Nếu bạn là nhà tuyển dụng, bạn sẽ chọn người giỏi hay người phù hợp cho team của mình?
hướng nghiệp
Tuyển dụng nhân sự là một việc cực kì quan trọng, chính vì vậy trong hầu hết các doanh nghiệp lớn, vị trí chuyên viên tư vấn tuyển dụng luôn được đề cao và quyết định sự phát triển của công ty bởi vì công việc chuyên tuyển dụng nhân sự là không hề dễ dàng. Có thể nói đơn giản, chuyên viên tư vấn tuyển dụng là cầu nối giữa nhà tuyển dụng và nhân sự, là người tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất. Tuy nhiên nếu bạn muốn tuyển dụng một nhân viên nào đó vào công ty cảu bạn để phân bố cấp độ chức vụ thì ta chỉ nên tuyển dụng những nhân viên chuyên sâu về chuyên môn cũng như có trí tuệ cảm xúc cao (EQ: chỉ số điều khiển cảm xúc), chứ không phải hợp team mình là được, vì sao tôi khẳng định thế, vì nếu muốn phát triển tập đoàn hay một công ty ta chỉ nên tuyển những nhân viên chất lượng cao , vừa đảm bảo về mặt chất lượng việc làm, sản phẩm công ty làm ra vừa giúp công ty nhỏ của bạn vươn xa thành một tập đoàn danh tiếng quốc gia và xa hơn là toàn cầu.
--> Để nhận biết một nhân viên tiềm năng giỏi nên dựa vào 12 yếu tố như sau:
1 Tinh thần đồng đội
Một nhân viên giỏi sẽ biết cách hòa đồng với đồng nghiệp và hỗ trợ cấp trên. Trong một team hoặc đối với những nhân sự khác trong công ty, nhân viên giỏi luôn cởi mở và giúp đỡ khi người khác cần. Nếu ở vị trí quản lý, họ sẽ khuyến khích cấp dưới trau dồi thêm chuyên môn và thậm chí bản thân họ cũng làm gương trước. Điều này là hoàn toàn có ích cho cả công ty vì nhân lực tốt thì công ty sẽ phát triển. Nhân viên giỏi luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân và sẵn sàng bỏ công sức ra vì công ty.
2. Khả năng thích nghi cao
Đặc điểm này chỉ ra rằng những ứng cử viên kỳ cựu luôn luôn linh hoạt và trở nên thành công cho dù đưa họ vào hoàn cảnh hay điều kiện khó khăn như thế nào. Những người thông minh sẽ thích nghi bằng cách tìm ra các hướng đi, phương pháp phù hợp cho dù có bị giới hạn bởi hoàn cảnh xung quanh, Cây bút Donna F Hammett nhấn mạnh.
Giáo sư Robert J. Sternberg thuộc trường đại học Tufts của mỹ, trong một nghiên cứu tâm lý học đã chỉ ra rằng trí thông minh của con người phụ thuộc vào khả năng thay đổi hành vi, thói quen thích nghi tốt hơn với môi trường sống và tìm cách thay đổi môi trường xung quanh để phù hợp hơn với bản thân mình.
Chính vì thế, một nhân tài sực sự sẽ có khả năng thích nghi cao và biết cách thay đổi môi trường sống cho phù hợp với mình.
3. Biết nhận định về lượng kiến thức mà mình chưa biết đến
Những người chiến thắng luôn là những người hiểu rõ điểm yếu của bản thân để khắc phục và giành lấy thành công. Những người thông minh nhất chính là những người biết thừa nhận bản thân không phải là chuyên gia trong một vài lĩnh vực cụ thể. “Tôi không biết” không phải là từ gì quá khó khăn để nói ra với những nhân tài thực sự. Họ sẽ học hỏi thay vì né tránh, không dám đối diện với sự thật.
Đây chính là nhân định được trích dẫn trong nghiên cứu của David Dunning và Justin Kruger thuộc Hiệp Hội Tâm Lý Học Mỹ với kết luận rằng người thường tự đánh giá cao sự hiểu biết và khả năng của mình thường là những người kém thông minh.
Trong một thí nghiệm trong đó, những những sinh viên giỏi thường đánh giá thấp lượng đáp án đúng mà mình đưa ra, những sinh viên học kém thường tự đánh giá cao số lượng câu trả lời đúng của mình.
4. Ham hiểu biết và khám phá
Những người thông minh, tài giỏi luôn cảm thấy thích thú với những sự vật xung quanh và mong muốn khám phá chúng. Albert Einstein từng nói rằng: "Tôi chẳng có một tài năng gì đặc biệt ngoài việc tôi luôn thích tìm tòi, khám phá."
Những người khi còn bé tỏ ra tò mò, thích thú khám phá thế giới xung quanh thì lớn lên sẽ có kinh nghiệm sống hơn bạn bè đồng trang lứa. Điều này được nghiên cứu với hàng ngàn người tham gia tại Anh.
5. Có suy nghĩ thoáng
Những ứng cử viên tài năng luôn thường tỏ ra cởi mở với những cơ hội và ý tưởng mới, không bó buộc bản thân. Họ cũng là những người biết chấp nhận, ý kiến, cân nhắc tới góc nhìn của những người xung quanh.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng những người cởi mở, biết cân nhắc và xem xét những ý kiến khác so với mình, thường có điểm thi SAT cao hơn và tất nhiên là cũng thông minh hơn bình thường bởi đặc trưng này cho phép họ cải thiện trí tuệ của bản thân dễ dàng hơn.
6. Dễ kết bạn hơn những người xung quanh
Chúng ta thường nghĩ rằng những thiên tài trên thế giới thường sẽ có một lối sống lập dị và chẳng thích làm việc cùng ai. Và từ đó ta lại có tư tưởng làm bạn với họ thật sự khó.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Tâm Lý Học Anh Quốc chỉ ra rằng những người thông minh ít đặt ra yêu cầu trong cách lựa chọn bạn bè hơn những người khác. Nói cách khác họ dễ kết giao hơn với đa dạng người hơn những người xung quanh.
7. Có khả năng tự kiềm chế tốt
Việc hình thành nên một nhân tài thực thụ luôn là những người có khả năng tự kiềm chế, nó là yếu tố quan trọng. Một nghiên cứu của các nhà khoa học vào năm 2009, đưa ra thử nghiệm cho người tham gia được lựa chọn: Nhận một khoản tiền luôn bây giờ hay đợi lâu hơn để nhận khoản tiền nhiều hơn.
Kết quả chỉ ra rằng, những người kém thông minh hơn luôn lựa chọn nhận tiền ngay tại thời điểm hiện tại có ít sự kiềm chế với bản thân. Lý giải cho vấn đề này, các nhà nghiên cứu cho rằng phần não bộ phía trước trán phụ trách việc tự kiềm chế, kiểm soát bản thân cũng đồng thời là nơi đảm trách nhiệm vụ giải quyết các vấn đề. Và như vậy, những người có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn luôn có khả năng tự kiềm chế cao.
8. Là những người hài hước
Những người tỏ ra hài hước, biết cách chọc cười người khác cũng sẽ thường rất thông minh hơn mọi người xung quanh, điều này được giới khoa học đồng tình dựa trên nghiên cứu của đại học New Mexico vào năm 2011.
Cách nói chuyện cực kì khôn ngoan và khiến người đối diện cảm thấy thích thú trước sự thông minh, dí dỏm chính là yếu tố tạo ra được các diễn viên hài nổi tiếng nhất. Họ đều là những người thông minh xuất chúng.
9. Biết khi nào cần im lặng đúng lúc
Im lặng là một kỹ năng quan trọng không kém kỹ năng lắng nghe. Bởi lẽ trong một tập thể thường khó tránh khỏi những tranh luận và ai cũng muốn giữ quan điểm cho mình. Một nhân viên giỏi sẽ không nói nhiều về những thông tin mình không rõ và những kiến thức mình không biết. Nhân viên giỏi thường chăm chú quan sát, lắng nghe và ghi chép lại nhiều hơn là những phỏng đoán chủ quan. Đây là cách họ thu thập kiến thức cho riêng mình. Nhân viên tồi là người lúc nào cũng nói luôn miệng và không chịu lắng nghe bất cứ ai.
10. Quản lý tốt công việc và gia đình
Để đánh giá một nhân viên, việc họ có biết lên kế hoạch làm việc và tổ chức cuộc sống hay không là một trong những tiêu chí. Nhân viên giỏi
11. Tôn trọng người khác
Một nhân viên giỏi luôn là người biết ứng xử trong mọi việc. Họ không bao giờ nghĩ bản thân mình là trung tâm và chê cười khuyết điểm của người khác. Họ tôn trọng những khác biệt ở mỗi người và học hỏi từ những người xung quanh. Ngoài ra, họ còn có thể giúp đỡ hoàn thiện những người đồng nghiệp để công ty tốt hơn. Họ không vì đồng nghiệp thấp kém hơn mình mà tìm cách hạ thấp giá trị của họ.
12. Nhìn nhận đúng đắn những sai lầm
Sai lầm trong công việc và trong cuộc sống là một việc không thể tránh khỏi. Nhân viên giỏi sẽ biết cách gạt bỏ sai lầm và tiến thẳng đến việc tìm phương pháp giải quyết. Điều này có nghĩa là họ thường không quá chú tâm vào những sai lầm và không để sai lầm làm trì trệ công việc. Họ cho rằng cứ tập trung vào những sai lầm sẽ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn và không cải thiện được gì. Đặc biệt, nhân viên giỏi thường đề ra những giải pháp tốt nhất để giải quyết mọi vấn đề khó khăn. Trong mọi tình huống, họ luôn suy nghĩ theo hướng tích cực nhất.
-------------------
Ngoài ra nếu bạn muốn trở thành một chuyên viên tuyển dụng giỏi thì cần những yếu tố sau:
1- Am hiểu thị trường nhân lực nội bộ ngành
Mỗi ngành nghề kinh doanh sản xuất có những nét đặc trưng riêng về công tác tuyển dụng. Khi đào tạo chuyên viên, công ty dịch vụ thường hướng đến kiến thức đa dạng trong mọi ngành nghề. Tuy nhiên, là doanh nghiệp khách hàng, chắc chắn ai cũng mong tìm thấy một chuyên viên am hiểu và có kiến thức cập nhật chuyên sâu về nhân sự trong lĩnh vực ngành nghề của doanh nghiệp.
Vì vậy, các chuyên viên tư vấn tuyển dụng giỏi bên cạnh chuyên môn, kinh nghiệm, kiến thức, khả năng giao tiếp, ứng phó linh hoạt, họ còn phải có thời gian công tác tuyển dụng ít nhất từ 2-3 năm đúng lĩnh vực mà doanh nghiệp khách hàng đang hoạt động.
2- Đánh giá, phân tích rõ ràng, đúng trọng điểm
Chuyên viên tuyển dụng giỏi phải tác động đúng trọng tâm khía cạnh mà doanh nghiệp đang cần giải quyết. Một số chuyên viên tuyển dụng khi trao đổi với doanh nghiệp hay đi lan man, bàn luận những vấn đề thiếu trọng tâm, họ cho rằng như vậy doanh nghiệp sẽ đánh giá cao hơn về năng lực của họ, nhưng ngược lại, việc này như một sự cảnh báo về khả năng chuyên viên tư vấn tuyển dụng này có thể khiến doanh nghiệp bị phát sinh nhiều thời gian và chi phí.
Thay vào đó, những chuyên viên có khả năng đành giá, phân tích nhiệm vụ rõ ràng sẽ xác định ngay một danh sách liệt kê bao gồm:
Thực trạng, vấn đề doanh nghiệp gặp phải
Những giải pháp hữu hiệu có thể áp dụng, phù hợp điều kiện thực tế của doanh nghiệp
Trình tự triển khai dự kiến, cùng mức độ hiệu quả có thể đạt được
Không nói lời bóng bẩy, không vẽ ra một viễn cảnh hoàn hảo, nhìn nhận đúng thực tế, đó lại chính là chuyên viên giỏi mà doanh nghiệp đang tìm kiếm.
3. Luôn chủ động tiếp cận vấn đề
Chuyên viên tư vấn tuyển dụng giỏi là người nắm rõ vấn đề vướng mắc hơn cả những gì doanh nghiệp đề cập. Họ luôn là người chủ động nghiên cứu, phát hiện vấn đề, bổ sung những chi tiết nhỏ nhưng không kém phần quan trọng nhằm đảm bảo giải quyết triệt để khó khăn tuyển dụng của khách hàng.
Doanh nghiệp không hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự, nên những gì doanh nghiệp nhìn thấy, những giải pháp doanh nghiệp nghĩ ra thường chỉ là bề nổi, không mang lại hiệu quả lâu dài. Vì vậy, khi lựa chọn chuyên viên tuyển dụng giỏi, doanh nghiệp luôn kỳ vọng giải quyết tận gốc vấn đề. Do đó, một chuyên viên mà khách hàng nói thế nào thì ghi nhận thế đó, không thể gợi mở hoặc đề cập thêm chi tiết cốt lõi, căn cơ gây ra khó khăn thì không thể là một chuyên viên tuyển dụng giỏi.
4- Đồng cảm và thấu hiểu lo lắng của doanh nghiệp
Chuyên viên tuyển dụng khi tiếp nhận công việc, họ như là một thành viên của doanh nghiệp trong tổ chức. Dù chỉ là một thời gian ngắn nhưng họ thật sự quan trọng với doanh nghiệp, vì họ không làm theo quy trình, mà họ tìm ra quy trình, một
tốt nhất, bền vững nhất cho doanh nghiệp.
Do đó, một tiêu chuẩn mang tính chất tâm lý giúp doanh nghiệp xác định chính xác chuyên viên giỏi phù hợp chính là sự đồng cảm, thấu hiểu và quan tâm đến những lo lắng của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
5- Thuần thục các giải pháp công nghệ tiên tiến, tiết kiệm
Chuyên viên tư vấn tuyển dụng giỏi ngày nay, không chỉ đơn thuận trang bị kiến thức sách vở mà còn phải liên tục cập nhật công nghệ tuyển dụng, thuần thục các hệ thống phần mềm chuyên nghiệp liên quan đến công tác tuyển dụng. Doanh nghiệp có thể nhận biết năng lực này thông qua cách họ đề cập các giải pháp dự kiến sẽ áp dụng khi nhận nhiệm vụ.
Poli Sali
Tuyển dụng nhân sự là một việc cực kì quan trọng, chính vì vậy trong hầu hết các doanh nghiệp lớn, vị trí chuyên viên tư vấn tuyển dụng luôn được đề cao và quyết định sự phát triển của công ty bởi vì công việc chuyên tuyển dụng nhân sự là không hề dễ dàng. Có thể nói đơn giản, chuyên viên tư vấn tuyển dụng là cầu nối giữa nhà tuyển dụng và nhân sự, là người tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất. Tuy nhiên nếu bạn muốn tuyển dụng một nhân viên nào đó vào công ty cảu bạn để phân bố cấp độ chức vụ thì ta chỉ nên tuyển dụng những nhân viên chuyên sâu về chuyên môn cũng như có trí tuệ cảm xúc cao (EQ: chỉ số điều khiển cảm xúc), chứ không phải hợp team mình là được, vì sao tôi khẳng định thế, vì nếu muốn phát triển tập đoàn hay một công ty ta chỉ nên tuyển những nhân viên chất lượng cao , vừa đảm bảo về mặt chất lượng việc làm, sản phẩm công ty làm ra vừa giúp công ty nhỏ của bạn vươn xa thành một tập đoàn danh tiếng quốc gia và xa hơn là toàn cầu.
--> Để nhận biết một nhân viên tiềm năng giỏi nên dựa vào 12 yếu tố như sau:
1 Tinh thần đồng đội
Một nhân viên giỏi sẽ biết cách hòa đồng với đồng nghiệp và hỗ trợ cấp trên. Trong một team hoặc đối với những nhân sự khác trong công ty, nhân viên giỏi luôn cởi mở và giúp đỡ khi người khác cần. Nếu ở vị trí quản lý, họ sẽ khuyến khích cấp dưới trau dồi thêm chuyên môn và thậm chí bản thân họ cũng làm gương trước. Điều này là hoàn toàn có ích cho cả công ty vì nhân lực tốt thì công ty sẽ phát triển. Nhân viên giỏi luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân và sẵn sàng bỏ công sức ra vì công ty.
2. Khả năng thích nghi cao
Đặc điểm này chỉ ra rằng những ứng cử viên kỳ cựu luôn luôn linh hoạt và trở nên thành công cho dù đưa họ vào hoàn cảnh hay điều kiện khó khăn như thế nào. Những người thông minh sẽ thích nghi bằng cách tìm ra các hướng đi, phương pháp phù hợp cho dù có bị giới hạn bởi hoàn cảnh xung quanh, Cây bút Donna F Hammett nhấn mạnh.
Giáo sư Robert J. Sternberg thuộc trường đại học Tufts của mỹ, trong một nghiên cứu tâm lý học đã chỉ ra rằng trí thông minh của con người phụ thuộc vào khả năng thay đổi hành vi, thói quen thích nghi tốt hơn với môi trường sống và tìm cách thay đổi môi trường xung quanh để phù hợp hơn với bản thân mình.
Chính vì thế, một nhân tài sực sự sẽ có khả năng thích nghi cao và biết cách thay đổi môi trường sống cho phù hợp với mình.
3. Biết nhận định về lượng kiến thức mà mình chưa biết đến
Những người chiến thắng luôn là những người hiểu rõ điểm yếu của bản thân để khắc phục và giành lấy thành công. Những người thông minh nhất chính là những người biết thừa nhận bản thân không phải là chuyên gia trong một vài lĩnh vực cụ thể. “Tôi không biết” không phải là từ gì quá khó khăn để nói ra với những nhân tài thực sự. Họ sẽ học hỏi thay vì né tránh, không dám đối diện với sự thật.
Đây chính là nhân định được trích dẫn trong nghiên cứu của David Dunning và Justin Kruger thuộc Hiệp Hội Tâm Lý Học Mỹ với kết luận rằng người thường tự đánh giá cao sự hiểu biết và khả năng của mình thường là những người kém thông minh.
Trong một thí nghiệm trong đó, những những sinh viên giỏi thường đánh giá thấp lượng đáp án đúng mà mình đưa ra, những sinh viên học kém thường tự đánh giá cao số lượng câu trả lời đúng của mình.
4. Ham hiểu biết và khám phá
Những người thông minh, tài giỏi luôn cảm thấy thích thú với những sự vật xung quanh và mong muốn khám phá chúng. Albert Einstein từng nói rằng: "Tôi chẳng có một tài năng gì đặc biệt ngoài việc tôi luôn thích tìm tòi, khám phá."
Những người khi còn bé tỏ ra tò mò, thích thú khám phá thế giới xung quanh thì lớn lên sẽ có kinh nghiệm sống hơn bạn bè đồng trang lứa. Điều này được nghiên cứu với hàng ngàn người tham gia tại Anh.
5. Có suy nghĩ thoáng
Những ứng cử viên tài năng luôn thường tỏ ra cởi mở với những cơ hội và ý tưởng mới, không bó buộc bản thân. Họ cũng là những người biết chấp nhận, ý kiến, cân nhắc tới góc nhìn của những người xung quanh.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng những người cởi mở, biết cân nhắc và xem xét những ý kiến khác so với mình, thường có điểm thi SAT cao hơn và tất nhiên là cũng thông minh hơn bình thường bởi đặc trưng này cho phép họ cải thiện trí tuệ của bản thân dễ dàng hơn.
6. Dễ kết bạn hơn những người xung quanh
Chúng ta thường nghĩ rằng những thiên tài trên thế giới thường sẽ có một lối sống lập dị và chẳng thích làm việc cùng ai. Và từ đó ta lại có tư tưởng làm bạn với họ thật sự khó.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Tâm Lý Học Anh Quốc chỉ ra rằng những người thông minh ít đặt ra yêu cầu trong cách lựa chọn bạn bè hơn những người khác. Nói cách khác họ dễ kết giao hơn với đa dạng người hơn những người xung quanh.
7. Có khả năng tự kiềm chế tốt
Việc hình thành nên một nhân tài thực thụ luôn là những người có khả năng tự kiềm chế, nó là yếu tố quan trọng. Một nghiên cứu của các nhà khoa học vào năm 2009, đưa ra thử nghiệm cho người tham gia được lựa chọn: Nhận một khoản tiền luôn bây giờ hay đợi lâu hơn để nhận khoản tiền nhiều hơn.
Kết quả chỉ ra rằng, những người kém thông minh hơn luôn lựa chọn nhận tiền ngay tại thời điểm hiện tại có ít sự kiềm chế với bản thân. Lý giải cho vấn đề này, các nhà nghiên cứu cho rằng phần não bộ phía trước trán phụ trách việc tự kiềm chế, kiểm soát bản thân cũng đồng thời là nơi đảm trách nhiệm vụ giải quyết các vấn đề. Và như vậy, những người có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn luôn có khả năng tự kiềm chế cao.
8. Là những người hài hước
Những người tỏ ra hài hước, biết cách chọc cười người khác cũng sẽ thường rất thông minh hơn mọi người xung quanh, điều này được giới khoa học đồng tình dựa trên nghiên cứu của đại học New Mexico vào năm 2011.
Cách nói chuyện cực kì khôn ngoan và khiến người đối diện cảm thấy thích thú trước sự thông minh, dí dỏm chính là yếu tố tạo ra được các diễn viên hài nổi tiếng nhất. Họ đều là những người thông minh xuất chúng.
9. Biết khi nào cần im lặng đúng lúc
Im lặng là một kỹ năng quan trọng không kém kỹ năng lắng nghe. Bởi lẽ trong một tập thể thường khó tránh khỏi những tranh luận và ai cũng muốn giữ quan điểm cho mình. Một nhân viên giỏi sẽ không nói nhiều về những thông tin mình không rõ và những kiến thức mình không biết. Nhân viên giỏi thường chăm chú quan sát, lắng nghe và ghi chép lại nhiều hơn là những phỏng đoán chủ quan. Đây là cách họ thu thập kiến thức cho riêng mình. Nhân viên tồi là người lúc nào cũng nói luôn miệng và không chịu lắng nghe bất cứ ai.
10. Quản lý tốt công việc và gia đình
Để đánh giá một nhân viên, việc họ có biết lên kế hoạch làm việc và tổ chức cuộc sống hay không là một trong những tiêu chí. Nhân viên giỏi
11. Tôn trọng người khác
Một nhân viên giỏi luôn là người biết ứng xử trong mọi việc. Họ không bao giờ nghĩ bản thân mình là trung tâm và chê cười khuyết điểm của người khác. Họ tôn trọng những khác biệt ở mỗi người và học hỏi từ những người xung quanh. Ngoài ra, họ còn có thể giúp đỡ hoàn thiện những người đồng nghiệp để công ty tốt hơn. Họ không vì đồng nghiệp thấp kém hơn mình mà tìm cách hạ thấp giá trị của họ.
12. Nhìn nhận đúng đắn những sai lầm
Sai lầm trong công việc và trong cuộc sống là một việc không thể tránh khỏi. Nhân viên giỏi sẽ biết cách gạt bỏ sai lầm và tiến thẳng đến việc tìm phương pháp giải quyết. Điều này có nghĩa là họ thường không quá chú tâm vào những sai lầm và không để sai lầm làm trì trệ công việc. Họ cho rằng cứ tập trung vào những sai lầm sẽ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn và không cải thiện được gì. Đặc biệt, nhân viên giỏi thường đề ra những giải pháp tốt nhất để giải quyết mọi vấn đề khó khăn. Trong mọi tình huống, họ luôn suy nghĩ theo hướng tích cực nhất.
-------------------
Ngoài ra nếu bạn muốn trở thành một chuyên viên tuyển dụng giỏi thì cần những yếu tố sau:
1- Am hiểu thị trường nhân lực nội bộ ngành
Mỗi ngành nghề kinh doanh sản xuất có những nét đặc trưng riêng về công tác tuyển dụng. Khi đào tạo chuyên viên, công ty dịch vụ thường hướng đến kiến thức đa dạng trong mọi ngành nghề. Tuy nhiên, là doanh nghiệp khách hàng, chắc chắn ai cũng mong tìm thấy một chuyên viên am hiểu và có kiến thức cập nhật chuyên sâu về nhân sự trong lĩnh vực ngành nghề của doanh nghiệp.
Vì vậy, các chuyên viên tư vấn tuyển dụng giỏi bên cạnh chuyên môn, kinh nghiệm, kiến thức, khả năng giao tiếp, ứng phó linh hoạt, họ còn phải có thời gian công tác tuyển dụng ít nhất từ 2-3 năm đúng lĩnh vực mà doanh nghiệp khách hàng đang hoạt động.
2- Đánh giá, phân tích rõ ràng, đúng trọng điểm
Chuyên viên tuyển dụng giỏi phải tác động đúng trọng tâm khía cạnh mà doanh nghiệp đang cần giải quyết. Một số chuyên viên tuyển dụng khi trao đổi với doanh nghiệp hay đi lan man, bàn luận những vấn đề thiếu trọng tâm, họ cho rằng như vậy doanh nghiệp sẽ đánh giá cao hơn về năng lực của họ, nhưng ngược lại, việc này như một sự cảnh báo về khả năng chuyên viên tư vấn tuyển dụng này có thể khiến doanh nghiệp bị phát sinh nhiều thời gian và chi phí.
Thay vào đó, những chuyên viên có khả năng đành giá, phân tích nhiệm vụ rõ ràng sẽ xác định ngay một danh sách liệt kê bao gồm:
Thực trạng, vấn đề doanh nghiệp gặp phải
Những giải pháp hữu hiệu có thể áp dụng, phù hợp điều kiện thực tế của doanh nghiệp
Trình tự triển khai dự kiến, cùng mức độ hiệu quả có thể đạt được
Không nói lời bóng bẩy, không vẽ ra một viễn cảnh hoàn hảo, nhìn nhận đúng thực tế, đó lại chính là chuyên viên giỏi mà doanh nghiệp đang tìm kiếm.
3. Luôn chủ động tiếp cận vấn đề
Chuyên viên tư vấn tuyển dụng giỏi là người nắm rõ vấn đề vướng mắc hơn cả những gì doanh nghiệp đề cập. Họ luôn là người chủ động nghiên cứu, phát hiện vấn đề, bổ sung những chi tiết nhỏ nhưng không kém phần quan trọng nhằm đảm bảo giải quyết triệt để khó khăn tuyển dụng của khách hàng.
Doanh nghiệp không hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự, nên những gì doanh nghiệp nhìn thấy, những giải pháp doanh nghiệp nghĩ ra thường chỉ là bề nổi, không mang lại hiệu quả lâu dài. Vì vậy, khi lựa chọn chuyên viên tuyển dụng giỏi, doanh nghiệp luôn kỳ vọng giải quyết tận gốc vấn đề. Do đó, một chuyên viên mà khách hàng nói thế nào thì ghi nhận thế đó, không thể gợi mở hoặc đề cập thêm chi tiết cốt lõi, căn cơ gây ra khó khăn thì không thể là một chuyên viên tuyển dụng giỏi.
4- Đồng cảm và thấu hiểu lo lắng của doanh nghiệp
Chuyên viên tuyển dụng khi tiếp nhận công việc, họ như là một thành viên của doanh nghiệp trong tổ chức. Dù chỉ là một thời gian ngắn nhưng họ thật sự quan trọng với doanh nghiệp, vì họ không làm theo quy trình, mà họ tìm ra quy trình, một
tốt nhất, bền vững nhất cho doanh nghiệp.
Do đó, một tiêu chuẩn mang tính chất tâm lý giúp doanh nghiệp xác định chính xác chuyên viên giỏi phù hợp chính là sự đồng cảm, thấu hiểu và quan tâm đến những lo lắng của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
5- Thuần thục các giải pháp công nghệ tiên tiến, tiết kiệm
Chuyên viên tư vấn tuyển dụng giỏi ngày nay, không chỉ đơn thuận trang bị kiến thức sách vở mà còn phải liên tục cập nhật công nghệ tuyển dụng, thuần thục các hệ thống phần mềm chuyên nghiệp liên quan đến công tác tuyển dụng. Doanh nghiệp có thể nhận biết năng lực này thông qua cách họ đề cập các giải pháp dự kiến sẽ áp dụng khi nhận nhiệm vụ.
Nguyen Hoang