Nêu học thuyết Chính danh của Khổng Tử?
kiến thức chung
Trước sự loạn danh của xã hội Đông Chu, Khổng Tử chủ trương Chính danh nhằm khôi phục lại kỷ cương, lấy Tây Chu làm khuôn mẫu
- Danh của Khổng Tử có thể hiểu như tên gọi của một vật, một người trong mối quan hệ cụ thể trong xã hội. Thực (phận): nghĩa vụ và quyền lợi của từng người tương ứng với danh của nó. Chính danh là làm rõ danh xưng, danh phận, vật nào, người nào mang danh nào, phải được thực hiện và phải thực hiện bằng được những yêu cầu mà danh của mình đòi hỏi. Nếu không phải chuyển sang một danh khác.
- Khổng Tử cho rằng: “Chính danh là làm mọi việc cho ngay thẳng” “vua phải làm trọn đạo vua, bề tôi phải làm trọn đạo của bề tôi, cha phải làm trọn đạo của cha, con phải làm trọn đạo của con...” (quân – quân, thần – thần, phụ - phụ, tử - tử) .
- Một xã hội có Chính danh là một xã hội có trật tự kỷ cương, thái bình thịnh trị..
Để Chính danh, Nho giáo không dùng pháp trị (bá đạo) mà dùng đức trị - Nhân chính (vương đạo). Đức trị là dùng luân lý đạo đức điều hành guồng máy xã hội. Từ vua cho đến dân đều thấm nhuần và hành động theo những tiêu chuẩn đạo đức Nho giao.
- Khổng Tử nói nhiều đến tư cách người cầm quyền, bổn phận họ phải sửa mình để làm gương cho dân, ở đây ông đã gắn đạo đức với chính trị. Theo ông: “Mình mà chính đáng, dù không ra lệnh dân cũng theo. Làm chính trị mà dùng đức để cảm hóa thì như sao Bắc Đẩu ở một nơi mà các ngôi sao khác hướng về đó cả”. Muốn có đức trị dân, phải sửa mình (tu thân). Tu thân có ích cho cá nhân, cho gia đình và cho đất nước.
- Theo thuyết Chính danh và đức trị khi áp dụng vào việc cai trị dân, Khổng Tử đề ra chính sách dưỡng dân, giáo dân. Theo ông làm cho dân được no đủ giàu có, nước thịnh thì dân sẽ quý, nếu dân nghèo thì nước loạn, chính quyền sớm muộn gì cũng bị đổ, hoặc dân dần dần bỏ đi.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Nhiên Đông