Nêu khái niệm, đặc điểm của loại hình Ngôn ngữ Đơn lập và Phân tích tính và cho ví dụ cụ thể?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1) Ngôn ngữ đơn lập: Bên cạnh tên gọi đơn lập thường dùng, loại hình ngôn ngữ này còn được gọi là ngôn ngữ phi hình thái, ngôn ngữ không biến hình, ngôn ngữ đơn tiết, phân tiết… tùy theo người ta nhấn mạnh vào đặc trưng này hay đặc trưng kia của nó. Tiếng Việt, tiếng Hán và các ngôn ngữ vùng Đông Nam Á được coi là tiêu biểu cho loại hình ngôn ngữ đơn lập, đặc biệt là tiếng Việt và tiếng Hán cổ đại. Ngoài ra loại hình này cũng bao gồm cả tiếng Aranta ở Châu Úc, tiếng Ê vê, tiếng Joruba ở Châu Phi.Loại hình ngôn ngữ đơn lập thể hiện 4 đặc điểm chính:
a) Trong hoạt động ngôn ngữ, từ không biến đổi hình thái, tức là chúng không đòi hỏi ở nhau sự hợp dạng như trong các ngôn ngữ hòa kết.
Ví dụ: + Tôi là nông dân.
+ Nông dân là tôi.
b) Các quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng từ hư (từ công cụ) và trật tự từ.
Ví dụ: người nông dân => những người nông dân.
c) Trong nhiều ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập (điển hình là tiếng Hán, tiếng Việt) có một đơn vị đặc biệt thường được gọi là hình tiết. Hình tiết là đơn vị có nghĩa (hoặc luôn luôn có khả năng mang nghĩa) mà vỏ âm thanh của nó lại trùng khít với một âm tiết (đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất). Chính bởi vậy mà nó có khả năng khi thì tự mình đã là một từ, khi lại chỉ được dùng với tư cách yếu tố cấu tạo từ.
d) Quan hệ dạng thức (quan hệ mặt hình thái) giữa các từ yếu đến mức dường như là chúng tồn tại rất “rời rạc”, rất “tự do” trong câu.
Ví dụ: cha mẹ - mẹ cha. Mặt khác cũng bởi tính hình thái của từ yếu như thế nên mới có người quan niêm rằng ngôn ngữ đơn lập là ngôn ngữ không có từ loại.Theo “Dẫn luận ngôn ngữ” – Vũ Đức Nghiệu – NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
2) Phân tích tính: Ở các ngôn ngữ phân tích, mối quan hệ giữa các từ trong câu, đúng hơn trong cụm từ, được thể hiện không phải bằng các dạng thức của các từ mà bằng các từ phụ trợ và bằng vị trí của các từ. Các ngôn ngữ chuyển dạng phân tích gồm các tiếng Ấn Âu hiện đại như các tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Anh và tiếng Bungari.
Ví dụ: le livre de Pierre (tiếng Pháp). Theo “dẫn luận Ngôn Ngữ học – Nguyễn Thiện Giáp- NXB Giáo dục Việt Nam.
Trả lời
1) Ngôn ngữ đơn lập: Bên cạnh tên gọi đơn lập thường dùng, loại hình ngôn ngữ này còn được gọi là ngôn ngữ phi hình thái, ngôn ngữ không biến hình, ngôn ngữ đơn tiết, phân tiết… tùy theo người ta nhấn mạnh vào đặc trưng này hay đặc trưng kia của nó. Tiếng Việt, tiếng Hán và các ngôn ngữ vùng Đông Nam Á được coi là tiêu biểu cho loại hình ngôn ngữ đơn lập, đặc biệt là tiếng Việt và tiếng Hán cổ đại. Ngoài ra loại hình này cũng bao gồm cả tiếng Aranta ở Châu Úc, tiếng Ê vê, tiếng Joruba ở Châu Phi.Loại hình ngôn ngữ đơn lập thể hiện 4 đặc điểm chính:
a) Trong hoạt động ngôn ngữ, từ không biến đổi hình thái, tức là chúng không đòi hỏi ở nhau sự hợp dạng như trong các ngôn ngữ hòa kết.
Ví dụ: + Tôi là nông dân.
+ Nông dân là tôi.
b) Các quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng từ hư (từ công cụ) và trật tự từ.
Ví dụ: người nông dân => những người nông dân.
c) Trong nhiều ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập (điển hình là tiếng Hán, tiếng Việt) có một đơn vị đặc biệt thường được gọi là hình tiết. Hình tiết là đơn vị có nghĩa (hoặc luôn luôn có khả năng mang nghĩa) mà vỏ âm thanh của nó lại trùng khít với một âm tiết (đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất). Chính bởi vậy mà nó có khả năng khi thì tự mình đã là một từ, khi lại chỉ được dùng với tư cách yếu tố cấu tạo từ.
d) Quan hệ dạng thức (quan hệ mặt hình thái) giữa các từ yếu đến mức dường như là chúng tồn tại rất “rời rạc”, rất “tự do” trong câu.
Ví dụ: cha mẹ - mẹ cha. Mặt khác cũng bởi tính hình thái của từ yếu như thế nên mới có người quan niêm rằng ngôn ngữ đơn lập là ngôn ngữ không có từ loại.Theo “Dẫn luận ngôn ngữ” – Vũ Đức Nghiệu – NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
2) Phân tích tính: Ở các ngôn ngữ phân tích, mối quan hệ giữa các từ trong câu, đúng hơn trong cụm từ, được thể hiện không phải bằng các dạng thức của các từ mà bằng các từ phụ trợ và bằng vị trí của các từ. Các ngôn ngữ chuyển dạng phân tích gồm các tiếng Ấn Âu hiện đại như các tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Anh và tiếng Bungari.
Ví dụ: le livre de Pierre (tiếng Pháp). Theo “dẫn luận Ngôn Ngữ học – Nguyễn Thiện Giáp- NXB Giáo dục Việt Nam.