Nêu cách tiếp nhận một tác phẩm văn học với tư cách nghệ thuật của chất liệu ngôn từ ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Ngôn ngữ chính là chiếc chìa khoá giúp ta mở cánh cửa để đi vào thế giới nội dung, nghệ thuật và tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Mỗi tác giả lại chọn cho mình hệ thống ngôn ngữ riêng, mang phong cách cá nhân để tạo nên dấu ấn đặc sắc cho tác phẩm của mình. Đến đây, ta không thể không nhắc đến những tác giả của phong trào Thơ mới (1932 – 1945). "Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng lớn như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên.... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu” (Thi nhân Việt Nam). Cùng với những tác giả kể trên, sự xuất hiện “như ngôi sao băng có ánh sáng khác lạ vụt qua bầu trời văn học” của Hàn Mạc Tử - nhà thơ bạc mệnh đã khiến bao thế hệ độc giả nhớ mãi không quên. Người ta nhớ đến ông bởi giọng thơ độc đáo, mới lạ của một hồn thơ luôn quằn quại đau đớn trong bất hạnh. Bên cạnh thơ điên, Hàn Mặc Tử còn có những vần thơ trữ tình rất dịu dàng và duyên dáng với cách sử dụng từ loại đạt đến đỉnh cao, tiêu biểu là bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”. “Đây thôn Vĩ Dạ” in trong tập “Thơ điên” (Đau thương), sáng tác năm 1938. Bài thơ ra đời khi nhà thơ đã lâm bệnh nặng và không còn cơ hội để trở lại với cuộc sống đời thường. Bài thơ như một lời tỏ tình với cuộc đời của một hồn thơ thiết tha nhưng tuyệt vọng. Ông đã đưa vào “Đây thôn Vĩ Dạ” những sáng tạo độc đáo, những hình tượng ngôn từ thơ ấn tượng, gợi tả, gợi cảm. Bài thơ mở đầu bằng một câu hỏi nhiều sắc thái: “Sao anh không về chơi thôn Vỹ” Đây dường như là một câu hỏi, một lời nhắc nhở, một lời trách móc hay có hay chăng lại chính là một lời mời mọc. Câu thơ cũng đã bộc lộ sự tiếc nuối của nhà thơ khi không còn có thể trở lại thăm thôn Vỹ một lần nữa. Từ khao khát trở về thôn Vĩ như vậy, những câu thơ tiếp theo là dòng hồi ức của thi sĩ về thôn Vĩ Dạ: Kết hợp từ độc đáo “nắng hàng cau” đã gợi lên một bức tranh tuyệt đẹp của màu sắc và ánh sáng. Sắc vàng của nắng len lỏi giữa sắc xanh của lá. Nắng vì thế như xanh hơn, tươi hơn, đầy sức sống hơn. Còn lá vì thế trở nên lung linh hơn, huyền ảo hơn. Hai chữ “mướt quá” tác động trực tiếp đến xúc cảm của người đọc. Nó như một tiếng reo ngỡ ngàng đầy hạnh phúc của thi sĩ. Tính từ “mướt” gợi màu xanh non tơ mềm mại đầy xuân sắc và màu “xanh như ngọc” là màu xanh như có ánh sáng từ bên trong. “Câu thơ đẹp lạ lùng, đọc lên như rưới vào hồn một nguồn sáng lạ” – Hoài Thanh. Hình ảnh “mặt chữ điền” trong câu thơ thứ tư có thể hiểu là khuôn mặt duyên dáng của người thôn Vỹ sau cành lá trúc – một nét đẹp cổ điển, kín đáo, mang đậm bản sắc xứ Huế. Hoặc người đọc cũng có thể hiểu đó chính là gương mặt của người trở về thăm thôn Vỹ. Dù Hàn Mặc Tử không trực tiếp miêu tả cảnh nhưng thông qua hệ thống ngôn từ có sức gợi cảm cao, người đọc đã tưởng tượng ra vẻ đẹp thanh tú, tinh khiết từ khu vườn thôn Vĩ và niềm nhớ thương của nhà thơ. Khổ thơ thứ hai có sự thay đổi về không gian và cảm xúc nhưng vẫn là dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình. Từ “buồn thiu” gợi lên nét buồn với vẻ thất vọng mất hứng thú. Mặc cảm chia lìa đã hiện ra trong từng câu chữ, hình ảnh, giọng điệu. Hai câu thơ trên đã diễn tả một thực tại chua xót: tất cả dường như đang bỏ đi; gió bay đi, mây trôi đi thậm chí đến cả dòng nước cũng buồn bã ra đi. Động từ “lay” đặt trong câu thơ này nó lại mang nỗi buồn hiu hắt. Nỗi buồn của cảnh vật đang lan toả sang hồn hoa bắp khiến nó trở nên phất phơ hơn. Cảnh vật càng trở nên phiêu liêu, li tán hơn. Trong cái xu thế tất cả đang bỏ đi ấy, thi sĩ chợt ước ao trăng có thể trở về cùng với mình. “Thuyền trăng”, “sông trăng” là những hình ảnh mang vẻ đẹp kì ảo, huyền bí, diễm lệ. Trăng tràn đầy không gian từ dòng sông đến cõi mộng. “Có chở trăng về kịp tối nay?” – chữ “kịp” chất chứa bi kịch tâm hồn của thi sĩ, nó hé mở một mặc cảm về thực tại xa vời, hiện tại ngắn ngủi và sự tồn tại mong manh. Nếu ở khổ thứ nhất, nhà thơ đưa ta về với vẻ đẹp của “vườn ai”, sang khổ thơ thứ hai là vẻ đẹp của bến sông trăng thì đến khổ thơ thứ ba lại là vẻ đẹp của nhân vật khách đường xa. “Trắng quá” – cách nói đầy cảm xúc để tả sắc áo em. Câu thơ như một tiếng kêu ngỡ ngàng, một cách cực tả sắc trắng ở độ tuyệt đối, tột cùng. “Vườn ai”, “thuyền ai”, “ai biết”,“tình ai” – những phiếm chỉ “ai” gắn với các từ khác có tác dụng làm mờ cảnh vật. Đồng thời nó cũng tạo cảm giác như cuộc sống và tình yêu, những gì thi nhân đang hướng tới đang khao khát như nhòa dần đi, mờ dần đi. Cả bài thơ chỉ sử dụng duy nhất một từ Hán Việt là “nhân ảnh” để gợi nên một bầu không khí trang trọng, cổ xưa. Nét trang trọng cổ xưa này mà từ “nhân ảnh” mang lại khiến cho cõi “sương khói” trong thơ ngoài nét mờ ảo huyễn hoặc vốn có còn có thêm vẻ trầm mặc u tịch, làm nên sức ám ảnh cho câu thơ. Bằng tình yêu đời tha thiết, Hàn Mặc Tử đã để lại cho thơ ca một bức tranh tuyệt đẹp về xứ Huế mộng mơ qua những dòng thơ đầy xúc cảm. Bài thơ còn thể hiện tài năng sử dụng ngôn từ đạt đến mức đỉnh cao của nhà thơ. “Thơ đi từ cái thực tới cái ảo ảnh, từ ảo ảnh đi tới cái huyền diệu, từ huyền diệu đi tới chiêm bao. Bao trùm cả bài thơ là thế giới mơ” – Hàn Mặc Tử.
Trả lời
Ngôn ngữ chính là chiếc chìa khoá giúp ta mở cánh cửa để đi vào thế giới nội dung, nghệ thuật và tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Mỗi tác giả lại chọn cho mình hệ thống ngôn ngữ riêng, mang phong cách cá nhân để tạo nên dấu ấn đặc sắc cho tác phẩm của mình. Đến đây, ta không thể không nhắc đến những tác giả của phong trào Thơ mới (1932 – 1945). "Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng lớn như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên.... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu” (Thi nhân Việt Nam). Cùng với những tác giả kể trên, sự xuất hiện “như ngôi sao băng có ánh sáng khác lạ vụt qua bầu trời văn học” của Hàn Mạc Tử - nhà thơ bạc mệnh đã khiến bao thế hệ độc giả nhớ mãi không quên. Người ta nhớ đến ông bởi giọng thơ độc đáo, mới lạ của một hồn thơ luôn quằn quại đau đớn trong bất hạnh. Bên cạnh thơ điên, Hàn Mặc Tử còn có những vần thơ trữ tình rất dịu dàng và duyên dáng với cách sử dụng từ loại đạt đến đỉnh cao, tiêu biểu là bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”. “Đây thôn Vĩ Dạ” in trong tập “Thơ điên” (Đau thương), sáng tác năm 1938. Bài thơ ra đời khi nhà thơ đã lâm bệnh nặng và không còn cơ hội để trở lại với cuộc sống đời thường. Bài thơ như một lời tỏ tình với cuộc đời của một hồn thơ thiết tha nhưng tuyệt vọng. Ông đã đưa vào “Đây thôn Vĩ Dạ” những sáng tạo độc đáo, những hình tượng ngôn từ thơ ấn tượng, gợi tả, gợi cảm. Bài thơ mở đầu bằng một câu hỏi nhiều sắc thái: “Sao anh không về chơi thôn Vỹ” Đây dường như là một câu hỏi, một lời nhắc nhở, một lời trách móc hay có hay chăng lại chính là một lời mời mọc. Câu thơ cũng đã bộc lộ sự tiếc nuối của nhà thơ khi không còn có thể trở lại thăm thôn Vỹ một lần nữa. Từ khao khát trở về thôn Vĩ như vậy, những câu thơ tiếp theo là dòng hồi ức của thi sĩ về thôn Vĩ Dạ: Kết hợp từ độc đáo “nắng hàng cau” đã gợi lên một bức tranh tuyệt đẹp của màu sắc và ánh sáng. Sắc vàng của nắng len lỏi giữa sắc xanh của lá. Nắng vì thế như xanh hơn, tươi hơn, đầy sức sống hơn. Còn lá vì thế trở nên lung linh hơn, huyền ảo hơn. Hai chữ “mướt quá” tác động trực tiếp đến xúc cảm của người đọc. Nó như một tiếng reo ngỡ ngàng đầy hạnh phúc của thi sĩ. Tính từ “mướt” gợi màu xanh non tơ mềm mại đầy xuân sắc và màu “xanh như ngọc” là màu xanh như có ánh sáng từ bên trong. “Câu thơ đẹp lạ lùng, đọc lên như rưới vào hồn một nguồn sáng lạ” – Hoài Thanh. Hình ảnh “mặt chữ điền” trong câu thơ thứ tư có thể hiểu là khuôn mặt duyên dáng của người thôn Vỹ sau cành lá trúc – một nét đẹp cổ điển, kín đáo, mang đậm bản sắc xứ Huế. Hoặc người đọc cũng có thể hiểu đó chính là gương mặt của người trở về thăm thôn Vỹ. Dù Hàn Mặc Tử không trực tiếp miêu tả cảnh nhưng thông qua hệ thống ngôn từ có sức gợi cảm cao, người đọc đã tưởng tượng ra vẻ đẹp thanh tú, tinh khiết từ khu vườn thôn Vĩ và niềm nhớ thương của nhà thơ. Khổ thơ thứ hai có sự thay đổi về không gian và cảm xúc nhưng vẫn là dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình. Từ “buồn thiu” gợi lên nét buồn với vẻ thất vọng mất hứng thú. Mặc cảm chia lìa đã hiện ra trong từng câu chữ, hình ảnh, giọng điệu. Hai câu thơ trên đã diễn tả một thực tại chua xót: tất cả dường như đang bỏ đi; gió bay đi, mây trôi đi thậm chí đến cả dòng nước cũng buồn bã ra đi. Động từ “lay” đặt trong câu thơ này nó lại mang nỗi buồn hiu hắt. Nỗi buồn của cảnh vật đang lan toả sang hồn hoa bắp khiến nó trở nên phất phơ hơn. Cảnh vật càng trở nên phiêu liêu, li tán hơn. Trong cái xu thế tất cả đang bỏ đi ấy, thi sĩ chợt ước ao trăng có thể trở về cùng với mình. “Thuyền trăng”, “sông trăng” là những hình ảnh mang vẻ đẹp kì ảo, huyền bí, diễm lệ. Trăng tràn đầy không gian từ dòng sông đến cõi mộng. “Có chở trăng về kịp tối nay?” – chữ “kịp” chất chứa bi kịch tâm hồn của thi sĩ, nó hé mở một mặc cảm về thực tại xa vời, hiện tại ngắn ngủi và sự tồn tại mong manh. Nếu ở khổ thứ nhất, nhà thơ đưa ta về với vẻ đẹp của “vườn ai”, sang khổ thơ thứ hai là vẻ đẹp của bến sông trăng thì đến khổ thơ thứ ba lại là vẻ đẹp của nhân vật khách đường xa. “Trắng quá” – cách nói đầy cảm xúc để tả sắc áo em. Câu thơ như một tiếng kêu ngỡ ngàng, một cách cực tả sắc trắng ở độ tuyệt đối, tột cùng. “Vườn ai”, “thuyền ai”, “ai biết”,“tình ai” – những phiếm chỉ “ai” gắn với các từ khác có tác dụng làm mờ cảnh vật. Đồng thời nó cũng tạo cảm giác như cuộc sống và tình yêu, những gì thi nhân đang hướng tới đang khao khát như nhòa dần đi, mờ dần đi. Cả bài thơ chỉ sử dụng duy nhất một từ Hán Việt là “nhân ảnh” để gợi nên một bầu không khí trang trọng, cổ xưa. Nét trang trọng cổ xưa này mà từ “nhân ảnh” mang lại khiến cho cõi “sương khói” trong thơ ngoài nét mờ ảo huyễn hoặc vốn có còn có thêm vẻ trầm mặc u tịch, làm nên sức ám ảnh cho câu thơ. Bằng tình yêu đời tha thiết, Hàn Mặc Tử đã để lại cho thơ ca một bức tranh tuyệt đẹp về xứ Huế mộng mơ qua những dòng thơ đầy xúc cảm. Bài thơ còn thể hiện tài năng sử dụng ngôn từ đạt đến mức đỉnh cao của nhà thơ. “Thơ đi từ cái thực tới cái ảo ảnh, từ ảo ảnh đi tới cái huyền diệu, từ huyền diệu đi tới chiêm bao. Bao trùm cả bài thơ là thế giới mơ” – Hàn Mặc Tử.