

Trả lời

Nếu không nhờ vào việc quảng bá, tính công dụng của võ thuật, các võ sĩ - võ sư nổi tiếng không được vang danh vọng tộc, không được biết tới thì võ thuật cũng chỉ đống lửa nhom nhem đang chuẩn bị tắt thôi. Vậy để đốm lửa được cháy âm ỉ, thậm chí còn cho nó cháy to hơn nữa thì ta phải ủ thêm rơm và phải cho thường xuyên thì mới cháy được. Điều đó giống như việc võ thuật cần phải được truyền bá, được truyền lại cho các thế hệ sau, được dạy dỗ về cả nguồn gốc và tính nghệ thuật của nó. Nhưng có như thế thì dường như chưa đủ, có vài môn võ sinh ra chỉ để tu luyện tâm trí và rèn luyện sức khỏe, nhưng có môn võ thì không, nó cần phải được cọ xát và phát triển hơn nữa. Vì thế người ta sinh ra các giải đấu, không chỉ phục vụ cho mục đích kinh doanh mà cũng chính là thứ gìn giữ cho đam mê cháy đỏ ấy. 

Ví dụ: Bạn học Muay Thái, bạn rất có đam mê và luyện tập chăm chỉ hàng tháng, hàng năm. Nhưng cuối cùng công sức của bạn thì chỉ có tập đi tập lại với vài người trong phòng tập, thua suốt rồi đến thắng suốt cũng sẽ rất nản vì bạn cũng chỉ có vài người đam mê giống bạn để tập cùng. Nếu không có giải đấu, không có sự cọ xát thì sao có sự tiến bộ, sao có chiến lược, sao có tư duy, sao có sự rèn luyện thể chất điên cuồng. Vì vậy, mục đích kinh doanh sinh ra từ việc truyền bá môn võ và gìn giữ văn hóa võ thuật. Thực ra không phải cứ vì mục đích kinh doanh thì mới gìn giữ được môn võ. Có những môn võ ngoài kickboxing, boxing, muay Thai,...họ vẫn lựa chọn học trò hoặc thế hệ gia đình để nối tiếp truyền thống võ thuật, tất nhiên điều này là muốn gìn giữ nguồn gốc, không phải vì mục đích kinh doanh. 

Vì vậy, tùy từng môn võ thì mục đích kinh doanh mới có thể tác động vào việc phát triển và tồn tại của môn võ đó.

Mình chưa hiểu toàn bộ câu hỏi này lắm bạn ơi. Còn về nguồn gốc của võ thuật thì đúng là không phải được tạo ra để kiếm tiền, mà để sinh tồn :) có lẽ để thích nghi với thời cuộc, võ thuật đã dần chuyển từ sinh tồn sang thành kế sinh nhai của một số người. 

Vẫn có thể tồn tại! Nhưng điều đó sẽ không tới tai của bạn vì sự lưu truyền ấy chỉ có sư phụ và đồ đệ của họ biết thôi. Họ không sử dụng marketing để bạn biết tới đâu 😂. Còn phát triển hay không thì phải đi thi đấu, đánh nhau với các môn võ khác hoặc đơn giản là gặp "tướng" khỏe hơn mình. 

Để trả lời được câu hỏi này, bạn phải quay vì tìm hiểu nguồn gốc và mục đích chính của võ thuật. Bản thân tôi không nghĩ võ thuật được phát triển bởi mục đích kinh doanh. Mục đích kinh doanh được sinh ra từ hệ thống ranking - các giải đấu, sự tranh đấu trong các môn võ để xem ai là người giỏi nhất, môn võ nào là môn võ mạnh nhất, hiệu quả nhất,...

Mục đích phát triển và tồn tại là do sự kế thừa từ đời này sang đời khác của những con người đam mê võ thuật và thấu hiểu tính nghệ thuật của nó. Mục đích kinh doanh không phát triển được võ thuật, thứ nó quan tâm là tiền và sự quan tâm của mọi người.

Điều đó có thể đem lại cho tiếng tăm cho môn võ, chiêu mộ được nhiều võ sĩ hơn nhưng không phải ai tham gia cũng am hiểu và đam mê thực sự với môn võ đó.Thứ nó mang lại lại số lượng chứ không phải chất lượng. Nếu võ thuật tồn tại vì mục đích kinh doanh thì đó không gọi là võ thuật, mà được gọi là biểu diễn cho vui thôi, mất đi cái tính nghệ thuật và cuối cùng thứ ta thấy chỉ là sự hung hăn và thô bạo mà thôi. 

Ko kinh doanh có lẽ pt hơn là kinh doanh.hi