Nên thay đổi cách thức tuyển sinh đại học thành các phương pháp phi định lượng (phỏng vấn, bài luận,..)?

  1. Giáo dục

Các quốc gia với nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Canada, Anh, Úc đều dùng phương pháp xét học bạ, bài luận, hoặc phỏng vấn để tuyển sinh đại học. Cá nhân mình thấy nên thay đổi theo như thế vì kì thi đại học ngày nay vừa áp lực vừa nhiều bất cập quá.

Từ khóa: 

đại học

,

tuyển sinh

,

giáo dục

Chào bạn, cá nhân mình rất quan tâm đến giáo dục và cũng đồng thuận ý tưởng này khá hay, nhưng không thể thực hiện đúng đắn ngay được, bởi :

- Chúng ta đang bàn đến các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, trong khi tôi và bạn đều hiểu rõ giáo dục của mình hiện đang ở đâu.

- Một mô hình thành công ở quốc gia này chưa chắc đã thành công ở quốc gia khác, vì vấn đề không nằm ở mô hình mà nằm ở tư duy và cách thức của người thực hiện.

- Đã có các trường đại học áp dụng tiêu chí tuyển sinh theo hình thức xét học bạ như bạn nói, tuy nhiên, sau đó chủ yếu vẫn quy về mục đích tăng thêm số lượng sinh viên theo học.

Mình cho rằng, kì thi là bề nổi, mục đích và triết lý giáo dục mới là phần chúng ta đang loay hoay. Chừng nào còn chưa tháo gỡ được nút thắt ấy, thì chừng ấy chuyện học tập vẫn còn đi kèm với áp lực và bất cập.

Trả lời

Chào bạn, cá nhân mình rất quan tâm đến giáo dục và cũng đồng thuận ý tưởng này khá hay, nhưng không thể thực hiện đúng đắn ngay được, bởi :

- Chúng ta đang bàn đến các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, trong khi tôi và bạn đều hiểu rõ giáo dục của mình hiện đang ở đâu.

- Một mô hình thành công ở quốc gia này chưa chắc đã thành công ở quốc gia khác, vì vấn đề không nằm ở mô hình mà nằm ở tư duy và cách thức của người thực hiện.

- Đã có các trường đại học áp dụng tiêu chí tuyển sinh theo hình thức xét học bạ như bạn nói, tuy nhiên, sau đó chủ yếu vẫn quy về mục đích tăng thêm số lượng sinh viên theo học.

Mình cho rằng, kì thi là bề nổi, mục đích và triết lý giáo dục mới là phần chúng ta đang loay hoay. Chừng nào còn chưa tháo gỡ được nút thắt ấy, thì chừng ấy chuyện học tập vẫn còn đi kèm với áp lực và bất cập.

con người là thực thể khác với cái máy nên tôi nghĩ các chuẩn mực đặt ra ko nên cứng quá

Theo mình biết thì các nước này đều có 1 (hoặc nhiều) kì thì trước khi vào ĐH mà. Như ở Mỹ có kì thì SAT, sau đó mỗi trường ĐH có thể có nhiều kì thì khác (như phỏng vấn, luận như bạn nói). Ở Úc thì có HSC. Có thể bản chất các kì thi này k phải là bắt buộc ở các nước ấy.

Bạn có thể tìm hiểu, chứ mình k nghĩ việc tuyển sinh đh ở các nước này là sau khi tốt nghiệp phổ thông rồi tham gia thi luận, phỏng vấn liền được.

Mấy năm vừa rồi ở VN cũng có kì thi đánh giá năng lực đặc thù. Ví dụ như khối ĐHQG Tp HCM, ĐH Luật Tp HCM... 
Có chăng thì cái cần thay đổi là chất lượng kì thi tốt nghiệp thôi. Mình giải thích thêm, 
Kì thi THPT quốc gia (tên hiện nay) là đầu ra, do chính phủ tổ chức.
Kì thi năng lực, là đầu vào do trường đh tổ chức và k phải bắt buộc. Một số trường k tổ chức là do quy định của trường đó. Đây là kì thi mà bạn nói tới, ĐH luật Tp. HCM theo mình biết có áp dụng viết luận cho kì thì này. 
Một số lý do cho phương pháp 2 cánh cửa, gồm thi tốt nghiệp và thi vào trường đh, mà mình có thể nghĩ đến:
1. Mỗi năm có mấy triệu học sinh tốt nghiệp. Ví dụ đối với top đầu như Ngoại thương đi. Cho là chỉ 10% học sinh tốt nghiệp "tự đánh giá mình đủ năng lực" vào Ngoại thương thì con số cũng cả trăm ngàn. K thể có nguồn lực mà trường ĐH tự tuyển sinh 1 cánh cửa vậy được.
2. Con đường đại học k phải con đường duy nhất. Vậy kết quả cho việc học từ 6 tuổi được chứng minh bằng gì khi người đó ra bươn chải? 

Mình cũng thấy những hình thức xét tuyển ở các trường nước ngoài như vậy là hợp lý hơn bài thi chuẩn hoá như ở mình. Xét hồ sơ, làm bài luận nó đánh giá được chính xác hơn năng lực của mỗi. Còn như bài thi mình cảm giác đánh giá không được sát năng lực của học sinh, có những bạn năng lực cũng ngang nhau mà hơn thua 0,25 o,5 là đã 2 số phận khác nhau rồi. Nếu muốn thay đổi phương pháp dạy học thì đầu tiên phải thay đổi hình thức thi đại học đã. Nhiều người đồng ý rằng giáo dục nên tập trung hơn vào kỹ năng, thực hành các thứ nhưng hình thức thi vẫn lý thuyết cứng nhắc vậy thì làm sao để học sinh và phụ huynh yên tâm với các phương pháp giáo dục mới được?