Nếu chúa Nguyễn - Nguyễn Phúc Khoát đồng ý giúp đỡ hoàng thân Lê Duy Mật đem quân tiêu diệt nhà Trịnh thì Việt Nam tương lai sẽ như thế nào?
Câu hỏi trên chỉ là giả sử.
Về tình hình ở phía chúa Nguyễn - Nguyễn Phúc Khoát
Hoàn thành công cuộc Nam tiến
Năm Đinh Sửu (1757), theo đề nghị của ký lục dinh Long Hồ là Nguyễn Cư Trinh và thống suất Trương Phước Du, Chúa Võ thuận cho dời trị sở dinh Long Hồ và châu Định Viễn từ Cái Bè (Tiền Giang) về xứ Tầm Bào thuộc địa phận Long Hồ thôn (tức vùng chợ Vĩnh Long ngày nay). Cử Tống Phước Hiệp làm lưu thủ, đồng thời còn cho lập ba đạo để hỗ trợ việc coi giữ đó là: Đông Khẩu (ở phía Nam Sa Đéc), Tân Châu (ở đầu Cù lao Giêng, không phải tại thị trấn Tân Châu ngày nay) và Châu Đốc.
Đến đây (1757), kể như vùng đất Nam Bộ ngày nay đã thuộc về Chúa Võ. Lãnh thổ Việt Nam đến thời điểm này về cơ bản đã được định hình xong.
Tình hình khởi nghĩa của hoàng thân Lê Duy Mật
Từ Trấn Ninh, ông thường tổ chức tấn công xuống đồng bằng Thanh Hóa và Nghệ An. Trịnh Doanh bèn sai Bùi Thế Đạt vào Nghệ An làm Đốc suất, được tùy ý quyết định mọi việc. Tháng 7 năm 1764, Trịnh Doanh cử thêm Đàm Xuân Vực vào hỗ trợ cho Thế Đạt, kiêm quản cả Thanh Hóa và Nghệ An.
Trước sự uy hiếp của quân Trịnh, Lê Duy Mật viết thư, sai người vào Thuận Hóa đưa cho chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Khoát đề nghị hỗ trợ "diệt Trịnh phù Lê" nhưng Khoát không muốn gây hấn với họ Trịnh nên không ra quân giúp.
Giả sử:
Sau khi hoàn thành xong công cuộc Nam Tiến và chúa Nguyễn đồng ý "phù Lê diệt Trịnh" và đem đại quân đi đánh chúa Trịnh giúp hoàng thân Lê Duy Mật. Sau khi chúa Nguyễn Phúc Khoát chết thì con là Nguyễn Phúc Thuần tiếp nối di nguyện của cha là tiếp tục "phù Lê diệt Trịnh" giúp đỡ hoàng thân Lê Duy Mật.
Mình giả sử 3 trường hợp:
1) Chúa Nguyễn - Nguyễn Phúc Thuần (cùng nhiếp chính Trương Thúc Loan) thành công tiêu diệt chúa Trịnh và tôn hoàng thân Lê Duy Mật lên làm vua. Cần phải hoàn thành trước năm 1771 khi khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra.
2) Không tiêu diệt được hoàn toàn chúa Trịnh nhưng đảm bảo được hoàng thân Lê Duy Mật vẫn còn tồn tại (kiểu như để mầm họa cho chúa Trịnh).
3) Chúa Trịnh với nhiều tướng tài ví dụ như Hoàng Ngũ Phúc không những dẹp xong hoàng thân Lê Duy Mật mà còn đánh thắng chúa Nguyễn và đem quân tới Phú Xuân (trong lịch sử là 1775 nhưng ở đây là giả sử cho nên mình đặt thời gian trước 1771). Có thể vẫn chưa tiêu diệt được hoàn toàn chúa Nguyễn nhưng như vậy đã là một chiến thắng lớn cho chúa Trịnh.
Như vậy tương lai Việt Nam sẽ như thế nào trong 3 trường hợp trên? Ý mình là liệu khởi nghĩa Tây Sơn vào năm 1771 có xảy ra không và tương lai Tây Sơn sẽ như thế nào nếu nằm trong 3 trường hợp trên?
lịch sử
Theo mình thấy chúa Nguyễn có giúp họ Lê thì về cở bản chỉ giúp Lê Duy Mật gọi là có thêm lực để chống cự và tồn tại lâu hơn chút chứ chưa chắc có đủ cơ hội để dứt họ Trịnh vì những nhẽ sau đây:
1. Xét về tổng quân lực lượng thì phe Trịnh vẫn mạnh áp đảo hơn hẳn 2 phe còn lại về kinh tế, quân sự, số binh lực.... Với ưu thế địa bàn là Bắc Bộ với trung tâm là Thăng Long đã có thời gian phát triển quá lâu cả về chất và lượng, hoàn toàn vượt xa vùng Thanh Hóa hay Thuận Quảng, về cơ bản Chúa Nguyễn đang ở vị thế kém hơn về nguồn lực, buộc phải nhờ vào ưu thế địa lợi để kháng cự lại chúa Nguyễn nên cơ hội những lần bắc tiến là rất rất hanj chế. Thua thiệt về quân số, yếu kém về bộ binh chỉ nội trội về thủy binh, sẽ là những hanj chế để tham chiến. Muốn Bắc tiến, quân của Lê Duy Mật sẽ chỉ còn lựa chọn là tiên phong và chúa Nguyễn hỗ trợ, điều này cần đòi hỏi sự tin tưởng ở 2 bên mà ko phải lúc nào cũng bền chặt
2. Thế và lực trên mọi phương diện của phe Trịnh còn rất mạnh, Trinh Doanh hay Trịnh Sâm đều là những vị chúa sáng suốt, có tài năng về quân sự vượt trội, dưới tay có nhiều tướng tài như Hoàng Ngũ Phúc, Bùi Thế Đạt....từ đó tạo nên một đội ngũ nhân sự đủ mạnh về lực để tạo nên đối trọng với cả 2 lực lượng còn lại.
Rukahn
Theo mình thấy chúa Nguyễn có giúp họ Lê thì về cở bản chỉ giúp Lê Duy Mật gọi là có thêm lực để chống cự và tồn tại lâu hơn chút chứ chưa chắc có đủ cơ hội để dứt họ Trịnh vì những nhẽ sau đây:
1. Xét về tổng quân lực lượng thì phe Trịnh vẫn mạnh áp đảo hơn hẳn 2 phe còn lại về kinh tế, quân sự, số binh lực.... Với ưu thế địa bàn là Bắc Bộ với trung tâm là Thăng Long đã có thời gian phát triển quá lâu cả về chất và lượng, hoàn toàn vượt xa vùng Thanh Hóa hay Thuận Quảng, về cơ bản Chúa Nguyễn đang ở vị thế kém hơn về nguồn lực, buộc phải nhờ vào ưu thế địa lợi để kháng cự lại chúa Nguyễn nên cơ hội những lần bắc tiến là rất rất hanj chế. Thua thiệt về quân số, yếu kém về bộ binh chỉ nội trội về thủy binh, sẽ là những hanj chế để tham chiến. Muốn Bắc tiến, quân của Lê Duy Mật sẽ chỉ còn lựa chọn là tiên phong và chúa Nguyễn hỗ trợ, điều này cần đòi hỏi sự tin tưởng ở 2 bên mà ko phải lúc nào cũng bền chặt
2. Thế và lực trên mọi phương diện của phe Trịnh còn rất mạnh, Trinh Doanh hay Trịnh Sâm đều là những vị chúa sáng suốt, có tài năng về quân sự vượt trội, dưới tay có nhiều tướng tài như Hoàng Ngũ Phúc, Bùi Thế Đạt....từ đó tạo nên một đội ngũ nhân sự đủ mạnh về lực để tạo nên đối trọng với cả 2 lực lượng còn lại.