Nên nói gì với người trầm cảm?

  1. Tâm lý học

Bạn thân của mình vừa trải qua một cú sốc về chuyện gia đình, và mình cảm giác cô ấy đang rơi vào trầm cảm. Mình luôn muốn ở bên để động viên, an ủi nhưng những câu nói kiểu như "cố lên", "không sao đâu",... mình thấy khá vô nghĩa.

Từ khóa: 

tâm lý học

Nếu ai đó trong cuộc sống của bạn cũng đang vật lộn với trầm cảm, dù đó là một người bạn, bố mẹ, anh chị em hay người thương, bạn vẫn sẽ rất muốn giúp dù không biết phải làm sao. Bệnh trầm cảm là một vấn đề rất nhạy cảm và dù ý định của bạn là tốt, bạn vẫn có thể thốt ra những điều không nên nói, và làm họ cảm thấy tệ hơn. Vậy nên, nếu bạn muốn cải thiện cuộc nói chuyện với một người trầm cảm, bạn có thể nói:

"Tôi quan tâm đến bạn."

Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy để họ biết rằng bạn đang rất quan tâm đến họ. Đảm bảo với họ rằng họ luôn và sẽ luôn được yêu thương dù có bất kì điều gì xảy ra. Bởi ngay lúc này, họ có thể đang cảm thấy tệ về bản thân và chìm đắm trong sự ruồng bỏ chính mình. Nên hãy nhắc để họ nhớ họ tuyệt vời nhường nào, rằng họ quan trọng với bạn nhường nào, và rằng họ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bạn. Ôm họ, hôn họ, nắm tay họ nếu bạn thấy khó khăn khi bày tỏ bằng lời. Hãy cứ để họ biết bạn yêu họ và rất nhiều người khác cũng thế.

"Luôn có tôi ở đây vì bạn."

Trầm cảm đáng sợ và choáng ngợp đến mức nó có thể làm con người ta thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Đó là lý do tại sao họ rất cần đến những nguồn động viên to lớn để giúp họ đối diện với căn bệnh này. Vậy nên hãy nói với họ rằng bạn luôn luôn ở đó vì họ và sẽ luôn sát cánh cùng họ dù mọi chuyện có tồi tệ đến mức nào đi chăng nữa.

Động viên những người thân yêu của bạn nhiều nhất có thể, theo mọi cách mà bạn có thể làm được. Đừng để họ cô độc và chịu đựng trong im lặng. Nắm lấy tay họ và để họ biết rằng họ không hề cô đơn trong trận chiến chống lại trầm cảm, rằng bạn luôn ở đây với họ và cổ vũ họ trên mỗi bước đi, mỗi chặng đường.

"Tôi có thể làm gì để giúp bạn?"

Hãy chủ động bước vào cuộc chiến chống lại trầm cảm với họ và hỏi họ liệu bạn có thể giúp gì không. Thường thì trầm cảm sẽ bòn rút cảm giác hạnh phúc, khiến ta kiệt sức về cả thể lực, cảm xúc lẫn tinh thần. Lời đề nghị chia sẻ bớt gánh nặng này sẽ có ý nghĩa rất nhiều với họ, chỉ là đừng khiến họ cảm thấy bản thân là gánh nặng với bạn. Hỏi thăm họ thường xuyên, giúp đỡ họ việc nhà, chuẩn bị một bữa ăn cho họ, cùng nhau đi chợ, dắt chó đi dạo. Những hành động nhỏ bé chân chân thành này có thể tạo ra một thế giới hoàn toàn khác với những người trầm cảm.

Chúc bạn của bạn sớm thoát khỏi tình trạng này nhé!

Trả lời

Nếu ai đó trong cuộc sống của bạn cũng đang vật lộn với trầm cảm, dù đó là một người bạn, bố mẹ, anh chị em hay người thương, bạn vẫn sẽ rất muốn giúp dù không biết phải làm sao. Bệnh trầm cảm là một vấn đề rất nhạy cảm và dù ý định của bạn là tốt, bạn vẫn có thể thốt ra những điều không nên nói, và làm họ cảm thấy tệ hơn. Vậy nên, nếu bạn muốn cải thiện cuộc nói chuyện với một người trầm cảm, bạn có thể nói:

"Tôi quan tâm đến bạn."

Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy để họ biết rằng bạn đang rất quan tâm đến họ. Đảm bảo với họ rằng họ luôn và sẽ luôn được yêu thương dù có bất kì điều gì xảy ra. Bởi ngay lúc này, họ có thể đang cảm thấy tệ về bản thân và chìm đắm trong sự ruồng bỏ chính mình. Nên hãy nhắc để họ nhớ họ tuyệt vời nhường nào, rằng họ quan trọng với bạn nhường nào, và rằng họ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bạn. Ôm họ, hôn họ, nắm tay họ nếu bạn thấy khó khăn khi bày tỏ bằng lời. Hãy cứ để họ biết bạn yêu họ và rất nhiều người khác cũng thế.

"Luôn có tôi ở đây vì bạn."

Trầm cảm đáng sợ và choáng ngợp đến mức nó có thể làm con người ta thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Đó là lý do tại sao họ rất cần đến những nguồn động viên to lớn để giúp họ đối diện với căn bệnh này. Vậy nên hãy nói với họ rằng bạn luôn luôn ở đó vì họ và sẽ luôn sát cánh cùng họ dù mọi chuyện có tồi tệ đến mức nào đi chăng nữa.

Động viên những người thân yêu của bạn nhiều nhất có thể, theo mọi cách mà bạn có thể làm được. Đừng để họ cô độc và chịu đựng trong im lặng. Nắm lấy tay họ và để họ biết rằng họ không hề cô đơn trong trận chiến chống lại trầm cảm, rằng bạn luôn ở đây với họ và cổ vũ họ trên mỗi bước đi, mỗi chặng đường.

"Tôi có thể làm gì để giúp bạn?"

Hãy chủ động bước vào cuộc chiến chống lại trầm cảm với họ và hỏi họ liệu bạn có thể giúp gì không. Thường thì trầm cảm sẽ bòn rút cảm giác hạnh phúc, khiến ta kiệt sức về cả thể lực, cảm xúc lẫn tinh thần. Lời đề nghị chia sẻ bớt gánh nặng này sẽ có ý nghĩa rất nhiều với họ, chỉ là đừng khiến họ cảm thấy bản thân là gánh nặng với bạn. Hỏi thăm họ thường xuyên, giúp đỡ họ việc nhà, chuẩn bị một bữa ăn cho họ, cùng nhau đi chợ, dắt chó đi dạo. Những hành động nhỏ bé chân chân thành này có thể tạo ra một thế giới hoàn toàn khác với những người trầm cảm.

Chúc bạn của bạn sớm thoát khỏi tình trạng này nhé!

Bạn nên lắng nghe cô ấy và hay hỏi thăm tâm trạng cô ấy đang như thế nào. Nếu cô ấy có suy nghĩ tự ti, bạn hay lấy những ví dụ về những người kém may mắn hơn cô ấy vẫn sống tốt hoặc những người cũng như cô ấy và họ đã vượt qua.
Đơn giản thôi:
Đừng nói gì cả.
Chỉ cần lắng nghe thôi.
Một sai lầm mà nhiều chuyên gia tâm lý cũng như nhiều người không làm ngành tâm lý gặp phải, đó là đưa ra lời khuyên. Những người đang vật lộn với trầm cảm không cần thêm lời khuyên nào nữa đâu.
Thay vì thế, hãy lắng nghe. Họ đơn giản là cần một ai đó ở bên cạnh vì họ, chứ không phải cố gắng sửa một vấn đề gì đó mà không thể sửa được nếu không có các biện pháp trị liệu sâu rộng hơn. Lắng tai nghe thôi có thể giúp một người bị trầm cảm rất nhiều đó.
Xem ảnh dưới nha bạn!
https://cdn.noron.vn/2022/11/23/1253939308499234057720777947541673077391867n-1669177903.jpg
À một lưu ý đặc biết là đừng cố phóng đại hay cố tình xem nhẹ vấn đề mà đối phương gặp phải. Kiểu nói với đối phương rằng "Chuyện này cũng bình thường thôi mà" nghe vô duyên thực sự luôn ý. Nếu vấn đề là bình thường thì nó đã không được gọi là vấn đề với họ.