Nếu bánh xe là công cụ di chuyển nhanh nhất trên mặt đất, thì tại sao chi (chân) của động vật không tiến hoá thành bánh xe?

  1. Khoa học

Theo thuyết tiến hoá thì các sinh vật từ thuỷ tổ còn dưới đại dương, sau đó dần tiêu giảm vây và mọc chi để sống trên cạn. Nhưng các sinh vật luôn tiến hoá thông minh, nghĩa là chúng sẽ thay đổi hình thái cơ thể sao cho tiện lợi nhất với môi trường sống. Như hươu cao cổ cần cổ dài để ăn cỏ trên cao, hoặc rùa vừa đi chậm vừa không có móng vuốt nên hình thành mai để tự vệ.

Vậy tại sao các động vật lại thường chỉ di chuyển bằng chân, 2 chân hoặc 4 chân, mà không phải bằng thứ khác. Ví dụ như hình thành một loại cấu trúc cơ bắp giống bánh xe? Chúng ta đều biết chuyển động lăn của bánh xe là cách nhanh chóng và tiện lợi nhất để di chuyển trên đường bộ.

Từ khóa: 

tiến hoá

,

thuyết tiến hoá

,

bánh xe

,

chân

,

chi

,

khoa học

Bổ sung ý cho bạn Quang Vinh : 
Nếu chân các loài vật tiến hóa thành bánh xe thì chúng sẽ phải chịu ma sát rất lớn khi di chuyển,ma sát cũng sinh ra nhiệt lượng lớn, vì vậy để tồn tại da các loài động vật phải cứng như đá, và cách nhiệt.điều này bất khả thi trong tự nhiên.

Ngoài ra có một ý bạn hiểu sai về thuyết tiến hóa.
Con hươu không phải muốn ăn lá trên cao mà cổ dài ra, con rùa không phải chạy chậm nên mọc ra mai để tự vệ...
Tất cả đều là sự ngẫu nhiên của tạo hóa.
nghĩa là con hươu bị đột biến ngẫu nhiên có cái cổ dài ra, khi đó nó có thể ăn lá trên cao dễ dàng, tăng khả năng sinh tồn, sau đó chọn lọc tự nhiên đào thải những con cổ thấp, cuối cùng quần thể hươu cao cổ chỉ còn lại toàn con cổ cao.

Đột biến tạo nguyên liệu cho tiến hóa, nhưng đột biến là ngẫu nhiên, không bị định hướng bởi môi trường sống.
Trả lời
Bổ sung ý cho bạn Quang Vinh : 
Nếu chân các loài vật tiến hóa thành bánh xe thì chúng sẽ phải chịu ma sát rất lớn khi di chuyển,ma sát cũng sinh ra nhiệt lượng lớn, vì vậy để tồn tại da các loài động vật phải cứng như đá, và cách nhiệt.điều này bất khả thi trong tự nhiên.

Ngoài ra có một ý bạn hiểu sai về thuyết tiến hóa.
Con hươu không phải muốn ăn lá trên cao mà cổ dài ra, con rùa không phải chạy chậm nên mọc ra mai để tự vệ...
Tất cả đều là sự ngẫu nhiên của tạo hóa.
nghĩa là con hươu bị đột biến ngẫu nhiên có cái cổ dài ra, khi đó nó có thể ăn lá trên cao dễ dàng, tăng khả năng sinh tồn, sau đó chọn lọc tự nhiên đào thải những con cổ thấp, cuối cùng quần thể hươu cao cổ chỉ còn lại toàn con cổ cao.

Đột biến tạo nguyên liệu cho tiến hóa, nhưng đột biến là ngẫu nhiên, không bị định hướng bởi môi trường sống.

Vì đơn giản bánh xe chỉ đi hiệu quả trên đường bằng phẳng, đủ cứng, nếu sinh vật tiến hóa các chi thành bánh xe thì bề mặt Trái Đất phải phẳng như mặt đường nhựa sinh vật đó mới có thể di chuyển được. Nếu không gặp 1 con dốc cao, da thịt sẽ bị mài mòn mà sinh vật vẫn ko thể leo lên được, hay như dễ thấy nhất, bị lún vào cát thì chỉ có nằm ỳ trong đó mà thôi, chưa nói là leo cây hay địa hình gồ ghề, rồi còn nhảy, bơi,.... Vậy thì chắc chắn sinh vật như vậy sẽ sớm bị tuyệt chủng chỉ trong 1 đời chứ ko đến đời thứ 2.

Đây là chưa nói về cấu tạo bánh xe phức tạp hơn chi, nếu muốn đi trên nhiều địa hình thì càng phức tạp, cơ thể sinh vật tạo ra cơ cấu để chuyển động đc như vậy rất khó. Vật liệu cũng là 1 thứ đáng để nói đến, 1 miếng da phẳng chịu mài mòn dưới gót chân vẫn dễ hơn là 1 tấm da cuốn lại thành 1 vòng tròn bao quanh cái bánh xe.

Ngoài ra, tạo 1 hình tròn hoàn hảo là rất khó trong giới tự nhiên, hình tròn là thứ hiếm gặp hơn các hình dạng khác, chưa nói đến hình trụ tròn.

Tóm lại, vì vậy mà chỉ đến khi con người có được con đường thì lúc đó mới có bánh xe ra đời, còn trước đó cả tỷ năm, Trái Đất làm gì có con đường nào mà để cho bánh xe xuất hiện.