Nêu hiểu biết chung về đại thi hào Nguyễn Du

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long (Hà Nội). Cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, làm quan đến chức Tham tụng (Tể tướng) dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc –Bắc Ninh. .Nguyễn Du ra đời trong một gia đình đại quý tộc, có thế lực vào bậc nhất đương thời. Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài không quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy ông Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi)). Năm 1780 , khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe (sử gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh . Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngã. Năm 1783 , Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ tên) ở Thái Nguyên , không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế, khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấm một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên. Năm 1786 , Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà . Năm 1789 , Nguyễn Huệ , một trong ba thủ lĩnh của nhà Tây Sơn đã kéo quân ra Bắc đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh sang tiến chiếm Đại Việt . Nguyễn Du cũng chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793) nhưng không kịp, đành trở về quê vợ , quê ở Quỳnh Côi ở Thái Bình , sống nhờ nhà người anh vợ là danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn (1750-?). Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796 , nghe tin ở Gia Định , chúa Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận chỉ huy, bắt giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông sống chật vật một thời gian dài cho đến mùa thu năm 1802 , khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long , thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn. Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên ). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín ( Hà Tây , nay thuộc Hà Nội ). Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau: Năm 1803 : đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh , Trung Quốc . Năm 1805 : thăng hàm Đông Các điện học sĩ. Năm 1807 : làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương. Năm 1809 : làm Cai bạ dinh Quảng Bìn. Năm 1813 : thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc. Sau khi đi sứ về vào năm 1814 , ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ. Năm 1820 , Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 18 tháng 9 năm 1820 . Lúc đầu (1820), Nguyễn Du được táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền , tỉnh Thừa Thiên . Bốn năm sau mới cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh). Với những cống hiến của Đại thi hào Nguyễn Du cho nền văn học nước nhà và sự phát triển văn hóa của nhân loại, tháng 12/1964, tại Berlin (Đức), Hội đồng Hòa bình thế giới quyết nghị tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du (1675-1965) . Ngày 25/10/2013, tại kỳ họp lần thứ 37 của Đại Hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) họp ở Paris đã chính thức vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới.
Trả lời
Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long (Hà Nội). Cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, làm quan đến chức Tham tụng (Tể tướng) dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc –Bắc Ninh. .Nguyễn Du ra đời trong một gia đình đại quý tộc, có thế lực vào bậc nhất đương thời. Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài không quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy ông Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi)). Năm 1780 , khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe (sử gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh . Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngã. Năm 1783 , Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ tên) ở Thái Nguyên , không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế, khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấm một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên. Năm 1786 , Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà . Năm 1789 , Nguyễn Huệ , một trong ba thủ lĩnh của nhà Tây Sơn đã kéo quân ra Bắc đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh sang tiến chiếm Đại Việt . Nguyễn Du cũng chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793) nhưng không kịp, đành trở về quê vợ , quê ở Quỳnh Côi ở Thái Bình , sống nhờ nhà người anh vợ là danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn (1750-?). Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796 , nghe tin ở Gia Định , chúa Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận chỉ huy, bắt giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông sống chật vật một thời gian dài cho đến mùa thu năm 1802 , khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long , thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn. Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên ). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín ( Hà Tây , nay thuộc Hà Nội ). Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau: Năm 1803 : đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh , Trung Quốc . Năm 1805 : thăng hàm Đông Các điện học sĩ. Năm 1807 : làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương. Năm 1809 : làm Cai bạ dinh Quảng Bìn. Năm 1813 : thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc. Sau khi đi sứ về vào năm 1814 , ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ. Năm 1820 , Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 18 tháng 9 năm 1820 . Lúc đầu (1820), Nguyễn Du được táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền , tỉnh Thừa Thiên . Bốn năm sau mới cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh). Với những cống hiến của Đại thi hào Nguyễn Du cho nền văn học nước nhà và sự phát triển văn hóa của nhân loại, tháng 12/1964, tại Berlin (Đức), Hội đồng Hòa bình thế giới quyết nghị tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du (1675-1965) . Ngày 25/10/2013, tại kỳ họp lần thứ 37 của Đại Hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) họp ở Paris đã chính thức vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới.