Nếu bạn có một người mẹ trái tính trái nết?

  1. Tâm lý học

Mẹ tôi gần 60 tuổi, là người khó tính+nóng tính có tiếng từ xưa đến giờ. Từ những việc rất nhỏ nhặt như cơm nước, lau chùi, ăn uống...cũng phải theo ý của mẹ, nếu không vừa ý thì mẹ sẽ tặng cho bố con tôi combo mặt nặng như chì+làm ầm cả nhà lên. Ngày nào cũng như vậy tôi đâm ra sợ về nhà. Tôi sợ cái không khí ngột ngạt, tôi sợ khi cứ phải nhìn vào tâm trạng của mẹ tôi mà sống. Tôi và mọi người đã góp ý rất nhiều nhưng mẹ tôi cực kì bảo thủ, tiêu cực và không hề nhìn ra được những điều bản thân cần khắc phục và sửa đổi. Tôi đăng lên đây chỉ mong mọi người có biện pháp nào giúp tôi thay đổi mẹ trở nên tích cực hơn và sống thoáng hơn không, tôi đã thử tâm sự từ nhỏ nhẹ đến gay gắt nhưng giờ tôi bất lực rồi. 
Cảm ơn mọi người đã quan tâm.
Từ khóa: 

tâm lý học

Xin chào bạn. Cơ bản việc thay đổi người khác là một việc rất khó nhưng không phải là không thể. Và cách để người này làm thay đổi người khác đều dựa trên năm nhu cầu cơ bản là Quyền lực, Vật chất, Sức Khỏe, Đạo Đức, Trí Tuệ.
   Ba nhu cầu đầu được gọi là Vị Thế, hai nhu cầu sau được gọi là Tâm Thế.
   Vậy mình hi vọng bạn hãy mở rộng lòng bao dung mà yêu thương mẹ của bạn bằng Tâm thế. Bạn đừng thừa nhận những năng lượng tiêu cực mà bà truyền cho mình mà hãy gác nó sang một bên. Bạn hãy làm những việc bà thích, nói những lời bà muốn theo tôn chỉ phù hợp đạo đức và pháp luật. Bạn đừng gò bó bản thân mình phải thay đổi bà mà hãy đem những vui tươi của tuổi trẻ mà ảnh hưởng đến bà làm cho tâm lý bà thoải mái, đó mới là điều đáng quý. Theo thời gian, những hạnh phúc bạn mang lại cho bà sẽ làm cho bà thay đổi theo hướng tích cực.
Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ góp phần giải đáp những phần nào khúc mắc của bạn.
    Xin chào và chúc bạn thành công.
Trả lời
Xin chào bạn. Cơ bản việc thay đổi người khác là một việc rất khó nhưng không phải là không thể. Và cách để người này làm thay đổi người khác đều dựa trên năm nhu cầu cơ bản là Quyền lực, Vật chất, Sức Khỏe, Đạo Đức, Trí Tuệ.
   Ba nhu cầu đầu được gọi là Vị Thế, hai nhu cầu sau được gọi là Tâm Thế.
   Vậy mình hi vọng bạn hãy mở rộng lòng bao dung mà yêu thương mẹ của bạn bằng Tâm thế. Bạn đừng thừa nhận những năng lượng tiêu cực mà bà truyền cho mình mà hãy gác nó sang một bên. Bạn hãy làm những việc bà thích, nói những lời bà muốn theo tôn chỉ phù hợp đạo đức và pháp luật. Bạn đừng gò bó bản thân mình phải thay đổi bà mà hãy đem những vui tươi của tuổi trẻ mà ảnh hưởng đến bà làm cho tâm lý bà thoải mái, đó mới là điều đáng quý. Theo thời gian, những hạnh phúc bạn mang lại cho bà sẽ làm cho bà thay đổi theo hướng tích cực.
Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ góp phần giải đáp những phần nào khúc mắc của bạn.
    Xin chào và chúc bạn thành công.
Giang sơn dễ đổi mà bản tính thì khó dời. Câu này ko phải khi ko mà nó tồn tại đến bây giờ. Nó như 1 phản xạ tự nhiên rồi. Nên giờ muốn thay đổi thì phải có gì đó thay đổi đột ngột mới khiến tình hình thay đổi mà thôi. 1 sự kiện nào đó có ảnh hưởng lớn, hậu quả lớn chẳng hạn mà nguồn cơn là do sự nóng nảy đó gây ra. Kiểu như 1 cú sốc vậy. Thì họa may có thể thay đổi. Đây là cách nhanh, nhưng cũng chưa chắc theo hướng mình muốn nếu ko có sự kiên nhẫn định hướng của những ng xung quanh.
Hoặc nếu bạn đủ kiên nhẫn thì nên hướng mẹ bạn đến tôn giáo. Ví dụ như, mình đề xuất thôi nhé chứ không phải là dụ đạo gì đâu nhé :))), đi Chùa, theo Phật thường xuyên chẳng hạn (thường xuyên nhé). Khi con người có niềm tin họ thường hướng bản thân theo gương của người đó, và tấm gương nào sáng hơn Đức Chúa hay Đức Phật? Đi Chùa còn buộc con người vào những quy tắc giúp con ng điềm đạm lại, như kiểu áo sống cầu kỳ ngày xưa vậy. Cách này thì lâu dài và triệt để hơn, nhưng chắc chắn sẽ khó khăn hơn và tất nhiên, lâu thấy hơn, thậm chí có thay đổi mà ng xung quanh cũng ko nhận ra đc. Mẹ bạn 60 rồi thì đi Chùa cũng chẳng có gì ko tốt cả.
Mẹ em thì gần 50 nhưng cũng cực kì khó tính và nóng tính, ngày nào em cũng nghe mắng vì chuyện này chuyện kia và đôi lần mẹ em cũng bắt mình phải làm này làm kia đến mức tức khóc luôn ấy. Nói chung là giận nhiều, nhưng rồi thương nhiều hơn giận nên rồi em cũng quên hết. Thực ra lúc nhỏ nghe mãi, xong cũng cãi lại thì càng bị mắng nhiều hơn =))) lớn rồi chỉ nói "Con mệt rồi, cho con nghỉ xíu" là mẹ không nói nữa, có lẽ thấy rằng lời nói cũng mình làm con cái mệt mỏi.
Em nghĩ là mọi bố mẹ đều muốn tốt cho con thôi, mấy việc nhỏ nhặt cũng chỉ là muốn chúng ta chỉn chu và muốn chúng ta sau này khi không còn đc mẹ chăm sóc thì có thể tự chăm sóc bản thân. Hãy cứ thử thông cảm và thay đổi suy nghĩ bản thân trước đã rồi hãy tính đến chuyện thay đổi ng khác.