Nên sẵn sàng tâm lí thế nào và chuẩn bị ra sao với kỳ thi áp lực?

  1. Kỹ năng mềm

Xin chào các cô chú cùng với các anh chị trong cộng đồng ! Thực sự tâm trạng của con hiện giờ đang rất áp lực trước kỳ thi HSG tỉnh môn Ngữ Văn 9. Con nghĩ trước khi con chuẩn bị hành trang đi thi thì con cũng cần phải tiếp thu thêm nhiều kinh nghiệm xương máu từ những va chạm và trải nghiệm của những người đi trước :((
Đầu tiên, con có cảm giác như con làm văn không được tròn trịa. Nó như kiểu vắn tắt sao ý ạ nên là con cũng muốn học hỏi thêm những bí quyết hay ho từ những người lớn hơn con nhiều tuổi đời. Làm sao để văn thêm trau chuốt hơn.
Thứ hai, con cũng không biết làm thế nào để bản thân của con nhẹ nhõm hơn, bớt căng thẳng hơn khi phải đứng trước cái cảnh giám thị trao đề tận tay của con. Mỗi lần như vậy, con cảm thấy rất run. Ở những năm đầu đi thi, con cần đến khoảng 10'-15' để trấn an tinh thần. Không những vậy mà khi đang làm bài rất thoải mái, bỗng nhìn lên các bạn cặm cụi viết thì lòng con lại bị cảm xúc tiêu cực ồ ạt vào rồi mong là làm nhanh làm lẹ, cuối cùng là bài thi văn được chấm ra được nhận xét là sơ sài không mạch lạc bằng các bạn. Vì vậy con mong rằng, mọi người hãy chia sẻ cùng con những gì nên làm trước kì thi và làm thế nào để bớt lo lắng, tích cực hơn được không ạ :(( ?
Vào ngày 14/1/2020 con sẽ đặt chân lên tỉnh và thi môn Ngữ Văn và con mong là mọi người sẽ cho con những kinh nghiệm đắt giá.
Just love.
Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Chào My Kim,
Chú chưa từng là học sinh giỏi văn hay đi thi học sinh giỏi, mà có người mời chú trả lời câu này nên cũng nói qua vài dòng nha.
1. Về áp lực: áp lực tồn tại là khi mình quan tâm quá nhiều đến thành tích. Có thể con sẽ nghĩ là đi thi ai lại không quan tâm thành tích? Nếu thành tích là tất yếu thì áp lực là tất yếu. Áp lực có thể được giảm bớt bằng cách ít quan tâm đến thành tích đi một chút, và tập trung chuẩn bị tốt hơn một chút. Chuẩn bị tốt sẽ mang lại tự tin, giảm áp lực.
Cũng đừng xem thi cử là chiến trường gì gì mà nói "kinh nghiệm xương máu" nghe ghê quá, giống kiểu tự tạo áp lực cho mình vậy.
2. Muốn viết tốt, viết tròn trịa thì chỉ có cách là viết nhiều với đọc nhiều thôi. Đọc không phải chỉ là văn chương mà nhiều thể loại khác để có kiến thức, học cách tư duy, triết lý... rồi tự tạo cho mình một thế giới quan riêng. Những thứ này cần thời gian. Có những chuyện sẽ đến đúng thời điểm của nó, đừng đòi hỏi bản thân những điều quá sức của mình.
"Văn học là nhân học" mà con. Quan trọng là thể hiện đúng những gì mình có trong con người mình. Dù đề bài là gì thì cứ để nó đi qua lăng kính chân thật nhất của bản thân dựa trên sự am hiểu về cách chấm điểm của giám khảo chứ đừng thể hiện khác đi. Ở tuổi con mà viết văn già như 20-30 tuổi thì người khác đọc họ cũng khó tin và không thấy hay (tất nhiên nếu con già thật thì lại là chuyện khác).
3. Muốn giữ bình tĩnh thì tập giữ nhịp thở. Con nên tập thở mỗi ngày và thực hành lúc vào phòng thi.
4. Chú biết nhiều đứa HSG quốc gia nó chả xem giải đó là gì, nhiều khi còn giấu nữa. Mà thi xong rồi lên đại học cũng là một con đường khác, ra đi làm lại càng khác. Một kỳ thi có thể là quan trọng, nhưng bất quá cũng là một cột mốc mà thôi. Con được chọn đi thi đã là cơ hội trải nghiệm tốt hơn nhiều người rồi, tìm cách tận hưởng thay vì lo lắng nhé.
Chúc con vui khỏe.
Trả lời
Chào My Kim,
Chú chưa từng là học sinh giỏi văn hay đi thi học sinh giỏi, mà có người mời chú trả lời câu này nên cũng nói qua vài dòng nha.
1. Về áp lực: áp lực tồn tại là khi mình quan tâm quá nhiều đến thành tích. Có thể con sẽ nghĩ là đi thi ai lại không quan tâm thành tích? Nếu thành tích là tất yếu thì áp lực là tất yếu. Áp lực có thể được giảm bớt bằng cách ít quan tâm đến thành tích đi một chút, và tập trung chuẩn bị tốt hơn một chút. Chuẩn bị tốt sẽ mang lại tự tin, giảm áp lực.
Cũng đừng xem thi cử là chiến trường gì gì mà nói "kinh nghiệm xương máu" nghe ghê quá, giống kiểu tự tạo áp lực cho mình vậy.
2. Muốn viết tốt, viết tròn trịa thì chỉ có cách là viết nhiều với đọc nhiều thôi. Đọc không phải chỉ là văn chương mà nhiều thể loại khác để có kiến thức, học cách tư duy, triết lý... rồi tự tạo cho mình một thế giới quan riêng. Những thứ này cần thời gian. Có những chuyện sẽ đến đúng thời điểm của nó, đừng đòi hỏi bản thân những điều quá sức của mình.
"Văn học là nhân học" mà con. Quan trọng là thể hiện đúng những gì mình có trong con người mình. Dù đề bài là gì thì cứ để nó đi qua lăng kính chân thật nhất của bản thân dựa trên sự am hiểu về cách chấm điểm của giám khảo chứ đừng thể hiện khác đi. Ở tuổi con mà viết văn già như 20-30 tuổi thì người khác đọc họ cũng khó tin và không thấy hay (tất nhiên nếu con già thật thì lại là chuyện khác).
3. Muốn giữ bình tĩnh thì tập giữ nhịp thở. Con nên tập thở mỗi ngày và thực hành lúc vào phòng thi.
4. Chú biết nhiều đứa HSG quốc gia nó chả xem giải đó là gì, nhiều khi còn giấu nữa. Mà thi xong rồi lên đại học cũng là một con đường khác, ra đi làm lại càng khác. Một kỳ thi có thể là quan trọng, nhưng bất quá cũng là một cột mốc mà thôi. Con được chọn đi thi đã là cơ hội trải nghiệm tốt hơn nhiều người rồi, tìm cách tận hưởng thay vì lo lắng nhé.
Chúc con vui khỏe.
Chào My Kim. Chú xin phép xưng hô chú-con, vì chú đã gần 30 tuổi, và chú cũng có một đứa cháu gái cỡ tuổi con, chỉ là học dưới con 1 lớp, và nhiều khi nó cũng chạy qua than thở với chú về môn ngữ văn "khó nuốt" ở trường.
Bản thân chú chưa từng là dân chuyên văn để có thể chia sẻ những kinh nghiệm thi HSG tỉnh môn này với con, nhưng chú là một người thích và hay viết lách, và có thể nói là thời còn mài đũng quần trên ghế nhà trường, chú luôn thuộc nhóm những đứa viết văn khá trong lớp. Thế nên chú tin là những chia sẻ sau đây từ chú sẽ không đến nỗi là vô dụng đối với con.
Trước hết, vấn đề văn con còn vắn tắt và chưa tròn trịa. Có thể do con đang tự so sánh mình với những tiêu chuẩn quá cao chăng, nhưng chú thấy cách hành văn của con khá tốt, dựa vào ngay bài đăng này của con. Khá tốt so với hầu hết thành viên diễn đàn này vào cỡ tuổi con.
Thứ hai, con có đề cập đến vấn đề tuổi đời. Rất thú vị đấy, vì khi con trưởng thành hơn, có nhiều trải nghiệm hơn, thì văn phong của con cũng sẽ khác đi. Nó không nhất thiết sẽ trở nên dài dòng bay bướm hơn. Thực chất, đối với chú, khi càng trưởng thành, văn phong của chú càng ngắn gọn, chắc chắn hơn. Cùng với mỗi trải nghiệm mới, con sẽ có khả năng kể những câu chuyện ngày càng cuốn hút, thú vị hơn qua ngòi bút của mình.
Một bí quyết từ chú, để cho văn chương trau chuốt là: hãy bắt đầu từ suy nghĩ của con trước. Bài văn của con có hay hay không, tuỳ thuộc vào thông điệp của nó. Con phải nắm thật chắc, hiểu thật rõ thông điệp mà mình muốn truyền tải tới người đọc trước, thì mới viết hay được. Còn không thì chỉ là những dòng chữ lan man, bâng quơ, vô nghĩa thôi.
Cuối cùng, vấn đề hồi hộp khi thi. Đây là một chuyện rất bình thường, ai cũng bị con nhé. Chú ngày xưa chẳng thi chuyên chọn gì, nhưng cũng lo vã mồ hôi hột khi chuẩn bị đến ngày thi. Ở đây vấn đề chủ yếu là người thi lo sợ sẽ thi rớt (trong trường hợp của chú) hoặc không đạt được thứ hạng cao (trong trường hợp của con). Cách giải quyết tốt nhất là hãy quên chuyện đó đi, đừng quan tâm đến nó nữa. Hãy cứ tâm niệm rằng kỳ thi là một dịp để con thử khả năng của chính mình. Chính gánh nặng thứ hạng là thứ làm cho con có cảm giác run sợ, sợ vì sự không chắc chắn là mình có thể đạt được nó.
Ông bà ta vẫn nói "Học tài thi phận" đó thôi, thứ hạng trong kỳ thi cao thấp thế nào cũng khó có thể đánh giá thực lực người thi, vậy thì cớ sao ta phải quá quan tâm về nó, đúng không nào.
Chú chúc con có một kỳ thi sắp tới thật thành công!
Người lạ trên mạng.