Nên làm việc 16 tiếng/ngày như sếp FPT Hoàng Nam Tiến hay dồn sức làm hiệu quả 8 tiếng/ngày như sếp Long?
"Tôi rất tự hào mình có thể làm việc 12, 14, 16 tiếng/ngày, không có thứ 7, Chủ nhật, làm từ năm nay qua năm khác, nhưng tôi vẫn cảm thấy xấu hổ khi gặp các bạn trẻ làm việc 20 giờ/ngày. Các bạn ấy bị vợ mắng nếu mà có vợ, các bạn bị người yêu bỏ, chắc chắn bỏ rồi, bởi vì không còn thời gian nào. Các bạn sống bằng đam mê, bằng hành động của mình và làm việc điên cuồng mỗi ngày", ông Tiến chia sẻ.
Nhưng sếp Long - nhà sáng lập Group Phát triển Doanh nghiệp Việt lại có quan điểm mà tôi đồng ý 2 tay, 2 chân.
“Tôi cũng tự hào khi 8 – 10 tiếng làm việc của mình đạt kết quả tương đương 16 – 20 tiếng, và rất xấu hổ nếu làm việc 16 - 20 giờ mà kết quả chỉ tương đương 8 - 10 giờ, hoặc tệ hơn”.
Cuộc sống đâu chỉ có công việc.
làm việc hiệu quả
,xã hội
,kỹ năng mềm
Câu hỏi này có một số góc độ cần phải bàn:
- Sự tập trung trong công việc quan trọng hơn hay thời lượng công việc quan trọng hơn.
- Chúng ta có nên cân bằng cuộc sống và công việc?
- Work hard quan trọng hay work smart quan trọng?
- Các trường phái lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp khác nhau.
Về sự tập trung:
- Cái gì là quan trọng thì bạn phải dành thời gian cho nó. Thời gian là thứ quý giá nhất trong cuộc đời.
- Nhưng nếu chỉ dành thời gian, chỉ có sự hiện diện ở đó nhưng tâm trí bị lạc trôi sang việc khác thì sẽ là vô nghĩa. Nhiều nhân viên dù đi làm đầy đủ, thậm chí OT thêm giờ nhưng vẫn bán hàng online, vẫn làm việc cá nhân thì sẽ không hiệu quả cho bạn ấy và doanh nghiệp. Bạn học sinh tuy bị ép học nhiều thời gian nhưng không yêu thích việc học nên học chống đối, ngồi vào bàn nhưng đầu óc nghĩ vẫn vơ, mất tập trung, rất phí thời gian. Thời gian là quan trọng, nhưng chất lượng thời gian, sự hiện hiện đầy đủ mới là quan trọng.
- Tập trung là bí quyết để thành công. Khi làm việc, nếu bạn đạt được trạng thái tập trung (in-flow) thì sẽ rất hiệu quả. Hãy học cách "thiền" ngay khi làm việc. Tránh sao nhãng bởi mxh, điện thoại, tán gẫu...Chỉ khi làm việc với niềm yêu thích và sự tập trung thì mới đạt được hiệu quả. Khi tập trung thì sẽ lớn ra, khi phân tán thì sẽ tiêu hao, nhỏ lại. Bạn muốn làm một thứ lớn ra, tốt hơn, mạnh mẽ hơn, bạn phải tập trung.
- Việc dành nhiều thời gian cho một thứ (ví dụ 12-14-16 h cho công việc) giúp đầu óc chúng ta dễ tập trung hơn. Thật vậy, khi bạn không có nhiều thời gian cho công việc khác, đặc biệt là khi bạn dành thời gian ngoài giờ cho công việc thì nó sẽ rất rất hiệu quả cho công việc. Vì não bộ của bạn sẽ duy trì thường xuyên công việc, và nó không bị thay đổi context làm việc. Nó giúp bạn dễ dàng duy trì sự tập trung hơn những người chỉ làm việc 8h.
Về cân bằng:
- Số đông đòi hỏi sự cân bằng. Thiểu số chấp nhận sự lựa chọn. Những người muốn cân bằng, có tất cả, cuối cùng thường chẳng có được gì. Ngược lại những người dám lựa chọn, dám đánh đổi, cuối cùng lại có được thứ họ muốn và nhiều hơn thế.
- Khó nhất của lựa chọn đó là phải từ bỏ những thứ không chọn.
- Để đạt được nhiều thứ trong cuộc sống, chúng ta buộc phải lựa chọn. Có một lý thuyết cho chủ đề này đó là lý thuyết về 4 cái bếp. Mình sẽ chia sẻ ở một bài viết khác nhé.
- Những người đã lựa chọn và đánh đổi rất nhiều, họ sẽ hiểu ra bản chất của cân bằng là gì. Thực ra cuộc sống này vốn luôn cân bằng, nếu mỗi sát na, mỗi phút giây bạn sống được cho hiện tại.
Về chăm chỉ và thông minh:
- Tôi thường làm việc khoảng 10h/ngày và tầm 55-60h/tuần. Khi cao điểm tôi cũng có thể try hard hơn rất nhiều. Có thể làm 16-18 tiếng/ngày ở những dịp cần thiết và vui chơi nhiều hơn ở một giai đoạn trong cuộc sống.
- Chăm chỉ là 1 cách thức rất tốt để đạt mục tiêu, hầu hết mọi người đều có thể trở nên chăm chỉ. Thông minh, khôn ngoan là năng lực của một số ít người. Nhiều khi lựa chọn đúng quan trọng hơn cố gắng.
Thành công là đạt được những mục tiêu mà chúng ta mong muốn mà không dùng những cách thức vi phạm đạo đức, pháp luật...
Về trường phái quản lý:
- Không có trường phái nào tốt hơn trường phái nào. Chỉ có trường phái nào phù hợp với ai, và giai đoạn nào của doanh nghiệp, của nền kinh tế. Dù độc tài hay dân chủ, dù ưu tiên làm việc theo quá trình hay theo kết quả, work hard hay work smart... thì cũng đều có ưu và nhược điểm riêng.
- Trường phái đúng đắn nhất là trường phái linh hoạt. Đối với nhân viên này thì dùng kiểu nhẹ nhàng, với nhân viên khác dùng cứng rắn, chỗ khác nữa thì dùng quy định... Bạn nào thích nỗ lực thì mình quản lý bằng nỗ lực, bạn nào thích nhìn về kết quả thì mình đánh giá bằng kết quả... Nhưng nhược điểm của trường phái linh hoạt là nó không định hình tốt nên không dễ truyền thông, không dễ kiểm soát, không dễ lan tỏa. Vì thế trên thực tế, mỗi lãnh đạo, mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình 1 trường phái quản lý, lãnh đạo rõ ràng. Họ có thể linh hoạt nhưng linh hoạt trong phạm vi nhỏ, một nhóm nhỏ đối tượng.
- Trường phái chính của tôi đòi hỏi cả work hard, work smart, và work consistent. Vì thế nó hơi khốc liệt và kén người. Nhưng tôi vẫn chấp nhận mở rộng và không bị trói buộc vào nó và hoàn toàn có thể thay đổi theo giai đoạn, theo đối tượng quản lý...
- Theo tôi phong cách có thể tùy biến và nên tùy biến, điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu và xuất phát điểm, tình trạng thể lực, khả năng tập trung... của mỗi người.
Lê Minh Hưng
Câu hỏi này có một số góc độ cần phải bàn:
Về sự tập trung:
Về cân bằng:
Về chăm chỉ và thông minh:
Thành công là đạt được những mục tiêu mà chúng ta mong muốn mà không dùng những cách thức vi phạm đạo đức, pháp luật...
Về trường phái quản lý:
Rukahn
Nếu bạn có hệ thống dạ dày đại tràng đủ khỏe và tự tin ko va chạm vs bệnh trĩ thì có thể theo
Nguyễn Kim Ngân
Mình nghĩ là làm bao nhiêu cũng được, miễn là người làm việc cảm thấy không bị áp lực, có đủ sức khỏe để làm việc, kết quả công việc đảm bảo và có đủ thời gian cho những thứ cần thiết khác như gia đình, bạn bè, xã hội,..... Ngay cả khi bạn chỉ làm có 4 tiếng 1 ngày hay 20 tiếng 1 ngày mà bản thân bạn có thể đáp ứng được tối thiểu những điều trên thì vẫn cứ ok.
Nhưng mình nghĩ để ra 16-20 tiếng 1 ngày để làm việc thì rất khó để cân bằng cuộc sống. Còn chưa kể đến việc chất lượng công việc có đạt kết quả tốt hay không. Thời gian nghỉ ngơi ít, không có nhiều thời gian dành cho những người mình yêu thương và tất nhiên, thời gian dành cho các hoạt động cộng đồng cũng sẽ không có nhiều hay thậm chí là không có, và thời gian để học hỏi và nâng cấp bản thân cũng vậy. Bên cạnh đó thì sức khỏe là vấn đề rất được quan tâm khi bạn cày ngày, cày đêm như vậy
Vậy nên, mình không hề phủ định những người có thể làm việc trong 1 thời gian lớn đến vậy nhưng để mà khuyên thì mình khuyên chỉ nên làm việc trong khoảng thời gian từ 8 đến 10 tiếng, khi cần thiết do lượng công việc quá nhiều và gấp thì tăng lên đến 12-14 tiếng.
Mình rất đồng tính với ý kiến của ông Long:
"Hãy dành đủ thời gian để nâng cấp bản thân và chăm lo cho gia đình. Tôi thường đánh giá nhân viên bằng kết quả chứ không phải bằng thời gian họ ngồi ở văn phòng. Với tôi, gia đình là nền tảng cho sự phát triển bền vững của mọi sự nghiệp. Gia đình của tôi hay của gia đình của nhân viên thì cũng vậy”.
“Nhiều người thành công thường nói họ thành công nhờ cày cuốc cật lực quên cả ngày đêm. Thực ra, họ vì khiêm tốn nên nói vậy thôi. Họ chỉ thành công từ khi bắt đầu bớt cày cuốc cật lực, và dành thời gian để suy nghĩ và lựa chọn con đường đúng, cách làm đúng"
Solitary
Tùy theo sức khỏe và sự sắp xếp của bạn. Ngoài ra mục tiêu mỗi người khác nhau nên cách đáp ứng khác nhau, sẽ không có chuẩn chung cho mọi người về thời gian làm việc bạn ạ.
Võ Thanh Vĩ
- Mấy người thành công khi trình bày quan điểm sẽ dựa vào kinh nghiệm, kiến thức vốn có của họ để đưa ra ý kiến quan điểm. Đó là quan điểm của họ chứ không phải quan điểm của mình bởi vì mình khác họ. Nên khi nghe một quan điểm của người cần xem xét kỹ lại.
- Mấy sếp toàn lý luận "cùn" để bạn trẻ cống hiến hết mình, làm việc hết sức cho công ty nhằm bóc lột sức lao động của họ.
- Làm 16h/ngày? Có mà tự dồn vào chỗ chết. Khi mà khung năng suất của mỗi người khác nhau, khung điều chỉnh cảm xúc cũng khác. Thời gian để mà mình đc sống, đc yêu đâu, những cái này bạn phải đáp ứng cho chúng vì chúng góp công sức cho cuộc sống của bạn vui vẻ, tích cực. Cắm cúi làm 16h/ngày có nguy cơ gặp tình trạng căng thẳng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tình thần. Đấy có mấy vụ mấy thằng Nhật Bản cuồng việc cỡ đấy nên tự tử.
- Làm 8 h/ngày mà kết quả hơn sao bạn không làm. Để thời gian rảnh bạn có những phút giây hạnh phúc. Tình thần phấn chấn thì công việc mới xuôn sẻ, mới có kết quả trong công việc chứ.
- Tuy nhiên, bạn muốn cống hiến hơn, muốn ưu tiên giai đoạn cho sự nghiệp chẳng hạn. Theo mình tuổi trẻ cứ làm nhưng làm trong tầm kiểm soát cho phép. Có thể có lúc tâm trạng và động lực tăng thì bạn làm việc 16h/ngày. Lúc cv bạn không thể làm tăng giờ thì làm 8h/ngày sau đó thời gian rảnh thì giải stress. Nhưng để thích ứng cách này cần thời gian dài đút kết phương pháp làm việc.
Vĩ content - Sứ Giả Content
👉 Nhớ follow mình nha. Thank 😁
Muối
Hôm trước thấy bài CEO Phạm Kim Hùng - Base.vn ( đã được FPT mua lại) phát biểu công ty Base.vn chưa bao giờ đóng cửa trước 9h tối, thì hôm nay lại thấy sếp FPT Hoàng Nam Tiến phát biểu làm 20h/ngày. Hic hic. CHo iêm hỏi văn hoá của FPT làm việc để ngỏm ạ??? Rồi cứ làm hoài thế có chán không??? Còn gia đình, bè bạn, học tập phát triển bản thân nữa, cứ làm thế rồi được gi???
Lan Anh
Mình nghĩ tuỳ từng môi trường, tuỳ giai đoạn cuộc đời mà mình sẽ có lựa chọn phù hơp^^.
Nhưng năm 20 tuổi, mình mong muốn làm việc hết mình để sự nghiệp vững vàng.
Những năm 27-30 tuổi, có chút đỉnh tài chính thì mình mong muốn trải nghiệm hết mình ^^. Làm 8h một ngày, hiệu quả và thông minh hơn.
Bành Phương Linh
Về vấn đề thời gian làm việc mình nghĩ là tùy vào khả năng của mỗi người. Có người tập trung thì giải quyết công việc nhanh, có người cần thời gian lâu hơn để có ý tưởng, cảm hứng mới. Quan trọng nhất là hiệu quả công việc thôi. Và cũng không nên tự so sánh gây ra áp lực cho chính mình như vậy.