Nên hay không nên giữ văn hóa gắp thức ăn cho người khác?

  1. Văn hóa

Người Việt mình có thói quen trong các bữa cơm, tiệc tùng thường gắp thức ăn cho người ngồi cạnh. Đây là nét văn hóa của người Việt thể hiện sự thân mật hay lòng mến khách.

Nhưng việc gắp thức ăn cho người khác cũng gây tránh cãi vì người được gắp thức ăn sợ nhiễm bệnh hoặc có người không ăn được món đó nên rơi vào trường hợp khó xử.

Mình có người bạn đến từ Mỹ chia sẻ cảm thấy không thoải mái khi được chủ nhà gắp thức ăn, mặc dù rất cảm kích lòng hiếu khách của người Việt Nam.

Các bạn nghĩ sao về văn hóa này?

Nguồn ảnh: Tuổi trẻ

Từ khóa: 

văn hóa

,

ăn uống

,

người việt nam

,

việt nam

,

văn hóa

Cá nhân mình luôn phản đối việc gắp thức ăn cho người khác (hoặc người khác gắp cho mình). Bao h người ta nhờ lấy hộ thì lấy giúp thôi.

Người ta ko gắp nghĩa là ko thích/ ko ăn được món đó, gắp vào bát ép người ta ăn món mà họ ko thích rõ ràng là chả hay ho gì. Chưa kể vấn đề nhiều người ko thích thìa đũa của người khác chạm vào đồ mà họ ăn.

Ngoài ra thì mình cũng thích kiểu nước chấm/ gia vị mỗi người 1 bát ko chung đụng gì với nhau hơn là cả đội chấm chung 1 bát, vừa khó chấm, vừa mất thẩm mỹ lại ko được vệ sinh cho lắm.

Trả lời

Cá nhân mình luôn phản đối việc gắp thức ăn cho người khác (hoặc người khác gắp cho mình). Bao h người ta nhờ lấy hộ thì lấy giúp thôi.

Người ta ko gắp nghĩa là ko thích/ ko ăn được món đó, gắp vào bát ép người ta ăn món mà họ ko thích rõ ràng là chả hay ho gì. Chưa kể vấn đề nhiều người ko thích thìa đũa của người khác chạm vào đồ mà họ ăn.

Ngoài ra thì mình cũng thích kiểu nước chấm/ gia vị mỗi người 1 bát ko chung đụng gì với nhau hơn là cả đội chấm chung 1 bát, vừa khó chấm, vừa mất thẩm mỹ lại ko được vệ sinh cho lắm.

Việc trong một mâm mà gắp đồ ăn cho người khác có hợp lý hay không mình thấy còn tùy vào hoàn cảnh, mục đích và không khí của bữa ăn đó.

Trong một bữa ăn cỗ bàn của gia đình, việc người lớn gắp những miếng ngon chia cho những người nhỏ trong hơn bàn là một nét văn hóa mình thấy bình thường. Nó thể hiện sự thân mật, quây quần của gia đình, họ hàng.

Trong một bữa ăn tiệc với nhiều người lạ, quen đủ cả như đám cưới đám hỏi, tiệc sinh nhật,... thì việc gắp đồ ăn chia cho người này người nọ lại trở thành khiên cưỡng, dễ gây ra cảm giác không thoải mái. Vì thực tế đã tới những bữa tiệc kiểu này thì ai cũng mạnh ai nấy ăn, ăn nhiều thì no, ăn ít thì thiệt, nên chẳng việc gì phải gắp cho ai. Trừ khi thấy họ ở xa quá không với tới đĩa đồ ăn thì mình có thể chủ động đề nghị lấy đồ ăn giùm thôi.

Mình chỉ thấy hơi sợ những cô bác cứ ngồi vào bàn tiệc là xông xáo đứng dậy, gắp hết cho người này người kia, mình mà trả lời: "Dạ để cháu tự gắp!" là sẽ "Ui giời ơi đưa đây bác lấy cho ăn đi ngại gì!" rồi cứ thế dúi đồ ăn vào bát mình. Người ta nói để tự gắp một phần là chưa muốn ăn tới món đó, hoặc là không muốn ăn nhưng nói thế để cho lịch sự. Đáng ra nói vậy thì nên biết ý, nhưng không! Như vậy thì mình đánh giá là bất lịch sự, nó không còn là một nét văn hóa thể hiện lòng hiếu khách hay thân thiện gì nữa cả.

Để giải quyết sự không thoải mái khi gắp đồ ăn cho người khác, mình nghĩ mỗi người nên hỏi nhẹ một câu trước khi gắp. Chẳng hạn: "Chị ăn món này không? Em gắp cho nhé?" Người ta ok thì gắp, không ok thì thôi. Vừa lịch sự mà vẫn thể hiện mình hiếu khách.

Ngoài ra nếu cảm thấy đối tượng bạn muốn gắp thức ăn cho là người mới quen, người lạ, người không đủ thân thiết thì nên đổi đầu đũa, đổi thìa mới khi gắp đồ cho họ, hoặc khi gắp thì mượn chính đôi đũa của họ mà gắp.