Nếu được quyền thức tỉnh trí nhớ của kiếp trước, bạn có muốn nhớ lại hay không?

  1. Tâm linh

Chúng ta đã được reset để quên hết thông tin về kiếp trước, bằng cách cho uống canh Mạnh Bà trước khi đầu thai.

Có một số đứa trẻ, do sai xót nào đó mà vẫn nhớ lại được một số chuyện của quá khứ nên mới có những câu chuyện đầu thai lại, không nhận bố mẹ hiện tại, tìm về gia đình cũ. Những trường hợp như vậy cũng không phải là hiếm quá. Thế nhưng đó là những đứa trẻ, khi các mối quan hệ, ràng buộc của nó ở kiếp này chưa cao.

Còn bạn, một người đã trưởng thành, vốn có rất nhiều những ràng buộc. Liệu bạn có muốn nhớ lại kiếp trước của mình?

Từ khóa: 

luân hồi

,

kiếp trước

,

tâm linh

Trung bình tuổi thọ của một người là khoảng trên dưới 60 đến 70 tuổi. Để mà ghi nhớ hết số kí ức này cần một dung lượng lưu trữ cực lớn. Nếu theo cách tính của các nhà khoa học, bộ não cần khoảng 2,5 petabytes ( 1 Pentabytes = 1000 Terabyte ) để chứa hết lượng thông tin cần tiếp nhận trong suốt cuộc đời. Nếu chúng ta nhớ lại toàn bộ ký ức của kiếp trước sẽ không đủ chỗ để chữa dữ liệu của kiếp này trong bộ não nữa.

Vậy suy cho cùng nếu chọn nhớ lại kiếp trước thì kiếp này sống cứ nhớ nhớ quên quên, hoặc không thể nhớ thêm gì nữa. Như vậy chẳng phải là không nên sao. Với lại nếu có nhớ lại ký ức của kiếp trước cũng chẳng có ích gì nhiều cho kiếp này, chi bằng cứ dốc hết tâm ý để lưu nhớ những chuyện hay ho ở kiếp này thì hơn.

Trả lời

Trung bình tuổi thọ của một người là khoảng trên dưới 60 đến 70 tuổi. Để mà ghi nhớ hết số kí ức này cần một dung lượng lưu trữ cực lớn. Nếu theo cách tính của các nhà khoa học, bộ não cần khoảng 2,5 petabytes ( 1 Pentabytes = 1000 Terabyte ) để chứa hết lượng thông tin cần tiếp nhận trong suốt cuộc đời. Nếu chúng ta nhớ lại toàn bộ ký ức của kiếp trước sẽ không đủ chỗ để chữa dữ liệu của kiếp này trong bộ não nữa.

Vậy suy cho cùng nếu chọn nhớ lại kiếp trước thì kiếp này sống cứ nhớ nhớ quên quên, hoặc không thể nhớ thêm gì nữa. Như vậy chẳng phải là không nên sao. Với lại nếu có nhớ lại ký ức của kiếp trước cũng chẳng có ích gì nhiều cho kiếp này, chi bằng cứ dốc hết tâm ý để lưu nhớ những chuyện hay ho ở kiếp này thì hơn.

Hi bạn, đây là một câu hỏi thú vị!

Bạn Bội Tuyền đã trả lời khá chi tiết & đầy đủ rồi, liên quan đến khả năng trữ dữ liệu của não bộ. Ở đây mình sẽ đóng góp thêm một số góc nhìn khác.

Trước hết thì, nếu ví von não bộ với một cỗ máy, thì thứ đầu tiên mình sẽ liên tưởng đến chính là máy tính lượng tử (quantum computer) thay vì các máy vi tính thông thường.

Tại sao? Vì não bộ của chúng ta cũng kì quặc, khó hiểu hệt như thế giới lượng tử kia vậy:

- Số lượng neuron trong não bộ của bạn không quan trọng bằng mật độ liên kết giữa chúng. Chính sự liên kết neuron mới giúp bạn ghi nhớ một điều nào đó. Và cũng vì lý do này, việc thêm bớt mỗi liên kết neuron có thể gia tăng khả năng ghi nhớ của một người theo cấp số nhân (exponentially). Đây cũng là nguồn gốc của con số 2,5 Petabytes mà bạn Tuyền đã nhắc đến. Nếu bản thân các neuron mới chịu trách nhiệm cho việc lưu trữ trí nhớ, thì não bộ con người chỉ lưu trữ được đến mức độ Gigabytes là cùng.

- Sự khác biệt giữa máy tính lượng tử so với máy vi tính thông thường là ở chỗ: nó xử lý thông tin dưới dạng Qubit (0 và 1 cùng một lúc) thay vì Bit (chỉ 0 hoặc 1 - on hoặc off - giống một cái công tắc đèn). Điều này có nghĩa là nếu thêm bớt mỗi Qubit, khả năng lưu trữ và xử lý dữ liệu của máy tính lượng tử cũng sẽ gia tăng theo cấp số nhân (nghe quen chứ!). ^_^

- Não bộ con người có thể chứa đựng vô hạn những trí nhớ dài hạn (qua việc lặp đi lặp lại một hoạt động nào đó liên tục), nhưng nó cực kỳ kém trong việc ghi nhớ các trí nhớ ngắn hạn, hoặc xử lý các dữ liệu với độ chính xác cao & một cách nhanh chóng. Hãy thử so sánh khả năng làm toán của bạn so với một cái máy tính là đủ hiểu.

- Tương tự, các máy tính lượng tử cũng được cho là xử lý các nguồn dữ liệu khổng lồ tốt hơn so với máy vi tính thông thường, nhưng lại kém hơn chúng khi xử lý các nguồn dữ liệu nhỏ & đơn giản hơn.

- Giới nghiên cứu tin rằng toàn bộ não bộ của chúng ta không chỉ được dùng để trữ dữ liệu, mà có những phần được dùng để xử lý (process) chúng. Và họ chưa thể xác định là trong 2,5 Petabytes kia, hết bao nhiêu % là bộ lưu trữ, và bao nhiêu là bộ xử lý. Thế nên việc não bộ chúng ta đã quá đầy ắp (vì thế không thể chứa thêm kí ức từ các kiếp sống khác) là điều chưa thể kết luận.

- Tuy các Qubit tạo điều kiện cho các máy tính lượng tử dự trữ những nguồn dữ liệu khổng lồ, nhưng vì bản chất khó đoán (bạn sẽ không thể biết chắc chắn rằng một Qubit là 0 hay 1), và bạn không thể “quan sát” chúng để biết chắc chắn được, vì chúng sẽ biết là bạn đang quan sát & tự biến đổi (đây cũng là một điểm bí ẩn khác của lượng tử giới).

- Não bộ của con người cũng tương tự. Chắc chắn ai trong chúng ta cũng đã từng vô tình quên mất một điều gì đó, và có cố gắng đến mấy ta cũng không thể nhớ ra được (khi ta đang “quan sát” phần kí ức này). Nhưng lạ thay, sau đó một vài ngày, tự nhiên ta lại nhớ ra nó. Một lần nữa, chi tiết này khá giống với máy tính lượng tử. ^_^

Oke, bây giờ để trả lời câu hỏi của bạn Đại Phong, nếu một ngày nọ mình bỗng nhớ lại toàn bộ kí ức tiền kiếp của mình (thực tế là, mình đã từng đi “soi kiếp” & biết được chúng), thì mình sẽ nhất định cảm thấy thích thú thay vì sợ hãi. Bởi những kí ức đó chắc chắn sẽ vừa thú vị (cuộc đời chúng ta thay đổi sau mỗi lần chuyển sinh), vừa giúp mình nhận ra rằng vũ trụ này - à quên mất, đa vũ trụ này - rộng lớn lắm. Cuộc sống này của chúng ta không phải là tất cả, để ta phải quá bám víu vào nó, và còn nhiều khám phá lý thú chờ đón nhân loại.

Thân. :D
Tôi là người biết ký ức của các bạn , các bạn có muốn biết ký ức kiếp trước của mình là gì hãy liên hệ tôi ạ
Trong Phật môn có một thần thông gọi là túc mệnh thông, hành giả khi thực hành thiền định đến một cấp độ nhất định có thể nhớ lại những kiếp trước của mình. 

Không nói đến ân oán tình cừu nhân quả dây dưa, một kẻ siêu phàm như vậy chắc chắn vượt trội so với thế nhân về kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cũng như tâm lý. 

Đời người ngắn ngủi, mỗi người chỉ có thể học tập và trải nghiệm hữu hạn, mỗi đời phải reset và học lại từ đầu thì rất lãng phí thời gian, nếu trí tuệ từ kiếp trước có thể giữ lại ở kiếp này thì quá tuyệt. 

Mình thì nói yes, trong các thần thông của Phật giáo mình thích nhất là cái này. 



Túc Mạng Thông Hay Nhớ Lại Tiền Kiếp - Duy Thức Học - THƯ VIỆN HOA SEN

thuvienhoasen.org



Theo ý kiến cá nhân mình là ko có kiếp trước, cũng chẳng có kiếp sau, chết là hết.

Các thể loại giống người mới chỉ xuất hiện trong kỷ Đệ Tứ, người hiện đại chắc vào tầm 100k năm, ko rõ là trước đấy thì kiếp trước là cái gì thế.

Có chứ

Rất rất muốn biết kiếp trước đã tạo nghiệp gì..... mà giờ kiếp này khổ tâm đến vậy.......