Nên học ngoại ngữ ở Trung tâm hay học ngành ngôn ngữ đó ở Đại học ạ?

  1. Hướng nghiệp

Nên học ngoại ngữ ở Trung tâm hay học ngành ngôn ngữ đó ở Đại học ạ?

1. chỉ có chứng chỉ ngoại ngữ

không có bằng Đại học chuyên ngành ngôn ngữ

thì người có bằng đại học có được ưu tiên hơn không (đều chưa có kinh nghiệm)?

2. chỉ có bằng Đại học chuyên ngành ngôn ngữ đó

không có 1 chuyên ngành khác

thì ngoài giáo viên dạy ở trung tâm NN và biên phiên dịch thì có thể làm được ngành nghề gì nữa ạ?

3. Các nhà tuyển dụng có nhìn vào điểm số hay trường Đại học mình đã theo học mà ưu tiên không ạ?

Từ khóa: 

hướng nghiệp

1. Bạn đang so sánh hai người biết ngoại ngữ, một người có bằng từ trung tâm, một người học chuyên ngành ngoại ngữ? Nếu trình độ hai người ngang nhau

=> Tùy thuộc yêu cầu công việc nhé. Nếu công việc chỉ cần Business English thì hai người là như nhau. Nếu công việc cần Tiếng Anh chuyên ngành chuyên sâu, dịch thuật, biên phiên dịch, dịch cabin thì bạn nào có bằng đại học Ngoại ngữ được đánh giá cao hơn

2.  Chỉ có bằng ngoại ngữ nhưng không có chuyên ngành khác

Có thể làm được tất cả các vị trí khác không yêu cầu technical quá nhiều (IT, kỹ thuật, kế toán kiểm toán...) nếu bạn thực sự đam mê và cố gắng bao gồm: sales, HR, customer service, giáo viên, dịch thuật, trợ lý....
3.  Các nhà tuyển dụng có nhìn vào điểm số hay trường Đại học mình đã theo học mà ưu tiên không ạ

Thường người ta đánh giá và phỏng vấn năng lực là chính ít quan tâm tới điểm số. Nhưng cũng đừng để điểm quá be bét như 1.5/40 nhà tuyển dụng sẽ thắc mắc liền, liệu trong quá trình học bạn có chăm chỉ, tập trung học không.

Trả lời

1. Bạn đang so sánh hai người biết ngoại ngữ, một người có bằng từ trung tâm, một người học chuyên ngành ngoại ngữ? Nếu trình độ hai người ngang nhau

=> Tùy thuộc yêu cầu công việc nhé. Nếu công việc chỉ cần Business English thì hai người là như nhau. Nếu công việc cần Tiếng Anh chuyên ngành chuyên sâu, dịch thuật, biên phiên dịch, dịch cabin thì bạn nào có bằng đại học Ngoại ngữ được đánh giá cao hơn

2.  Chỉ có bằng ngoại ngữ nhưng không có chuyên ngành khác

Có thể làm được tất cả các vị trí khác không yêu cầu technical quá nhiều (IT, kỹ thuật, kế toán kiểm toán...) nếu bạn thực sự đam mê và cố gắng bao gồm: sales, HR, customer service, giáo viên, dịch thuật, trợ lý....
3.  Các nhà tuyển dụng có nhìn vào điểm số hay trường Đại học mình đã theo học mà ưu tiên không ạ

Thường người ta đánh giá và phỏng vấn năng lực là chính ít quan tâm tới điểm số. Nhưng cũng đừng để điểm quá be bét như 1.5/40 nhà tuyển dụng sẽ thắc mắc liền, liệu trong quá trình học bạn có chăm chỉ, tập trung học không.

Trung tâm hay trường học chỉ là nơi truyền đạt kiến thức. kiến thức bạn tiếp nhận được bên ngoài có đi qua bộ lọc vào trong nhận thức của bạn đó là kỹ năng học của chính bạn. Do đó để học tập hiệu quả, bạn trao dồi 3 kỹ năng sau:

(1) quản lý thời gian: học vào thời gian nào là đầu óc tập trung nhất, thời gian nào trống trong ngày phù hợp cho việc học, học mỗi ngày bao lâu?

(2) rèn luyện kỹ năng ghi nhớ-ghi chép: đa phần các bạn học viên thường than thở học trước quên sau. cứ bạ đâu học đó, k có quy cũ nào, nhồi nhét thì cũng k nhớ được lâu đó là ai cũng trãi qua. để nhớ lâu, bạn phải tìm hiểu các nguyên tắc của trí nhớ và phải kiên quyết làm theo mỗi lần học. Nổ lực để ghi nhớ, k lạm dụng các thiết bị công nghệ mà hãy áp dụng ghi chép truyền thống. tuy nhiên ghi chép cần có hệ thống, bạn nên tham khảo một số phương pháp ghi chép như mindmap,...

(3) học từ thấp lên cao, dễ đến khó, lấy nền tảng ngôn ngữ làm gốc: đa phần các bạn muốn tốt nghe-nói-đọc-viết nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. vậy thì c tạm phân ra 2 nền tảng ngôn ngữ: cơ bản( phát âm, từ vựng, ngữ pháp); giao tiếp ( nghe-nói-đọc-viết). vậy phải học cái cơ bản. mỗi kỹ năng cơ bản hay giao tiếp đều có sự đặc thù riêng, nên cách học tập cũng k giống nhau. kỹ năng học tập mỗi phần cần hiểu rõ tính chất của phát âm cần luyện gì thì phải có kiến thức luyện để đạt được. ví dụ luyện phát âm, là luyện âm thanh k cần chú trọng nghĩa từ. luyện từ vựng là chú trọng ghi nhớ nghĩa từ, cách sử dụng từ đó khi nào. ngữ pháp thì đặc thù là sự hợp lý về trật tự giữa các từ.

LƯỜI BIẾNG KHÔNG CÓ CHỖ CHO NGƯỜI MUỐN CẢI THIỆN!!

1. Tất nhiên, thông thường bằng đại học phải đc ưu tiên hơn. Nhưng cũng có 1 số tường hợp như chứng chỉ của bạn là chứng chỉ quốc tế và có điểm số rất cao chẳng hạn, đó lại là 1 câu chuyện khác.

Đào tạo đại học mất 4 năm, tất nhiên phải bài bản hơn việc học ở trung tâm chỉ vài tháng đến 1 năm. Đại học cũng ko chỉ tập trung 1 mảng để nói, để thi như chứng chỉ mà đầy đủ về cách nói, cách sử dụng, văn hóa,.... Nên Đại học rõ là sẽ đc ưu tiên hơn.

2. Làm du lịch nói chung, sell cho các đối tượng khách nước ngoài, giáo viên ngoại ngữ,... Ngon nhất, nếu ko ngại khổ cực thì làm hướng dẫn viên sẽ khá có tiền đấy, dĩ nhiên, bạn phải ở 1 nơi du lịch phát triển.

3. Thường thì phỏng vấn nếu dùng ngoại ngữ thì nhà tuyển dụng sẽ dùng ngoại ngữ để đánh giá năng lực. Điểm số, trường học là điểm cộng thêm thôi.

Mình nghĩ nên học ở trung tâm để có thể được học từ cơ bản đến nâng cao

Còn tùy vào công việc sau này bạn muốn làm thôi. Mình học tiếng Nhật nên không rõ tiếng Hàn như thế nào nhưng với tiếng Nhật thì có rất nhiều công việc chỉ yêu cầu có trình độ tiếng, không yêu cầu bằng đại học. Bạn muốn làm ở trung tâm giao lưu văn hóa hay đi dạy trường Đh, hay dạy ở 1 số trung tâm mới yêu cầu bằng Đại học hoặc cao đẳng nhé (mà thường thì sẽ là từ đại học trở lên).

Đối với mình, dù là môn ngoại ngữ nào thì học ở Trung Tâm là tốt nhất, dĩ nhiên chi phí sẽ cao, nhưng mục đích cuối cùng là giúp bạn trôi chảy ngoại ngữ, cho dù bạn có bận rộn, hoặc lười học ở nhà. Vì có những trung tâm có giáo trình khiến bạn "nhớ ngay tại lớp". Còn học ở Trường thì chủ yếu giúp bạn lấy được điểm số là chính.

Bên cạnh đó, còn tùy thuộc vào tính chất công việc của bạn nữa, lúc đó bạn mới biết được nên học ở đâu.