Nên làm gì khi lo lắng quá nhiều?
Mình rất hay rơi vào trạng thái lo lắng, sau đó lại bắt đầu suy nghĩ rất nhiều mà không thể nào thoát ra được.
tâm lý học
Hi bạn, hồi trước mình cũng là người hay nghĩ quá lên cho đến lúc mọi thứ trở nên nặng nề và rối loạn. Có thời đọc "Quẳng gánh lo đi và vui sống" thấy lời khuyên của tác giả là hầu hết những sự lo lắng chẳng bao giờ xảy ra theo ý muốn của mình cả nên thôi đừng lo nữa vô ích. Hoặc nếu lo thì hãy chuẩn bị cho mình một con đường lùi để nhỡ sa sẩy gì cũng có cái bám vào. Vài lí do đấy cũng đủ thuyết phục mình một thời gian.
Rồi mình lại bị cuốn theo những mục tiêu hối hả kèm áp lực, tất lẽ dĩ ngẫu là lại rơi vào vòng xoáy lo âu như cũ. Lần này còn tệ hơn là chìm nghỉm trong mớ bòng bong lo âu và không áp đặt nổi những lí do kia để trấn an sự lo lắng. Có một người bạn mình quen là chuyên gia trị liệu đã khai sáng cho mình tiếp quyển "Sức mạnh của hiện tại" của Eckhart Tolle. Lần này thì mình rõ ràng vấn đề là chúng ta lo lắng do tâm vọng động luôn đặt vào một điểm ở tương lai, trong khi chúng ta chỉ có khả năng cảm nhận thực tại. Vậy thì mình chỉ thực hành là buông bỏ bớt những kì vọng trong tương lai mà chỉ tập trung làm tốt trong những giây phút hiện tại, bất kể kết quả sao cũng được. Nói thì dễ nhưng làm được lại rất khó, tuy vậy bước đầu thì mình đã 'chill' hơn nhiều, không còn suốt ngày lo lắng hốt hoảng nữa.
Tặng bạn 1 bài pháp của Thầy Minh Niệm, chúc bạn tinh tấn nhé.
Blue Sapphire
Hi bạn, hồi trước mình cũng là người hay nghĩ quá lên cho đến lúc mọi thứ trở nên nặng nề và rối loạn. Có thời đọc "Quẳng gánh lo đi và vui sống" thấy lời khuyên của tác giả là hầu hết những sự lo lắng chẳng bao giờ xảy ra theo ý muốn của mình cả nên thôi đừng lo nữa vô ích. Hoặc nếu lo thì hãy chuẩn bị cho mình một con đường lùi để nhỡ sa sẩy gì cũng có cái bám vào. Vài lí do đấy cũng đủ thuyết phục mình một thời gian.
Rồi mình lại bị cuốn theo những mục tiêu hối hả kèm áp lực, tất lẽ dĩ ngẫu là lại rơi vào vòng xoáy lo âu như cũ. Lần này còn tệ hơn là chìm nghỉm trong mớ bòng bong lo âu và không áp đặt nổi những lí do kia để trấn an sự lo lắng. Có một người bạn mình quen là chuyên gia trị liệu đã khai sáng cho mình tiếp quyển "Sức mạnh của hiện tại" của Eckhart Tolle. Lần này thì mình rõ ràng vấn đề là chúng ta lo lắng do tâm vọng động luôn đặt vào một điểm ở tương lai, trong khi chúng ta chỉ có khả năng cảm nhận thực tại. Vậy thì mình chỉ thực hành là buông bỏ bớt những kì vọng trong tương lai mà chỉ tập trung làm tốt trong những giây phút hiện tại, bất kể kết quả sao cũng được. Nói thì dễ nhưng làm được lại rất khó, tuy vậy bước đầu thì mình đã 'chill' hơn nhiều, không còn suốt ngày lo lắng hốt hoảng nữa.
Tặng bạn 1 bài pháp của Thầy Minh Niệm, chúc bạn tinh tấn nhé.
Kiet Tí Tởn
Đi ngủ là cách tốt nhất.
1. Đầu óc bạn có quá nhiều suy nghĩ Khi bạn quá stress vì lo lắng, mệt mỏi hay bận rộn, một giấc ngủ ngon sẽ càng có ý nghĩa quan trọng nhưng cũng càng trở nên khó khăn hơn. Các ý nghĩ cứ như bủa vây bạn khắp nơi khiến bạn không thể nào dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Giải pháp: Mất ngủ là dấu hiệu chứng tỏ bạn đã kiệt sức. Đã đến lúc bạn thu xếp thời gian để thư giãn nhiều hơn như đi spa, du lịch, thiền, tập yoga... hay chỉ đơn giản là không mang công việc về nhà.
2. Cơ bắp bạn đau đớn vì căng cứng Nếu bạn đang bị căng cơ và đau nhức, hoặc đau nhức liên quan đến stress như đau cổ, đau vai và đau đầu, bạn có thể mất ngủ hoặc khó có giấc ngủ ngon. Tình trạng giấc ngủ kém có thể khiến bạn bị đau đầu và căng thẳng hơn, đồng thời khó tập trung và duy trì tâm trạng tốt vào ngày hôm sau.
Giải pháp: Bạn có thể thực hiện các hoạt động thể chất nhẹ nhàng ở phòng gym hay chỉ đơn giản là đi bộ. Sau đó, bạn nên cho cơ thể nghỉ ngơi vào buổi tối. Bạn có thể tập các động tác yoga giãn cơ. Yoga không chỉ có tác dụng giúp giảm đau mà còn điều trị stress rất hiệu quả đấy.
3. Trái tim bạn bỗng dưng bị loạn nhịp Nhịp tim tăng hoặc thay đổi đột ngột chính là triệu chứng phổ biến của stress. Điều này liên quan với sự gia tăng cortisol và adrenaline (hormone stress), sự căng thẳng thể chất, và tự kích thích. Đây chính là những tác động gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Giải pháp: Hãy tập kỹ thuật hít thở thật sâu khi xúc động. Bạn có thể ra ngoài hít thở không khí trong lành, tận hưởng những bản nhạc không lời hay nhạc êm dịu, trò chuyện với một ai đó để giải tỏa căng thẳng. Các cách thư giãn này sẽ có tác dụng xua tan sự mệt mỏi. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng một số loại thuốc giúp điều hòa nhịp tim nhé.
Himalaya
Đó là 1 loại bệnh nguy hiểm như bệnh ung thư cần đuợc quan tâm và chừa trị hàng ngày. Hãy quan tâm tới tâm thức của mình. Hãy cho nó được nghỉ ngơi. Tất cả phải đc thực hành dần dần hàng ngày và có cái nhìn đúng.