Nếu con người tồn tại trên đời vì một thang điểm đánh giá thì xã hội loài người sẽ đi về đâu?
Hôm trước mình được một người bạn giới thiệu về phim black mirror phần 3 tập 1 có nói về xã hội con người chỉ tương tác nhau qua thang điểm và đánh giá của những người xung quanh. Sáng nay, mình đọc được bài báo sau đây:
điểm
,người xấu
,người tốt
,phong cách sống
Mình thì tin rằng hiện tại không chỉ riêng TQ, mà nhiều nơi khác cũng có cái tương tự như cái "thang điểm" (Social Credit System) này. Chỉ là chỉ hiện tại chỉ có mỗi TQ là công khai về nó, như kiểu ngày xưa ở Bách Khoa (BK) công khai toàn bộ dữ liệu điểm số của sinh viên, sau này thì BK lại không công khai nữa (mỗi sinh viên thì chỉ biết được điểm số của chính mình), nhưng vấn đề là dù trong thời kỳ nào đi chăng nữa thì dữ liệu điểm số của sinh là vẫn có và nhà trường đều nắm.
Tương tự với nó là hệ thống đánh giá tính nhiệm khách hàng của các Ngân hàng, bạn có thấy rằng càng về sau này bạn càng dễ dàng làm thẻ Credit hơn không? Đó là do Ngân hàng có nhiều dữ liệu về chi tiêu của bạn hơn (bằng cách này hoặc cách khác). Hiểu đơn giản Ngân hàng đang có một cơ số dữ liệu đủ lớn để giá "tín nhiệm" khách hàng. Điều này thì không nhiều khách hàng của họ biết, hoặc không nhiều người quan tâm, hoặc có quan tâm thì cũng thường là không hiểu nó để làm gì.
Nghĩa là quan điểm của mình, đứng từ góc nhìn TQ, mình thấy điều này không lạ, mình không cảm thấy nó là điều gì đó quá ghê gớm. Xã hội loài người luôn vận động, con người sẽ luôn biết cách để thay đổi cái "thang điểm" ấy sao cho phù hợp với cộng đồng nhất.
Còn nói về tính nhân văn của việc này, mình cũng không phản đối, vì ít nhất thì nó cũng chỉ đang ở gian đoạn thử nghiệm. Và nhìn dưới góc độ quản lý và địa chính trị, thì TQ trước sau gì cũng phải Quốc hữu hóa dữ liệu người dân, vì "dữ liệu" là tài sản Quốc gia cực kỳ quan trọng của TQ. Không có gì lạ, và chẳng có lý do gì phản đối họ Quốc hữu hóa tài sản Quốc gia của họ cả. Giống như Nga, Venezuala, Iran, Iraq,... quốc hữu hóa dầu mỏ, dầu khí của họ vậy thôi.
David Khang
Mình thì tin rằng hiện tại không chỉ riêng TQ, mà nhiều nơi khác cũng có cái tương tự như cái "thang điểm" (Social Credit System) này. Chỉ là chỉ hiện tại chỉ có mỗi TQ là công khai về nó, như kiểu ngày xưa ở Bách Khoa (BK) công khai toàn bộ dữ liệu điểm số của sinh viên, sau này thì BK lại không công khai nữa (mỗi sinh viên thì chỉ biết được điểm số của chính mình), nhưng vấn đề là dù trong thời kỳ nào đi chăng nữa thì dữ liệu điểm số của sinh là vẫn có và nhà trường đều nắm.
Tương tự với nó là hệ thống đánh giá tính nhiệm khách hàng của các Ngân hàng, bạn có thấy rằng càng về sau này bạn càng dễ dàng làm thẻ Credit hơn không? Đó là do Ngân hàng có nhiều dữ liệu về chi tiêu của bạn hơn (bằng cách này hoặc cách khác). Hiểu đơn giản Ngân hàng đang có một cơ số dữ liệu đủ lớn để giá "tín nhiệm" khách hàng. Điều này thì không nhiều khách hàng của họ biết, hoặc không nhiều người quan tâm, hoặc có quan tâm thì cũng thường là không hiểu nó để làm gì.
Nghĩa là quan điểm của mình, đứng từ góc nhìn TQ, mình thấy điều này không lạ, mình không cảm thấy nó là điều gì đó quá ghê gớm. Xã hội loài người luôn vận động, con người sẽ luôn biết cách để thay đổi cái "thang điểm" ấy sao cho phù hợp với cộng đồng nhất.
Còn nói về tính nhân văn của việc này, mình cũng không phản đối, vì ít nhất thì nó cũng chỉ đang ở gian đoạn thử nghiệm. Và nhìn dưới góc độ quản lý và địa chính trị, thì TQ trước sau gì cũng phải Quốc hữu hóa dữ liệu người dân, vì "dữ liệu" là tài sản Quốc gia cực kỳ quan trọng của TQ. Không có gì lạ, và chẳng có lý do gì phản đối họ Quốc hữu hóa tài sản Quốc gia của họ cả. Giống như Nga, Venezuala, Iran, Iraq,... quốc hữu hóa dầu mỏ, dầu khí của họ vậy thôi.
Phạm Đức Minh
Dùng công nghệ để giải bài toán quản lý là một chuyện không còn mới mẻ gì cả, đây là một ví dụ khác ở Nga:
Thời sự VTV - MATXCƠVA - THÀNH PHỐ THÔNG MINH | Facebook
www.facebook.com
Khi con người không tự quản lý được mình, thì để đảm bảo sự ổn định của xã hội, quy luật là phải có thứ gì đó sinh ra để quản lý họ thôi.