Nếu con mình có dấu hiệu chọn ngành học và nghề nghiệp theo cảm tính thì làm cách nào khuyên răn?
Nếu con cái đã ở độ tuổi học phổ thông, nhưng trong việc chọn ngành học và nghề tương lai lại có phần mơ hồ, chọn theo cảm tính chứ không chịu khó phân tích khả năng của bản thân và tiềm năng của ngành nghề, thì bậc cha mẹ có nên can thiệp không?
Nếu là có thì mình có thể can thiệp, khuyên răn con thế nào?
chọn nghề
,nuôi con
,dạy con
,nghề nghiệp
,cảm tính
,hướng nghiệp
Đứng trên góc độ là phụ huynh thì chị có thể can thiệp nha chị, nhưng trước khi đưa ra bất cứ lời khuyên nào thì em nghĩ quyết định cuối cùng vẫn là ở em ấy, chị nên tôn trọng quyết định của em ấy. Chị có thể hỗ trợ em ấy có một định hướng thực tế hơn nhưng đừng áp đặt hay bắt buộc em ấy theo ngành nào. Vì người học là em ấy, em ấy có trách nhiệm với sự lựa chọn của mình, vả lại bây giờ ra trường cũng không nhất nhất là phải làm đúng ngành học, cuộc sống nhiều điều khó lường mà cho dù chúng ta lường thế nào cũng không thể biết trước được.
Thứ nhất, chị có thể hướng dẫn hoặc gợi ý em ấy làm trách nghiệm tích cách MBTI - bản thân em đã từng làm cái này (khoảng 6 tháng một lần) và em thấy nó khá chính xác (khoảng 60%) đại khái nó giúp mình xác định được tính cách của mình thiên về nghề có tính chất như thế nào.
Thứ hai, phụ huynh nên giúp con em mình Hiểu ngành - Hiểu nghề. Khoảng vài năm trước khi được chọn ngành học ĐH, em cũng từng mông lung, hồi đó chưa được tiếp xúc với nhiều mxh, internet nên việc tiếp cận thông tin của các ngành nghề còn hạn hẹp, chính vì vậy em rất mông lung. Mà rõ ràng không hiểu ngành- hiểu nghề thì mình cũng không thể biết mình nên chọn cái nào, như cầm một cái gậy đi rò đường trong màn đêm vậy.
Thứ ba, hiểu bản thân. Em nghĩ bố mẹ nên chia sẻ, trao đổi nhiều với con cái như một người bạn hơn thay vì đứng trên vai vế người lớn để hỏi dồn dập em ấy: Điểm mạnh của con là gì? Điểm yếu là gì? Con muốn sau này làm gi?,.....Để có thể thấu hiểu và nhìn sâu vào con cái của mình, trước khi là bố mẹ, nên làm một người bạn biết lắng nghe trước. Phụ huynh hãy động viên, tạo điều kiện cho con cái tự nhận ra được điểm mạnh của bản thân. Sẵn sàng công nhận, đưa ra lời khen khi con mình thực sự làm được mọt điều gì đó tuyệt vời, và ngược lại - đưa ra những lời khuyên để cải thiện vấn đề nào đó con mình còn yếu. Nhưng tất cả đều nên đứng trên một góc độ khách quan, khéo léo và bình tĩnh.
Học hành bây giờ đối với các em đã áp lực hơn ngày xưa rất nhiều, vậy nen vai trò làm bố mẹ càng cần có nhiều trách nhiệm hơn. Hãy làm một người mẹ, người bố thông minh, đồng hành với con mình!
Lan Phương
Đứng trên góc độ là phụ huynh thì chị có thể can thiệp nha chị, nhưng trước khi đưa ra bất cứ lời khuyên nào thì em nghĩ quyết định cuối cùng vẫn là ở em ấy, chị nên tôn trọng quyết định của em ấy. Chị có thể hỗ trợ em ấy có một định hướng thực tế hơn nhưng đừng áp đặt hay bắt buộc em ấy theo ngành nào. Vì người học là em ấy, em ấy có trách nhiệm với sự lựa chọn của mình, vả lại bây giờ ra trường cũng không nhất nhất là phải làm đúng ngành học, cuộc sống nhiều điều khó lường mà cho dù chúng ta lường thế nào cũng không thể biết trước được.
Thứ nhất, chị có thể hướng dẫn hoặc gợi ý em ấy làm trách nghiệm tích cách MBTI - bản thân em đã từng làm cái này (khoảng 6 tháng một lần) và em thấy nó khá chính xác (khoảng 60%) đại khái nó giúp mình xác định được tính cách của mình thiên về nghề có tính chất như thế nào.
Thứ hai, phụ huynh nên giúp con em mình Hiểu ngành - Hiểu nghề. Khoảng vài năm trước khi được chọn ngành học ĐH, em cũng từng mông lung, hồi đó chưa được tiếp xúc với nhiều mxh, internet nên việc tiếp cận thông tin của các ngành nghề còn hạn hẹp, chính vì vậy em rất mông lung. Mà rõ ràng không hiểu ngành- hiểu nghề thì mình cũng không thể biết mình nên chọn cái nào, như cầm một cái gậy đi rò đường trong màn đêm vậy.
Thứ ba, hiểu bản thân. Em nghĩ bố mẹ nên chia sẻ, trao đổi nhiều với con cái như một người bạn hơn thay vì đứng trên vai vế người lớn để hỏi dồn dập em ấy: Điểm mạnh của con là gì? Điểm yếu là gì? Con muốn sau này làm gi?,.....Để có thể thấu hiểu và nhìn sâu vào con cái của mình, trước khi là bố mẹ, nên làm một người bạn biết lắng nghe trước. Phụ huynh hãy động viên, tạo điều kiện cho con cái tự nhận ra được điểm mạnh của bản thân. Sẵn sàng công nhận, đưa ra lời khen khi con mình thực sự làm được mọt điều gì đó tuyệt vời, và ngược lại - đưa ra những lời khuyên để cải thiện vấn đề nào đó con mình còn yếu. Nhưng tất cả đều nên đứng trên một góc độ khách quan, khéo léo và bình tĩnh.
Học hành bây giờ đối với các em đã áp lực hơn ngày xưa rất nhiều, vậy nen vai trò làm bố mẹ càng cần có nhiều trách nhiệm hơn. Hãy làm một người mẹ, người bố thông minh, đồng hành với con mình!